Xem lễ rước và màn sử thi ấn tượng tại hội gò Đống Đa

Ý Yên - Hải Nguyễn |

Sáng 14.2 (tức mùng 5 Tết Giáp Thìn), hội gò Đống Đa khai mạc, thu hút hàng nghìn người về tham gia, theo dõi phần lễ và phần hội sôi động.

Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết hàng năm là dịp nhân dân và du khách tỏ lòng biết ơn những nghĩa sĩ Tây Sơn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ sáng 14.2 đến 16.2 (tức mùng 5 đến mùng 7 Tết Giáp Thìn) tại Công viên văn hóa Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội). Năm nay kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024).
Lễ hội gò Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 5 Tết hàng năm là dịp nhân dân và du khách tỏ lòng biết ơn những nghĩa sĩ Tây Sơn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ sáng 14.2 đến 16.2 (tức mùng 5 đến mùng 7 Tết Giáp Thìn) tại Công viên văn hóa Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội). Năm nay kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024). Ảnh: Hải Nguyễn
Sau khi tế lễ, từ 6h sáng, bậc cao niên và trai tráng đã tập hợp bên ngoài Công viên văn hóa gò Đống Đa để thực hiện nghi thức rước kiệu vua Quang Trung. Trong tiếng trống chiêng rộn ràng, đoàn rước khởi hành sau ba hồi chín tiếng trống hội vang lên, đi từ đình Khương Thượng đến gò Đống Đa, dài khoảng hơn 1 km.
Sau khi tế lễ, từ 6h sáng, bậc cao niên và trai tráng đã tập hợp bên ngoài Công viên văn hóa gò Đống Đa để thực hiện nghi thức rước kiệu vua Quang Trung. Trong tiếng trống chiêng rộn ràng, đoàn rước khởi hành sau ba hồi chín tiếng trống hội vang lên, đi từ đình Khương Thượng đến gò Đống Đa, dài khoảng hơn 1 km. Ảnh: Hải Nguyễn
Đoàn rước mặc trang phục như thời Tây Sơn. Ảnh: Hải Nguyễn
Bà Mạc Thị Hòa (69 tuổi, Hải Dương), thuộc đoàn tế lễ Yên Tử, Quảng Ninh đã tham gia lễ hội gò Đống Đa hơn 10 năm nay. Bà cho biết lễ dâng hương là hoạt động ý nghĩa nhằm tỏ lòng biết ơn những anh hùng nghĩa sĩ có công dựng nước và giữa nước, đánh đuổi ngoại xâm.
Bà Mạc Thị Hòa (69 tuổi, Hải Dương), thuộc đoàn tế lễ Yên Tử, Quảng Ninh đã tham gia lễ hội gò Đống Đa hơn 10 năm nay. Bà cho biết lễ dâng hương là hoạt động ý nghĩa nhằm tỏ lòng biết ơn những anh hùng nghĩa sĩ có công dựng nước và giữa nước, đánh đuổi ngoại xâm. Ảnh: Hải Nguyễn
Sau khi đoàn rước hạ kiệu, lễ dâng hương tưởng niệm diễn ra với màn đọc bài văn tế ôn lại tiểu sử, chiến tích của hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Ý Yên
Sau khi đoàn rước hạ kiệu, lễ dâng hương tưởng niệm diễn ra với màn đọc bài văn tế ôn lại tiểu sử, chiến tích của hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Ý Yên
Sau những nghi thức trang trọng, phần hội mở đầu với màn trống chào mừng rộn rã dưới chân tượng đài vua Quang Trung. Ảnh: Hải Nguyễn
Sau những nghi thức trang trọng, phần hội mở đầu với màn trống chào mừng rộn rã dưới chân tượng đài vua Quang Trung. Ảnh: Hải Nguyễn
“Màn sử thi” tái hiện chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách đây 235 năm thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi.  Gò Đống Đa hơn 200 năm trước là một chiến trường đẫm máu khi nghĩa quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long - Đông Đô khỏi ách xâm lược.
“Màn sử thi” tái hiện chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách đây 235 năm thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi. Gò Đống Đa hơn 200 năm trước là một chiến trường đẫm máu khi nghĩa quân Tây Sơn đại phá 29 vạn quân Thanh, giải phóng Thăng Long - Đông Đô khỏi ách xâm lược.
Các diễn viên của Nhà hát Tuồng Việt Nam diễn lại cảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc. Ngài hẹn ba quân ăn Tết Kỷ Dậu (1789) tại Thăng Long.
Các diễn viên của Nhà hát Tuồng Việt Nam diễn lại cảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc. Ngài hẹn ba quân ăn Tết Kỷ Dậu (1789) tại Thăng Long. Ảnh: Hải Nguyễn
Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Ảnh: Hải Nguyễn
Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ. Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Ảnh: Hải Nguyễn
Một khán giả nước ngoài chăm chú theo dõi màn sử thi. Ảnh: Ý Yên
Một khán giả nước ngoài chăm chú theo dõi màn sử thi. Ảnh: Ý Yên
Hoạt cảnh tái hiện khoảnh khắc vua Quang Trung gửi cành đào về tặng vợ là công chúa Lê Ngọc Hân để báo tin mừng chiến thắng. Ảnh: Hải Nguyễn
Quanh khu gò Đống Đa sẽ diễn ra các trò chơi dân gian, thi đấu cờ người, cờ tướng… phục vụ du khách và người dân về trẩy hội. Từ 7h00 đến 22h00 hàng ngày sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật, múa rối nước, hát Quan họ, Chầu văn, biểu diễn các trích đoạn tuồng… gắn với kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi -  Đống Đa.
Biển người dự hội gò Đống Đa và lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Quanh khu gò Đống Đa sẽ diễn ra các trò chơi dân gian, thi đấu cờ người, cờ tướng… phục vụ du khách và người dân về trẩy hội. Từ 7h00 đến 22h00 hàng ngày sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật, múa rối nước, hát Quan họ, Chầu văn, biểu diễn các trích đoạn tuồng… gắn với kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ảnh: Hải Nguyễn
Ý Yên - Hải Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bí thư, Chủ tịch Hà Nội dự lễ khai hội Gò Đống Đa xuân Giáp Thìn 2024

PHẠM ĐÔNG |

Các lãnh đạo TP Hà Nội đã dự lễ khai hội Gò Đống Đa năm 2024 để kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Gầu Tào - lễ hội độc đáo về bình đẳng giới của người H’Mông vùng biên giới

Cao Chung |


Lào Cai - Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc H’Mông vùng biên giới với những nghi thức, hoạt động mang đậm truyền thống bản sắc văn hóa.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Dòng người đội nắng chen nhau đi lễ cầu may ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, dù trưa nắng, dòng người ở các nơi vẫn đổ về đi lễ cầu may dịp đầu năm.

Nữ diễn viên Việt từng đóng phim Hollywood tỏa sáng ở “Mai” của Trấn Thành

Mi Lan |

Không phải Tuấn Trần, 2 nữ diễn viên Phương Anh Đào và Hồng Đào mới là những điểm sáng lớn nhất về diễn xuất trong phim “Mai”.

2 vợ chồng bị đuối nước khi bơi thuyền ra sông để chụp ảnh ở Thanh Hoá

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nhóm 8 người chèo thuyền ra khu vực lòng hồ thủy điện để chụp ảnh thì không may bị lật thuyền, hậu quả khiến 2 vợ chồng bị đuối nước thương tâm.

Đầu năm mới cùng ngư dân Thái Bình vươn khơi săn lộc biển

TRUNG DU |

Thái Bình - Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, giá cá khoai lưới tăng cao ở mức 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg. Phóng viên Lao Động đã có chuyến ra khơi đầu năm cùng ngư dân ở huyện ven biển Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đi săn loài cá được gọi là lộc biển này.

Chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng, KCN Mỹ Xuân A2 bị giảm 50% áp lực nước

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Đơn vị cấp nước đã thực hiện giảm 50% áp lực nước vào Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 do chủ đầu tư nợ hàng chục tỉ đồng tiền nước chưa thanh toán.

Bí thư, Chủ tịch Hà Nội dự lễ khai hội Gò Đống Đa xuân Giáp Thìn 2024

PHẠM ĐÔNG |

Các lãnh đạo TP Hà Nội đã dự lễ khai hội Gò Đống Đa năm 2024 để kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng nghĩa quân Tây Sơn đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Gầu Tào - lễ hội độc đáo về bình đẳng giới của người H’Mông vùng biên giới

Cao Chung |


Lào Cai - Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc H’Mông vùng biên giới với những nghi thức, hoạt động mang đậm truyền thống bản sắc văn hóa.

Những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam

NHÓM PV |

Những ngày đầu xuân mới, trong không khí vui tươi phấn khởi của thiên nhiên đất trời, nhiều những lễ hội truyền thống trên khắp đất nước bắt đầu khai hội phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân và cũng để đón du khách thập phương về tham quan, chiêm bái.

Dòng người đội nắng chen nhau đi lễ cầu may ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, dù trưa nắng, dòng người ở các nơi vẫn đổ về đi lễ cầu may dịp đầu năm.