Áo dài ngũ thân thướt tha trên thảm đỏ Quốc hội

Hoàng Văn Minh |

Chia sẻ tích cực nhất trên mạng xã hội mấy hôm nay là hình ảnh đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông (đoàn Bạc Liêu) và đại biểu Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cầm tay nhau xuất hiện thật đẹp, thật thướt tha và bản sắc trong bộ áo dài ngũ thân trên thảm đỏ dẫn vào nghị trường.

Nhiều bình luận bất ngờ bởi không nghĩ, Áo dài ngũ thân - Quốc phục một thuở của người Việt Nam lại đẹp như vậy khi xuất hiện ở nghị trường Quốc hội, mặc dù hai đại biểu trên mới chỉ mặc những chiếc áo dài đơn giản nhất, không có hoa văn trang trí. 

Áo dài ngũ thân nam xuất hiện trên nghị trường. Ảnh: Phan Thanh Haỉ cung cấp
Áo dài ngũ thân nam xuất hiện trên nghị trường. Ảnh: Phan Thanh Hải cung cấp

Thú vị là áo dài ngũ thân không chỉ xuất hiện với số 2 đại biểu nữ mà còn xuất hiện số đông với cả đại biểu nam trên nghị trường.

Điều này cho thấy các đại biểu Quốc hội đang rất chú trọng vấn đề phát huy bản sắc văn hoá. Và áo dài ngũ thân – Quốc phục một thuở của người Việt Nam đang được lan tỏa mạnh mẽ bởi vẻ đẹp, sự cuốn hút.

Sự lan toả, bắt đầu ở Huế từ nhiều năm trước với những cố gắng, kiên định của TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc xây dựng và triển khai đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” nhằm trước hết để phục hưng một truyền thống văn hóa của dân tộc. Và đích đến xa hơn là làm sao để áo dài ngũ thân nam nữ sớm được công nhận là Quốc phục của người Việt Nam như đã từng.

Còn nhớ, cũng trên diễn đàn Quốc hội 2 năm trước, tại phiên thảo luận về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ chiều 29.3.2021, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) đề cập đến vấn đề Quốc phục.

Nữ đại biểu Trần Thị Quốc Khánh phát biểu: “Khi đi tiếp xúc cử tri, mọi người nói với tôi đề nghị đại biểu Quốc hội cho biết, khi mặc lễ phục thì tại sao nữ giới mặc áo dài truyền thống còn nam giới lại phải mặc comple?.

Chúng tôi đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu trong thời gian tới đưa áo dài ngũ thân nam truyền thống để báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ xây dựng luật về nghi lễ, Quốc phục, Quốc hoa. Để nam giới và nữ giới đều mặc áo truyền thống, kế thừa truyền thống của cha ông ta”.

Cũng chuyện Quốc phục, TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế từng tâm sự về những trải nghiệm không mấy thú vị trên báo Lao Động.

Rằng: “Tôi từng đi nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế. Trong những buổi tiệc chia tay, ban tổ chức thường đề nghị đại biểu mặc trang phục dân tộc hoặc quốc phục.

Ban đầu, tôi hay mặc bộ veston trong khi các đại biểu Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Indonesia đều có trang phục truyền thống, Quốc phục nước họ.

Không ai nói gì tôi nhưng tôi tự thấy mình thiếu bản sắc, không có nét riêng. Tôi nghĩ những người làm ngoại giao đều sẽ thấy như tôi”.

Trang phục cũng là một hình thức biểu đạt văn hóa. Trong khi nước ta là đất nước có truyền thống văn hiến và có bản sắc văn hóa nhưng lại chưa thể hiện tốt việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, trong đó có áo dài.

Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, sự biểu đạt này bắt đầu để lại dấu ấn khi áo dài ngũ thân nam thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện ngoại giao khi các Đại sứ Việt Nam trình Quốc thư và tiếp kiến ngoại giao. Gần nhất là những thướt tha, trang trọng của những tà áo dài ngũ thân nam nữ xuất hiện trên diễn đàn Quốc hội.

Ngày xưa, ở các nước phương Đông, chế độ y quan (áo mũ, tức là trang phục) và lễ nhạc (nghi lễ và âm nhạc) là hai tiêu chí để đánh giá văn minh một quốc gia.

Với Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ 19, Áo dài thực tế đã trở thành biểu trưng của một chế độ văn minh “y quan rực rỡ”. Và giờ đây, Áo dài ngũ thân hoàn toàn có cơ sở và hy vọng để lần nữa sớm trở thành Quốc phục Việt Nam cho cả nam và nữ.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Diễn viên Ôn Bích Hằng mang áo dài truyền thống đi khắp Việt Nam

DI PY, ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. |

Diễn viên Ôn Bích Hằng tung bộ ảnh áo dài truyền thống tại nhiều địa điểm đẹp của Việt Nam dịp 30.4 và 1.5.

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Áo dài xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Hoàng Văn Minh (thực hiện) |

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế rất xứng đáng được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.

3 ngày 2 đêm khám phá Lý Sơn với 7 triệu đồng

Mai Anh |

Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang vào mùa đẹp nhất, Thu Trang (Hà Nội) vừa có chuyến du lịch 3 ngày 2 đêm đầy thú vị tại hòn đảo xinh đẹp này.

Giá xăng dầu trong nước có thể tăng 400 - 600 đồng/lít

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 31.5 (giờ Việt Nam), giá dầu lao dốc trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại khả năng thỏa thuận trần nợ của Mỹ vẫn gặp trở ngại và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sắp tăng lãi suất.

Tập đoàn Đèo Cả bị mời làm việc khi hàng nghìn m2 rừng tự nhiên bị tàn phá

NGỌC VIÊN |

Quảng Ngãi - Từ thông tin người dân tố cáo, Tập đoàn Đèo Cả - nhà thầu đang thi công dự án tuyến cao tốc Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - ngang nhiên san ủi đường vào khu vực cấm, tàn phá hàng nghìn m2 rừng tự nhiên, Hạt kiểm lâm thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu đơn vị này cung cấp hồ sơ liên quan đến vụ việc.

Hiện trạng 5 công trình, dự án phải về đích trước ngày 2.9 ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, đến ngày 2.9, 5 công trình, dự án trọng điểm của TP phải hoàn thành và tổ chức khánh thành.

Diễn viên Ôn Bích Hằng mang áo dài truyền thống đi khắp Việt Nam

DI PY, ảnh: Nghệ sĩ cung cấp. |

Diễn viên Ôn Bích Hằng tung bộ ảnh áo dài truyền thống tại nhiều địa điểm đẹp của Việt Nam dịp 30.4 và 1.5.

Đề án Áo dài Huế: Gần 500 tỉ đồng chờ xã hội hoá

Tường Minh |

Huế - Ngân sách địa phương sẽ chi 2% (11/ hơn 500 tỉ đồng) để thực hiện đề án "Huế kinh đô Áo dài Việt Nam".

Áo dài xứng đáng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Hoàng Văn Minh (thực hiện) |

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định nghề may đo và tập quán sử dụng Áo dài Huế rất xứng đáng được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Huế sẽ có trung tâm trưng bày, may đo áo dài phục vụ du khách

Quảng An |

Đến năm 2030, Huế sẽ hình thành bảo tàng, trung tâm trưng bày, trình diễn, may đo áo dài phục vụ khách du lịch.