“Con ngựa giấy” và sự nghèo nàn của hiện vật Việt Nam ở bảo tàng nước ngoài

Hoàng Văn Minh |

Con ngựa giấy không được xuất cảnh đi Mexico là một trong những lý do khiến hiện vật dân tộc học của Việt Nam đang rất nghèo nàn ở các bảo tàng của thế giới.

Arnaud Zein El Din (44 tuổi, đến từ Mexico), một kiến trúc sư đồng thời là blogger đến Hà Nội lần đầu để du lịch.

Sau 3 tuần, Arnaud rời Hà Nội về nước với một bộ sưu tập gồm những mũ cối, điếu cày, chiếu cói, cốc thủy tinh uống bia, mặt nạ mẹt, đó bắt cá, một cái bát đựng đầy gạo… và cả một con ngựa giấy (vốn để đốt cho người chết theo phong tục VN) được mua với giá 100 nghìn đồng.

Ở sân bay Nội Bài, con ngựa giấy của Arnaud ban đầu được các bộ phận check-in, an ninh soi chiếu… đồng ý cho xuất cảnh. Tuy nhiên, khi mang ngựa lên máy bay thì nhân viên của hãng hàng không đã kiên quyết từ chối vận chuyển con ngựa giấy, buộc phải để lại ở sân bay.

Con ngựa giấy, trong trường hợp này, với Arnaud là một bằng chứng quý giá về biểu thị thực hành văn hóa tâm linh của người Việt…

Tuy nhiên, với các nhân viên của hãng hàng không, con ngựa giấy có thể là biểu thị cho một điều gì đấy không may mắn, cần kiêng cữ… dù không có quy định nào cấm con ngựa giấy này rời Việt Nam... bằng đường hàng không.

Và các nhân viên của hãng hàng không đã vô tình đánh mất một cơ hội tuyệt vời khác - cơ hội được giới thiệu một biểu thị thực hành văn hoá rất độc đáo của người Việt với thế giới cũng như tự tạo cho mình một sự kiện có tính tiêu cực về mặt truyền thông.

Nhân con ngựa giấy không được xuất ngoại, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) chia sẻ một trải nghiệm không mấy vui vẻ của ông khi tham dự một khoá đào tạo về Bảo tàng học ở Osaka, Nhật Bản nhiều năm trước.

Chuyện là ở Bảo tàng Dân tộc học quốc gia Nhật Bản có nhiều phòng trưng bày các sưu tập hiện vật dân tộc học của rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi sưu tập của các nước Myanmar, Thailand, Indonesia, Campuchia, Lào… là những phòng trưng bày rất đồ sộ, lộng lẫy, bắt mắt, thì sưu tập Việt Nam chỉ là 1 đai trưng bày áp tường nằm ở cuối gian Đông Nam Á, rộng chừng 12 mét vuông. Trên đó treo một bộ mặt nạ tuồng và khoảng chục tượng chú Tễu của nghệ thuật múa rối nước.

Lý do rất khó tin là những nhà sưu tập từ Nhật Bản đã gặp quá nhiều khó khăn trong việc đưa những hiện vật lên máy bay ở Việt Nam với những lý do không rõ ràng từ phía sân bay, cho dù đó chỉ là những hiện vật dân tộc học thuần túy, không mang một giá trị kinh tế nào, cũng không phải là bảo vật quốc gia như những chiếc áo tơi xứ Huế hay nông cụ ở Quảng Bình…

Để tránh những lùm xùm không đáng có như vụ con ngựa giấy - không phải lần đầu tiên, tốt nhất các hãng hàng không Việt Nam nên có khuyến cáo rõ ràng, ví như không đồng ý hoặc đồng ý cho hành khách mang theo lên máy bay tất cả đồ hàng mã.

Và để không còn cảnh hiện vật dân tộc học của Việt Nam quá nghèo nàn như ở Bảo tàng Dân tộc học quốc gia Nhật Bản - cũng không phải là nơi duy nhất, chúng ta cũng cần có những quy định rõ ràng, công khai về việc hiện vật như thế nào thì cấm không được xuất cảnh ra khỏi đất nước.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Cuộc phiêu lưu "điên rồ" của ông Tây mua ngựa vàng mã ở Việt Nam

Ý Yên |

Vừa hạ cánh ở Pháp, Arnaud nhận tới tấp tin nhắn từ người lạ nhắc đến con ngựa vàng mã phải bỏ ở lại Việt Nam. “Thật điên rồ!”, anh thốt lên.

Hoa hậu Thế giới Việt Nam đang khủng hoảng, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam đã khởi động

AN NGUYÊN |

Giữa ồn ào của Miss World Vietnam 2023 (Hoa hậu Thế giới Việt Nam) xoay quanh những khủng hoảng truyền thông của tân hoa hậu, Công ty Sen Vàng đã tiếp tục khởi động cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 (Miss Grand Vietnam 2023).

Dư luận đi quá xa khi tấn công người thân của Hoa hậu Ý Nhi

Anh Tuấn |

Dư luận có lý khi chê trách những phát ngôn của Hoa hậu Ý Nhi nhưng lại đi quá xa khi buông lời cay nghiệt, tấn công cả người thân, gia đình tân hoa hậu.

Chuyện văn hoá thú vị sau hình ảnh ông Tây mua ngựa vàng mã ở Việt Nam

Minh Đức |

Với người Việt, mang chú ngựa vàng mã lên sân bay là điều kiêng kị nhưng trong văn hoá Mexico, những con thú giấy bồi là một phần của đời sống.

Vụ "đê trăm tỉ làm khổ dân" ở Phú Thọ: Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Tô Công |

Phú Thọ - Đã 12 năm sau khi di dời để làm dự án đê trăm tỉ, người dân xã Điêu Lương vẫn chưa thể tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Bổ sung 5 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng Công an nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 5 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng Công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 15.8.2023

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Cuộc phiêu lưu "điên rồ" của ông Tây mua ngựa vàng mã ở Việt Nam

Ý Yên |

Vừa hạ cánh ở Pháp, Arnaud nhận tới tấp tin nhắn từ người lạ nhắc đến con ngựa vàng mã phải bỏ ở lại Việt Nam. “Thật điên rồ!”, anh thốt lên.

Hoa hậu Thế giới Việt Nam đang khủng hoảng, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam đã khởi động

AN NGUYÊN |

Giữa ồn ào của Miss World Vietnam 2023 (Hoa hậu Thế giới Việt Nam) xoay quanh những khủng hoảng truyền thông của tân hoa hậu, Công ty Sen Vàng đã tiếp tục khởi động cuộc thi Hoa hậu Hoà bình Việt Nam 2023 (Miss Grand Vietnam 2023).

Dư luận đi quá xa khi tấn công người thân của Hoa hậu Ý Nhi

Anh Tuấn |

Dư luận có lý khi chê trách những phát ngôn của Hoa hậu Ý Nhi nhưng lại đi quá xa khi buông lời cay nghiệt, tấn công cả người thân, gia đình tân hoa hậu.

Chuyện văn hoá thú vị sau hình ảnh ông Tây mua ngựa vàng mã ở Việt Nam

Minh Đức |

Với người Việt, mang chú ngựa vàng mã lên sân bay là điều kiêng kị nhưng trong văn hoá Mexico, những con thú giấy bồi là một phần của đời sống.