Phòng chống bão lũ, trước hết phải “phòng chống” ý thức chủ quan

Hoàng Văn Minh |

Siêu bão số 3 (bão Yagi) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm lên đến cấp 16 (184-201km/giờ), giật trên cấp 17, đang tiến vào khu vực vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Việt Nam đối mặt với một cơn siêu bão như thế này.

Gần đây, kể từ năm 2016, Việt Nam đã hứng chịu 3 cơn siêu bão tương tự gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Cụ thể, bão số 1 (bão Mirinae) vào vịnh Bắc Bộ tháng 7.2016 làm 3 người chết, 4 người mất tích, 30 ngôi nhà sập hoàn toàn; bão số 10 (bão Doksuri) đổ bộ vào Hà Tĩnh và Quảng Bình tháng 9.2017; bão Molave tàn phá Quảng Nam - Bình Định vào tháng 10.2020 khiến 13 người bị thương...

Nhắc lại để thấy rằng, bão lũ ở Việt Nam năm ít năm nhiều, năm to năm nhỏ là chuyện “đến hẹn lại lên”, không phải là những tình huống thiên tai quá bất ngờ đến mức không kịp trở tay. Chúng ta đã có nhiều, nếu không muốn nói là có thừa kinh nghiệm để phòng chống, ứng phó với những cơn siêu bão.

Thêm vào đó, không như vài chục năm trước, hiện nay các phương tiện dự báo thời tiết đã hiện đại, chính xác hơn; phương tiện phòng, chống và ứng cứu cũng được nâng cấp; nhà cửa phần lớn được xây dựng kiên cố, đủ sức “chống chịu” những cơn bão thông thường... Điều này đã giúp người dân và chính quyền bớt đi phần nào sự hoang mang, lo sợ kiểu vừa phòng, chống vừa run sợ.

Chưa hết, trong nhiều năm gần đây, chúng ta còn có một công thức phòng, chống bão lũ hiệu quả chung từ Trung ương đến địa phương với phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).

Tuy nhiên, vấn đề cần bàn ở đây là gần như năm nào, cơn bão hay lũ nào đi qua cũng để lại thiệt hại về người do cây đổ, tôn bay, thuyền lật, sụt hố... Đáng nói là, ngoài những thiệt hại bất khả kháng, vẫn có những thiệt hại do ý thức chủ quan của người dân và chính quyền địa phương, lặp đi lặp lại một cách đáng tiếc và đáng trách.

Gần đây, dựa trên cơ sở “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, một số địa phương ở miền Trung như Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đã “sáng tạo” thêm một "tại chỗ" nữa là “tự quản tại chỗ” để nhắc nhau không chủ quan trong bất kỳ tình huống nào, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người.
Tại chỗ thứ 5 - “tự quản tại chỗ” là một kinh nghiệm hay, đã được kiểm chứng về tính hiệu quả tại các địa phương miền Trung trong thời gian qua. Kinh nghiệm này cần được phổ biến, nhân rộng ra nhiều địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh nằm trong phạm vi ảnh hưởng của siêu bão Yagi.

Trước mỗi cơn thiên tai, ưu tiên bảo vệ hàng đầu vẫn là mạng sống con người bởi như cha ông ta đã nói: “Còn người thì còn của”. Vì vậy, phòng chống bão lũ, điều quan trọng nhất lúc này chính là "phòng, chống" ý thức chủ quan của cả người dân và chính quyền để hạn chế tối đa thiệt hại về người!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tăng cường chỉ đạo ứng phó mưa bão lũ

Minh Hạnh |

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Trần Sỹ Thanh - vừa ký Công điện số 09 chỉ đạo các đơn vị về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ.

Thắp lên hy vọng cho những gia đình công nhân và người dân sau bão lũ

Khánh Linh |

Giữa những bộn bề mưa lũ và hoang tàn đổ nát, màu áo xanh Công đoàn đã thắp lên hy vọng cho những gia đình công nhân, người dân bị thiệt hại về vật chất và tinh thần.

10 ngày sau bão lũ, dân bản nghèo vẫn phải thắp nến ăn cơm

Khánh Linh |

Sơn La - Xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn là một trong những nơi hứng chịu nặng nề nhất trong trận mưa lũ vừa qua, có đến 6 người chết do sạt lở và lũ cuốn trôi.

Đã cứu 5 người trong vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

Nhóm PV |

Phú Thọ - Liên quan đến vụ sập cầu Phong Châu, lực lượng chức năng đã cứu được 5 người và đưa đi cấp cứu.

Làm rõ phản ánh trường ép học sinh học bán trú bên ngoài

ĐÌNH TRỌNG |

Trên mạng xôn xao phản ánh một trường học ở Bình Dương ép phụ huynh cho con học bán trú ở cơ sở bên ngoài không đảm bảo an toàn.

Cập nhật mới nhất thiệt hại sau cơn bão số 3

Khương Duy |

Đến 17h ngày 9.9, bão số 3 đã khiến 71 người chết và mất tích.

Thăng quân hàm cho 2 Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn

Khánh Linh |

2 Phó Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn cùng được thăng quân hàm.

Truy tặng huân chương cho quân nhân hy sinh trong bão số 3

Vương Trần |

Đại úy Nguyễn Đình Khiêm hy sinh khi phòng chống bão số 3 được truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.

Hà Nội tăng cường chỉ đạo ứng phó mưa bão lũ

Minh Hạnh |

Hà Nội - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Trần Sỹ Thanh - vừa ký Công điện số 09 chỉ đạo các đơn vị về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ.

Thắp lên hy vọng cho những gia đình công nhân và người dân sau bão lũ

Khánh Linh |

Giữa những bộn bề mưa lũ và hoang tàn đổ nát, màu áo xanh Công đoàn đã thắp lên hy vọng cho những gia đình công nhân, người dân bị thiệt hại về vật chất và tinh thần.

10 ngày sau bão lũ, dân bản nghèo vẫn phải thắp nến ăn cơm

Khánh Linh |

Sơn La - Xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn là một trong những nơi hứng chịu nặng nề nhất trong trận mưa lũ vừa qua, có đến 6 người chết do sạt lở và lũ cuốn trôi.