“Trách nhiệm lương tâm” có vượt qua được cơ chế đấu thầu thuốc

Lê Thanh Phong |

Tình trạng thiếu thuốc ở các bệnh viện đang là mối lo ngại rất lớn, TPHCM là địa phương đông dân nhất nước, mối lo càng lớn hơn. Nguyên nhân căn bản là do cơ chế đấu thầu thuốc nhưng đến nay chưa gỡ được.

Ngay cả Bệnh viện Chợ Rẫy, đóng trên địa bàn TPHCM, là bệnh viện có uy tín và điều trị đông bệnh nhân, cũng đang thiếu thuốc và vật tư, thiết bị y tế nghiêm trọng. Từ cuối tháng 2, bệnh nhân đã phải chờ 3 tuần để được xạ trị. Nguyên nhân là bệnh viện có 4 máy xạ trị gia tốc hiện đại nhưng chỉ có 2 máy đang hoạt động. Hai máy còn lại dừng hoạt động từ quý II/2022 vì đã hết thời gian bảo hành, đang chờ mua gói bảo trì nhưng vướng các vấn đề đấu thầu.

PGS-TS-BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết, việc xây dựng giá gói thầu hiện dựa trên Thông tư 68 của Bộ Tài chính. Theo thông tư này, việc mua sắm hóa chất và vật tư y tế tiêu hao chủ yếu vẫn là 3 bảng báo giá. Trong quá trình triển khai, việc có được 3 bảng báo giá gần như không thực hiện được.

Lấy Bệnh viện Chợ Rẫy làm "điển hình", để có thể thấy được thực tế hiện nay của các bệnh viện.

Một chỉ đạo "nóng" của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên liên quan đến khủng hoảng này.

Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Thông tri 18 về tăng cường xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần trong khu vực phòng thủ TPHCM diễn ra ngày 4.3, liên quan đến tình trạng thiếu thuốc, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng không thể chấp nhận tình trạng thuốc có, tiền người dân có mà phải ngồi chờ vì “cơ chế”.

"Cái nào thuộc tầm vĩ mô thì cấp trên lo, thành phố chúng ta cố gắng, khó khăn gì vượt tầm phải báo cáo ngay. Chúng ta có nhiều cách, nếu cấp mình không thể quyết được thì mình xin cấp trên lo. Thậm chí có những quyết định chính trị bằng trách nhiệm lương tâm của mình", ông Nguyễn Văn Nên nêu ý kiến chỉ đạo.

Bí thư Nguyễn Văn Nên đưa ra các giải pháp để có thuốc.

Cách thứ nhất là có khó khăn gì vượt tầm thì báo cáo ngay. Cách này đã làm rồi và làm từ lâu. Việc thiếu thuốc không phải hôm nay, mà đã xảy ra từ năm trước, ngày 3.6.2022, Báo Lao Động đã đăng bài "TPHCM đối diện với tình trạng thiếu thuốc, thiếu bác sĩ".

Cách thứ hai là xin cấp trên lo. Các bệnh viện kêu với Bộ Y tế là cấp trên, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu thuốc.

Cách thứ ba là quyết định chính trị bằng trách nhiệm lương tâm. Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay, nếu làm sai quy định thì người ra quyết định có gánh nổi trách nhiệm pháp lý hay không thì ai cũng rõ. Cho nên, thật khó cho giám đốc các bệnh viện trong việc quyết định mua sắm thuốc và vật tư y tế.

Cơ chế chính là các quy định của pháp luật, vướng thì phải sửa đổi chính các quy định đó. Đây mới là cái gốc để giải quyết khủng hoảng.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Thuốc, vật tư y tế ở bệnh viện tại Ninh Bình: Đụng đâu thiếu đó!

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khám chữa bệnh cho người dân. Nhiều loại thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục BHYT chi trả nhưng hiện nay đã hết, người bệnh phải mua thuốc bên ngoài.

Hoãn mổ tại Bệnh viện Việt Đức: Bệnh nhân nín nhịn cơn đau, chờ lịch mổ

Nhóm PV |

Hà Nội - Bị tai nạn, gãy xương đùi, anh Nghiêm Xuân Mạnh, 37 tuổi, Yên Bái chuyển tuyến xuống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 27.2, nhưng theo dự kiến, phải đến ngày 8.3 anh mới có thể phẫu thuật. Nín nhịn cơn đau, anh và mẹ cũng chỉ biết vật vờ ngoài lán chờ vì không được nhập viện.

Bệnh viện hết thuốc, nhưng người dân thì không thể ngưng bị bệnh

Lê Thanh Phong |

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) - bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt có số lượng ca mổ nhiều nhất cả nước - đã phải chính thức hạn chế mổ phiên từ hôm 1.3. Lý do là hết thuốc.

Lắp thiết bị báo cháy từ xa: “Tôi chưa nghe thấy ai yêu cầu”

Kim Sơn |

Mặc dù đã quá hạn phải lắp thiết bị giám sát, truyền tin tự động qua mạng tới Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) về tình trạng của hệ thống phòng cháy, cũng như sự cố cháy nổ, tuy nhiên, nhiều chung cư chưa tiến hành lắp đặt; thậm chí có nơi còn chưa nghe nói tới quy định này.

Nga công bố cách định đoạt tương lai của Nord Stream

Thanh Hà |

Nga cho biết, tất cả các cổ đông sẽ quyết định có cho dừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vốn bị hư hại trong vụ nổ cuối năm ngoái hay không.

Hà Nội: Treo biển cho thuê cửa hàng cả năm không có khách hỏi

Thái Mạnh |

Thời gian qua, hàng loạt mặt bằng bán lẻ ở các tuyến phố trung tâm hay các ki-ot tại một số trung tâm thương mại tại Hà Nội được treo biển rao cho thuê lâu ngày nhưng chưa có khách hỏi.

Nhà ga đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi quảng cáo

Minh Hạnh |

Tình trạng lấn chiếm nhà ga làm điểm kinh doanh và biến các cột trụ dọc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội thành các biển quảng cáo, nhếch nhác, mất mỹ quan đang diễn ra tại công trình trọng điểm của thủ đô Hà Nội.

PSG xác nhận Neymar nghỉ thi đấu đến hết mùa

Văn An |

PSG xác nhận tiền đạo Neymar sẽ nghỉ thi đấu đến hết mùa để phẫu thuật chấn thương mắt cá.

Thuốc, vật tư y tế ở bệnh viện tại Ninh Bình: Đụng đâu thiếu đó!

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khám chữa bệnh cho người dân. Nhiều loại thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục BHYT chi trả nhưng hiện nay đã hết, người bệnh phải mua thuốc bên ngoài.

Hoãn mổ tại Bệnh viện Việt Đức: Bệnh nhân nín nhịn cơn đau, chờ lịch mổ

Nhóm PV |

Hà Nội - Bị tai nạn, gãy xương đùi, anh Nghiêm Xuân Mạnh, 37 tuổi, Yên Bái chuyển tuyến xuống Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 27.2, nhưng theo dự kiến, phải đến ngày 8.3 anh mới có thể phẫu thuật. Nín nhịn cơn đau, anh và mẹ cũng chỉ biết vật vờ ngoài lán chờ vì không được nhập viện.

Bệnh viện hết thuốc, nhưng người dân thì không thể ngưng bị bệnh

Lê Thanh Phong |

Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) - bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt có số lượng ca mổ nhiều nhất cả nước - đã phải chính thức hạn chế mổ phiên từ hôm 1.3. Lý do là hết thuốc.