Cứu trợ vùng mưa lũ, thực phẩm tự đóng gói có thể không đảm bảo

Lệ Hà |

Bộ Y tế khuyến cáo, mùa mưa lũ ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày.

Bão, lũ qua đi nhiều vùng bị cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.

Ngoài sự đóng góp tiền, đồ dùng thiết yếu thì một lượng lớn thực phẩm đã được các ban ngành đoàn thể, các hội nhóm từ thiện và các cá nhân quyên góp gửi về các vùng lũ lụt. Tuy nhiên, phân phối hàng hóa, thực phẩm cho người dân không đơn giản, phải mất thời gian di chuyển, cung đường khó khăn cộng với thời tiết mưa gió kéo dài do vậy cần phải lưu ý đảm bảo thực phẩm an toàn tới tay người dân vùng bão, lũ.

Trong số hàng cứu trợ năm nay, nhiều loại bánh chưng, bánh mì và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến được hút chân không để bảo quản trong quá trình vận chuyển, phân phát đến cho bà con vùng lũ, lụt.

Việc tự chế biến, đóng gói thực phẩm và hút chân không có thể giúp kéo dài thêm thời gian bảo quản thực phẩm nhưng có thể có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm do việc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là ô nhiễm vi khuẩn yếm khí, sinh độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng. Một trong các vi khuẩn yếm khí thường hay gây ngộ độc trong các loại thực phẩm đồ hộp, thực phẩm bao gói hút chân không là vi khuẩn Clostridium botulinum, một loại vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum chỉ sinh ra trong môi trường kỵ khí, có độc lực rất mạnh và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong chỉ với liều lượng rất nhỏ.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo:

Đối với tổ chức/cá nhân cứu trợ thực phẩm:

- Ưu tiên quyên góp, ủng hộ lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày như: lương khô, các thực phẩm đóng hộp, bao gói kín như thịt, cá, rau củ quả đóng hộp, mỳ ăn liền, xúc xích tiệt trùng, nước uống đóng chai, đóng bình… của các cơ sở chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có ghi nhãn và hạn sử dụng đầy đủ theo quy định;

- Ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ.

- Khi tự chế biến thực phẩm, bao gói hút chân không để hỗ trợ cho người dân vùng bão, lũ cần lưu ý:

Lựa chọn các thực phẩm phù hợp với đóng gói hút chân không như: thịt khô, cá khô, bỏng ngô, bỏng gạo, các loại bánh có lá bọc được chế biến đun kỹ (nhiều giờ) như bánh chưng, bánh téc, sau khi vớt bánh cần để nơi sạch sẽ, ép ráo nước, để nguội trước khi đóng gói hút chân không;

Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm; khi đóng gói và hút chân không nên để mảnh giấy ghi ngày sản xuất bên trong màng gói để người vận chuyển và người sử dụng biết và bố trí thời gian cấp phát, sử dụng phù hợp.

- Nên hỗ trợ những loại thực phẩm tự chế biến, bao gói hút chân không cho những khu vực mà thời gian vận chuyển ngắn để đảm bảo người dân có thể tiếp cận được với thực phẩm hỗ trợ trong thời gian sớm nhất kể từ khi chế biến.

Đối với người cấp phát thực phẩm cứu trợ:

- Bao gói hàng cẩn thận để tránh bị ngấm nước mưa hoặc rơi, ngập trong nước lũ, bùn.

- Đối với các thực phẩm tự chế biến, bao gói có thời hạn sử dụng ngắn, cần lưu ý thời gian vận chuyển để đảm bảo khi thực phẩm tới tay người được cứu trợ không bị biến chất, ôi, thiu, mốc hỏng.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Sau mưa lũ, những bệnh về da thường gặp

Hà Lê |

Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ…, các vấn đề về da cũng thường gặp sau mưa lũ.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .

Người dân vùng mưa lũ làm cách này để có nước sạch dùng

Hà Lê (Nguồn Bộ Y tế) |

Bộ Y tế hướng dẫn người dân ở vùng có mưa lũ, ngập úng xử lý nước để dùng trong sinh hoạt.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.

Giá vàng hôm nay 15.9: Lỗ nặng tới 2 triệu chỉ sau một tuần

Khương Duy (T/H) |

Giá vàng hôm nay 15.9: Sau một tuần mua vàng, nhà đầu tư trong nước lỗ tới 2 triệu đồng.

Sau mưa lũ, những bệnh về da thường gặp

Hà Lê |

Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ…, các vấn đề về da cũng thường gặp sau mưa lũ.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .

Người dân vùng mưa lũ làm cách này để có nước sạch dùng

Hà Lê (Nguồn Bộ Y tế) |

Bộ Y tế hướng dẫn người dân ở vùng có mưa lũ, ngập úng xử lý nước để dùng trong sinh hoạt.