Xin 400 triệu đồng xử lý cây di sản chết khô là không thuyết phục

Thanh Hải |

Cây dầu rái hơn 300 tuổi ở huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) vừa được công nhận cây di sản được 3 năm thì bị chết khô. Địa phương đang xin nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ, làm nhà bảo tồn thân cây và một số chi phí khác liên quan...

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 3.5, UBND huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) cho biết, cây dầu rái đã chết là cây di sản cấp Quốc gia nên cần phải xin chủ trương đầu tư với nguồn vốn khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ cây, làm nhà bảo tồn thân cây, lát lại gạch nền sau khi chặt hạ làm vỡ nền, tìm mua cây con thay thế...

Trước đó, năm 2019, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận 2 cây dầu rái cổ thụ bên dòng sông Tô Hạp, đoạn qua xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn là cây di sản Việt Nam. Đến đầu năm 2022, một trong hai cây dầu rái di sản này rụng lá, héo khô dần, không thể cứu vãn.

Chết cây di sản có tuổi đời 300 năm là rất đáng tiếc bởi nó không chỉ đơn giản là một cây gỗ, cây trồng lưu niệm hay cổ thụ sót lại từ rừng tự nhiên. Cây được công nhận di sản cấp quốc gia còn có rất nhiều giá trị khác, về văn hóa, lịch sử, gắn với một miền quê, cộng đồng.

Vì vậy, công nhận và bảo tồn cây di sản có rất nhiều ý nghĩa, góp phần giúp các địa phương trong việc giáo dục cộng đồng biết trân quý những giá trị lịch sử, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Thậm chí, với nhiều nơi, cây di sản còn là địa điểm tâm linh, văn hóa của cộng đồng...

Cả nước có hơn 7.000 cây di sản, phân bổ trên 55 tỉnh, thành phố, từ địa đầu Hà Giang đến cực nam mũi Cà Mau, từ núi cao Trường Sơn, Tây Nguyên tới Côn Đảo, Trường Sa. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ, và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh cách mạng của quê hương…

Như rừng pơmu ở Tây Giang, Quảng Nam với cả trăm cá thể có tuổi đời từ 300 đến gần 2.000 năm tuổi - là quần thể cây gỗ quý hiếm nhất còn sót lại ở miền Trung - Tây Nguyên. Sau khi được công nhận, nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được kích hoạt, tổ chức định kỳ, mang lại sinh kế cho người dân trong vùng.

Tại Đà Nẵng, một trong 9 cổ thụ được công nhận là cây di sản Việt Nam là cây đa Sơn Trà hơn 800 năm tuổi. Sau khi được công nhận, cây này đã trở thành niềm tự hào của cư dân địa phương.

Các cây cổ thụ được vinh danh là mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loài sinh vật, góp phần làm phong phú nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, góp phần phát triển nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là du lịch.

Tuy vậy, những đóng góp về phát triển kinh tế hay giá trị phi vật thể này chỉ tồn tại khi cây di sản còn tươi sống, sinh trưởng chứ không phải là thân gỗ đã chết khô như cây dầu rái ở Khánh Hòa.

Dầu rái cũng không phải là loại quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng về nguồn gen. Trồng mới cây non để thay thế thì nó đã không phải là cây di sản nữa rồi. Vì vậy, việc xin 400 triệu đồng để xử lý một cây di sản chết khô, kể cả làm nhà bảo tồn, trồng thay thế... rất khó thuyết phục với cộng đồng, dư luận.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Cần 400 triệu đồng để xử lý cây di sản chết khô ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một cây dầu rái hơn 300 tuổi chết khô trong 3 năm qua. Đây là cây di sản cấp Quốc gia nên cần phải xin chủ trương đầu tư khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ, làm nhà bảo tồn thân cây, lát lại gạch nền và mua cây thay thế.

Chiêm ngưỡng cây di sản hàng trăm tuổi tại một ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Huyền Trang |

Chùa Hưng Long (hay Gác Chuông) ở tỉnh Ninh Bình là ngôi chùa cổ có niên đại hàng trăm năm. Tại đây còn sở hữu hai cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam, là "báu vật" của nhà chùa và nhân dân địa phương.

Chiêm ngưỡng hàng cây di sản trên đường lên huyệt đạo thiêng ở xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, hàng chục nghìn người dân, du khách khi đến với Khu di tích thắng cảnh đền Nưa - Am Tiên, nơi có huyệt đạo thiêng (ở huyện Triệu Sơn) tỏ ra thích thú trước hàng cây di sản tỏa bóng mát quanh năm dọc hai bên đường.

Tận thấy 7 cây di sản được xem như báu vật quy tụ tại một xã ở Nam Định

Lương Hà |

Tại tỉnh Nam Định đã có hàng trăm cây cổ thụ được công nhận là cây di sản, trong đó xã Hải Bắc (huyện Hải Hậu) là một trong những xã có nhiều cây di sản nhất tỉnh, với 7 cây di sản được công nhận.

Công việc chăm sóc cây di sản Việt Nam vừa được công nhận tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Hội đồng Cây di sản Việt Nam vừa trao Quyết định công nhận 16 cây có tuổi đời hơn 100 năm tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là Cây di sản Việt Nam. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, nhiều người tò mò về tiêu chuẩn trong chế độ chăm sóc của những cây đặc biệt này.

Petrolimex: Nợ vay tăng mạnh, dòng tiền âm nghìn tỉ

Lục Giang |

Nợ vay ngắn hạn tại Petrolimex những năm qua biến động theo xu hướng tăng, lên tới 19.135 tỉ đồng năm 2023, tăng 41% so với năm trước. Trong quý I/2024, tiền mặt của doanh nghiệp “bốc hơi” 12%, dòng tiền kinh doanh ghi nhận âm 1.398 tỉ đồng.

Không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ vaccine COVID-19 AstraZeneca

Hà Lê |

Hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca COVID-19 được vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng. Do đó Bộ Y tế khuyến cáo người dân không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Lộ trình chi tiết các đoàn diễu binh, diễu hành Điện Biên Phủ

NHÓM PV |

Ngày mai (7.5), sau lễ mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các đoàn diễu binh, diễu hành sẽ đi từ sân vận động tỉnh Điện Biên đến ngã tư điểm giao giữa đường Hoàng Văn Thái và Võ Nguyên Giáp rồi chia thành 3 tuyến đi dọc theo các con phố chính.

Cần 400 triệu đồng để xử lý cây di sản chết khô ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một cây dầu rái hơn 300 tuổi chết khô trong 3 năm qua. Đây là cây di sản cấp Quốc gia nên cần phải xin chủ trương đầu tư khoảng 400 triệu đồng để chặt hạ, làm nhà bảo tồn thân cây, lát lại gạch nền và mua cây thay thế.

Chiêm ngưỡng cây di sản hàng trăm tuổi tại một ngôi chùa cổ ở Ninh Bình

Huyền Trang |

Chùa Hưng Long (hay Gác Chuông) ở tỉnh Ninh Bình là ngôi chùa cổ có niên đại hàng trăm năm. Tại đây còn sở hữu hai cây cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam, là "báu vật" của nhà chùa và nhân dân địa phương.

Chiêm ngưỡng hàng cây di sản trên đường lên huyệt đạo thiêng ở xứ Thanh

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, hàng chục nghìn người dân, du khách khi đến với Khu di tích thắng cảnh đền Nưa - Am Tiên, nơi có huyệt đạo thiêng (ở huyện Triệu Sơn) tỏ ra thích thú trước hàng cây di sản tỏa bóng mát quanh năm dọc hai bên đường.

Tận thấy 7 cây di sản được xem như báu vật quy tụ tại một xã ở Nam Định

Lương Hà |

Tại tỉnh Nam Định đã có hàng trăm cây cổ thụ được công nhận là cây di sản, trong đó xã Hải Bắc (huyện Hải Hậu) là một trong những xã có nhiều cây di sản nhất tỉnh, với 7 cây di sản được công nhận.

Công việc chăm sóc cây di sản Việt Nam vừa được công nhận tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Hội đồng Cây di sản Việt Nam vừa trao Quyết định công nhận 16 cây có tuổi đời hơn 100 năm tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là Cây di sản Việt Nam. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, nhiều người tò mò về tiêu chuẩn trong chế độ chăm sóc của những cây đặc biệt này.