Học lịch sử bằng "chạm tay vào thành quách, nghe đá thở nhiều hơn"

Lê Thanh Phong |

Lâu nay, trẻ em học lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật chủ yếu bằng những trang sách, những dòng lý thuyết. Đã đến lúc cần có sự thay đổi bằng cách kết hợp đưa di tích, di sản vào trong giáo dục đào tạo.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị về giáo dục di sản văn hóa, nghệ thuật trong các trường học trên địa bàn thành phố Huế.

"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường. Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ", ngày xưa khi chưa có điều kiện, khi còn chiến tranh gian khổ nhà thơ Giang Nam bảo thế.

Nhưng ngày nay, chúng ta đã có đầy đủ điều kiện để giáo dục văn hóa, lịch sử tốt hơn. Cho nên, đưa di sản, nghệ thuật truyền thống vào trường học không có nghĩa là thao thao bất tuyệt lý thuyết, mà học sinh phải bước ra khỏi trang sách, khỏi không gian của bốn bức tường, để trực tiếp đi đến những địa chỉ văn hóa, lịch sử, đến với không gian kiến trúc, ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật. Huế có Di sản Văn hóa Thế giới, có thành quách, lăng tẩm, đền đài tương đối vẹn nguyên, đó là một lợi thế rất lớn để thực hiện chương trình hợp tác như trên.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chia sẻ rằng, khơi dậy tình yêu lịch sử và văn hóa, tôn trọng các giá trị di sản không chỉ là những bài giáo huấn suông, mà đưa học sinh đến với không gian văn hóa, nghệ thuật, chạm đến những thực thể văn hóa sống động. Các em ngắm nhìn từng viên gạch cổ, phiến ngói xưa, cây sứ trăm năm trong đền đài, lăng tẩm, mới thực sự rung động với văn hóa, lịch sử của đất nước.

Đến với những địa chỉ văn hóa trong quần thể di tích cố đô Huế, các em cùng một lúc được học rất nhiều môn học khác nhau.

Trước hết là lịch sử. Tên của từng vị vua, vị quan được học qua trang sách, nhưng những thông tin khác liên quan đến đến các nhân vật lịch sử được phản ánh qua các hiện vật, tạo ra cảm xúc và ấn tượng đối với các em một cách sâu sắc.

Những hiện vật đó có giá trị lịch sử, nhưng chứa đựng văn hóa, có những hiện vật là tác phẩm nghệ thuật rất có giá trị.

Trong không gian lịch sử đó, còn là thi ca, nhạc, họa, cho nên đó còn là không gian văn hóa. Đến Điện Hòn Chén, không thể không nhớ về hai câu thơ trong bài "Tạm biệt Huế" của Thu Bồn: "Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ. Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu".

Một thời gian quá dài, học sinh học lịch sử bằng nhớ ghi con số, bắt bao nhiêu giặc, giết bao nhiêu địch, học văn hóa bằng những câu khẩu hiệu giữ gìn bản sắc, nay phải học bằng "chạm tay vào thành quách, nghe đá thở nhiều hơn" (Nhớ Huế - Trần Mạnh Hảo).

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Huế đưa di sản, nghệ thuật truyền thống vào trường học

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Phòng Giáo dục thành phố Huế lên kế hoạch đưa di sản, nghệ thuật truyền thống vào trường học.

Tháng 9 sẽ tập huấn cho giáo viên sử cả nước chương trình môn lịch sử

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư 13 về một số nội dung chương trình môn lịch sử phổ thông. Dự kiến trong tháng 9 sẽ tổ chức tập huấn cho các giáo viên sử cả nước để triển khai.

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: Vì sao Lịch sử không còn "đội sổ"?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

So với năm 2021, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có sự cải thiện rõ rệt. Lịch sử không còn là môn "đội sổ" như nhiều năm trở lại.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Huế đưa di sản, nghệ thuật truyền thống vào trường học

Tường Minh |

Huế - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Phòng Giáo dục thành phố Huế lên kế hoạch đưa di sản, nghệ thuật truyền thống vào trường học.

Tháng 9 sẽ tập huấn cho giáo viên sử cả nước chương trình môn lịch sử

Vương Trần - Phạm Đông |

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư 13 về một số nội dung chương trình môn lịch sử phổ thông. Dự kiến trong tháng 9 sẽ tổ chức tập huấn cho các giáo viên sử cả nước để triển khai.

Điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: Vì sao Lịch sử không còn "đội sổ"?

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

So với năm 2021, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử có sự cải thiện rõ rệt. Lịch sử không còn là môn "đội sổ" như nhiều năm trở lại.