Tăng tốc phát triển công nghiệp với tinh thần “4 kiên quyết” của Thủ tướng

Hoàng Lâm |

Tinh thần 4 kiên quyết của Thủ tướng đưa ra tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ mới đây cần lan toả trong tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tin vui là, khu vực công nghiệp tiếp tục đà phục hồi; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8 tăng 2,9% so với tháng 7 và tăng 2,6% so cùng kỳ (tháng 7 tăng 2,3%), trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 3,5%.

Tổng vốn FDI đăng ký đạt 18,15 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ (trong đó vốn đăng ký cấp mới đạt 8,87 tỉ USD, tăng 69,5%; vốn đăng ký điều chỉnh đạt 4,54 tỉ USD, giảm 39,7% và vốn góp, mua cổ phần đạt 4,74 tỉ USD, tăng 62,8%). Tổng vốn FDI thực hiện 8 tháng đạt 13,1 tỉ USD, tăng 1,3% và tăng dần qua các tháng.

Hàng loạt địa phương đã sẵn sàng khởi công hoặc đưa vào quy hoạch những khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm như Thanh Hoá, Nghệ An để “đón sóng” đầu tư. Đặc biệt Hà Nội vừa khởi công 4 cụm công nghiệp tại Đông Anh với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 1.500 tỉ đồng.

Thống kê cho thấy, tính đến nay Hà Nội đã có 10 khu công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động với tổng diện tích 1.347,42ha, trong đó có 9 khu công nghiệp với diện tích 1.270,5ha đã hoạt động ổn định có tỉ lệ lấp đầy đạt gần 100%; trên 70 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch là 1.686ha.

Các cụm công nghiệp đang thu hút gần 4.200 tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá thể vào sản xuất - kinh doanh, đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 80.000 lao động nông thôn.
Việc tạo ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là giải pháp căn cơ để tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng, “dọn ổ” thu hút nhà đầu tư.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu 3 đột phá chiến lược, trong đó nhấn mạnh: Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2030 được kỳ vọng sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển thân thiện với môi trường, công nghiệp xanh...

Nhưng vẫn còn chỉ số đáng lo: Sản xuất công nghiệp phục hồi chậm, chỉ số IIP 8 tháng từ đầu năm giảm 0,4%.

Để đạt mục tiêu và tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp, tinh thần 4 kiên quyết của Thủ tướng cần được quán triệt và thực hiện: “Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn; kiên quyết không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; kiên quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, nhưng cũng cương quyết xử lý những trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; kiên quyết tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế tốt hơn, nâng cao đời sống người dân".

Phải với tinh thần ấy, việc xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới không bị biến tướng, sai mục đích và trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng kêu gọi tập đoàn Mỹ phát triển công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Abbott tiếp tục mở rộng đầu tư, nâng cấp chất lượng các nhà máy sản xuất thuốc, phát triển công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam; kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ và các nước cùng vào đầu tư tại Việt Nam.

Ký kết hợp tác phát triển ngành công nghiệp ôtô và điện - điện tử Việt Nam

H.Anh |

Ngày 18.7, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn (VITASK) và Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS), Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp ôtô và điện - điện tử Việt Nam.

Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ chất lượng cao

Phong Nguyễn |

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỉ trọng đóng góp của ngành CN chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Chống chọi lại muỗi, sốt xuất huyết ở nơi có mương ô nhiễm giữa Hà Nội

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Mương Kẻ Khế có chiều dài khoảng 1,7km chạy qua địa bàn 2 phường Đội Cấn và Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội) nhưng nhiều năm trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, người dân chịu cảnh sống chung với muỗi, dĩn và đối diện với việc bệnh sốt xuất huyết có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Quầy bánh trung thu gặp khó, phải cạnh tranh khốc liệt với "chợ mạng"

Thùy Linh |

Những ngày này, quầy bán bánh trung thu mọc lên như nấm trên các tuyến phố Hà Nội. Tuy nhiên, tình trạng chung là khá vắng khách mua. Trong khi đó, trên các sàn thương mại điện tử, mặt hàng bánh trung thu đang được áp dụng nhiều khuyến mãi hấp dẫn.

Công nhận Thành phố Yên Bái là đô thị loại II

PHẠM ĐÔNG |

Thành phố Yên Bái được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Yên Bái.

Công an cảnh báo rủi ro từ dịch vụ làm hộ chiếu online

Khánh Linh |

Lợi dụng sự hạn chế, thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, nhiều đối tượng “cò" đã lôi kéo, dụ dỗ làm hộ chiếu với giá cao, cũng từ đó dẫn đến nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân.

Cú hạ cánh thần kỳ của máy bay Nga xuống cánh đồng

Khánh Minh |

Một máy bay Nga chở 161 người đã hạ cánh an toàn và nguyên vẹn xuống một cánh đồng trong cú tiếp đất được hành khách miêu tả là thần kỳ.

Thủ tướng kêu gọi tập đoàn Mỹ phát triển công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Abbott tiếp tục mở rộng đầu tư, nâng cấp chất lượng các nhà máy sản xuất thuốc, phát triển công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam; kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ và các nước cùng vào đầu tư tại Việt Nam.

Ký kết hợp tác phát triển ngành công nghiệp ôtô và điện - điện tử Việt Nam

H.Anh |

Ngày 18.7, tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt - Hàn (VITASK) và Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS), Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển ngành công nghiệp ôtô và điện - điện tử Việt Nam.

Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp hỗ trợ chất lượng cao

Phong Nguyễn |

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỉ trọng đóng góp của ngành CN chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.