Nghẹt thở với cảnh sinh viên TPHCM chen chúc nhau đi xe buýt

NGỌC ÁNH - MỸ LỆ |

TPHCM - Với nhiều sinh viên hiện đang sinh sống và học tập tại Kí túc xá (KTX) khu B - Đại học Quốc gia TPHCM, việc đến trường bằng xe buýt là lựa chọn hàng đầu vì tiết kiệm chi phí và an toàn. Tuy nhiên, cảnh tượng hàng chục người chen chúc nhau trên xe buýt vào sáng sớm cũng khiến nhiều sinh viên ngao ngán.

r
Nằm ở địa phận giáp ranh giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương, KTX khu B (Đại học Quốc gia TPHCM) không khác gì một khu biệt lập. Đoạn đường đi từ đây đến các trường trong làng đại học cũng khá xa, lại vắng vẻ nên xe buýt là lựa chọn tối ưu của đa số sinh viên.
Cứ vào 6h30 sáng mỗi ngày, hàng trăm sinh viên lại đứng chờ xe buýt ở khu vực điểm đón buýt trước cổng KTX Đại học Quốc gia TPHCM. Cảnh tượng xếp hàng hết lớp này đến lớp khác tại điểm đón đã không còn quá xa lạ đối với nhiều sinh viên đang học tập và sinh sống tại đây.
Cứ vào 6h30 sáng mỗi ngày, hàng trăm sinh viên lại đứng chờ xe buýt ở khu vực điểm đón buýt trước cổng KTX Đại học Quốc gia TPHCM. Cảnh tượng xếp hàng hết lớp này đến lớp khác tại điểm đón đã không còn quá xa lạ đối với nhiều sinh viên đang học tập và sinh sống tại đây.
Với nhiều sinh viên, việc đi học bằng xe buýt đã trở thành nỗi ám ảnh trong nhiều năm học. “Những hôm dậy muộn không thể chen chân lên xe buýt được, lúc ấy phải đợi chuyến sau nhưng khả năng trễ học là rất cao. Nên cứ hôm nào phải học sáng là em lại thấy 'oải' vì phải dậy sớm cho kịp buýt” - Nguyễn Minh Đức, Sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin cho biết.
Với nhiều sinh viên, việc đi học bằng xe buýt đã trở thành nỗi ám ảnh trong nhiều năm học. “Những hôm dậy muộn không thể chen chân lên xe buýt được, lúc ấy phải đợi chuyến sau nhưng khả năng trễ học là rất cao. Nên cứ hôm nào phải học sáng là em lại thấy 'oải' vì phải dậy sớm cho kịp xe buýt” - Nguyễn Minh Đức, sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin cho biết.
r
Xe số lượng người đông nên nhiều sinh viên còn tranh nhau lên xe ở ngay "lối xuống" của xe buýt.
Khung cảnh bên trong xe buýt vào giờ cao điểm luôn trong tình trạng “chật cứng“. Nhiều sinh viên mệt mỏi vì luôn phải trải qua tình cảnh chen chúc nhau trên xe buýt vào mỗi sáng đến trường.
Khung cảnh bên trong xe buýt vào giờ cao điểm luôn trong tình trạng “chật cứng“. Nhiều sinh viên mệt mỏi vì luôn phải trải qua tình cảnh chen nhau trên xe buýt vào mỗi sáng đến trường.
Ngay trước cổng KTX khu B cũng xuất hiện nhiều tài xế xe công nghệ đang đứng đợi sẵn. Anh Hoàng Yên Linh (22 tuổi, ngụ Thủ Đức) cho biết vào giờ cao điểm sinh viên đi học, anh sẽ tranh thủ ghé qua khu KTX để đứng chờ khách đặt xe. “Đa phần các bạn chọn đi xe buýt, tuy nhiên cũng có nhiều bạn sát giờ học mới lật đật chạy ra cổng nên đã đi xe ôm luôn cho nhanh“, anh Linh nói.
Ngay trước cổng KTX khu B cũng xuất hiện nhiều tài xế xe công nghệ đang đứng đợi sẵn. Anh Hoàng Yên Linh (22 tuổi, ngụ Thủ Đức) cho biết vào giờ cao điểm sinh viên đi học, anh sẽ tranh thủ ghé qua khu KTX để đứng chờ khách đặt xe. “Đa phần các bạn chọn đi xe buýt, tuy nhiên cũng có nhiều bạn sát giờ học mới lật đật chạy ra cổng nên bắt xe ôm luôn cho nhanh“, anh Linh nói.
r
KTX khu B hiện có khoảng hơn 30.000 sinh viên đang sinh sống và học tập. Nhiều sinh viên sợ trễ học đã phải bắt xe ôm công nghệ với giá cao gấp 6 lần so với đi xe buýt. Số khác lựa chọn đi xe máy cho tiện lợi. “Vào sáng sớm, nghĩ đến cảnh phải chen chúc, len lỏi lên xe buýt là em đã muốn nghỉ học. Nhiều hôm, đợi mãi không lên được xe là phải đặt xe ôm công nghệ để kịp tới trường” - Thanh Nguyên - sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM chia sẻ.
Vào giờ cao điểm, xe buýt trở nên quá tải do hạn chế về chỗ ngồi và lượng sinh viên tăng cao. Điều này khiến nhiều sinh viên phải chen chúc trên xe buýt, thậm chí có người còn phải đứng sát cửa xe, rất nguy hiểm.
Vào giờ cao điểm, xe buýt trở nên quá tải do hạn chế về chỗ ngồi và lượng sinh viên tăng cao. Điều này khiến nhiều sinh viên phải chen chân nhau trên xe buýt, thậm chí có người còn phải đứng sát cửa xe, rất nguy hiểm.
r
Tại khu vực Đại học Quốc gia, các tuyến xe buýt có thời gian hoạt động trong ngày từ 4 giờ 40 phút đến 21 giờ với tổng số chuyến xe thực hiện/ngày là khoảng 1.560 chuyến, thời gian cách giữa các chuyến bình quân khoảng 4-15 phút.
KTX khu B hiện có khoảng hơn 30.000 sinh viên đang sinh sống và học tập. Nhiều sinh viên sợ trễ học đã phải bắt xe ôm công nghệ với giá cao gấp 6 lần so với đi xe buýt. Số khác lựa chọn đi xe máy cho tiện lợi. “Vào sáng sớm, nghĩ đến cảnh phải chen chúc, len lỏi lên xe buýt là em đã muốn nghỉ học. Nhiều hôm, đợi mãi không lên được xe là phải đặt xe ôm công nghệ để kịp tới trường” - Thanh Nguyên - sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TPHCM chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông Lê Văn Hoàn - Đại diện Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TPHCM cho biết, vào đầu các năm học, trung tâm sẽ tăng số chuyến xe nhằm giảm thời gian giãn cách giữa các chuyến xe để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và sinh viên. Ngoài ra, trung tâm cũng chủ động theo dõi số lượng hành khách đã vận chuyển để có sự điều chỉnh biểu đồ chạy xe cho phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách.
NGỌC ÁNH - MỸ LỆ
TIN LIÊN QUAN

Lương của sinh viên mới ra trường đã không còn là 5 - 7 triệu đồng

Mỹ Lệ |

Vừa cầm bằng tốt nghiệp trên tay, với sự năng động trẻ trung của mình, nhiều sinh viên đã có mức lương khởi đầu rất ấn tượng.

Sinh viên "đỏ mắt" tìm phòng trọ khi trường chuyển chỗ học cách 20 km

NHƯ QUỲNH - HỮU CHÁNH |

Sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM ngược xuôi nhiều ngày vẫn chưa tìm được phòng trọ sau khi trường này thông báo chuyển đến cơ sở mới tại huyện Nhà Bè, TPHCM.

TPHCM bổ sung thêm 21 tuyến xe buýt để gom khách cho Metro số 1

Huyền Trân |

TPHCM - Sở GTVT vừa bổ sung thêm 21 tuyến xe buýt nhằm tăng cường kết nối tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), giúp hành khách dễ tiếp cận các ga metro và ngược lại khi tuyến tàu điện khai thác năm 2024.

Ồ ạt bán ra, giá vàng chịu áp lực lớn

Quý An (theo Kitco) |

Giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức thấp do điều kiện thị trường lao động tại Mỹ thắt chặt hơn.

Gói tín dụng khẩn cấp giúp người lao động vượt qua khó khăn

Phương Ngân |

Gói hỗ trợ khẩn cấp 300 tỉ đồng của Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) với lãi suất thấp chính thức được triển khai tại các Khu chế xuất - Công nghiệp (KCX-CN) TPHCM.

Nạn dạy thêm học thêm khiến phụ huynh khốn đốn

Trang Hà - Hải Danh |

Cảm thấy bức xúc, bất công là tâm trạng của rất nhiều phụ huynh khi phải đăng kí học thêm cho con trên tinh thần "buộc phải tự nguyện".

Tin 20h: Chỉ đạo chấn chỉnh việc dạy thêm và các khoản thu chi đầu năm học

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 21.9: Bố mẹ ăn đói ăn khổ vẫn phải cố cho con học thêm; Thêm hàng loạt địa phương “có lệnh” chấn chỉnh việc dạy thêm, lạm thu đầu năm; Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị 3-4 năm tù, có tình tiết giảm nhẹ; Xác minh thông tin nghi phạm sát hại cháu bé 2 tuổi đã nhảy cầu tự tử;...

Giờ thứ 9: Hàng xóm tầng 15 - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Những bất ngờ luôn khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn, nhưng cũng có những bất ngờ khiến mọi thứ trong cuộc sống bị đảo lộn.

Lương của sinh viên mới ra trường đã không còn là 5 - 7 triệu đồng

Mỹ Lệ |

Vừa cầm bằng tốt nghiệp trên tay, với sự năng động trẻ trung của mình, nhiều sinh viên đã có mức lương khởi đầu rất ấn tượng.

Sinh viên "đỏ mắt" tìm phòng trọ khi trường chuyển chỗ học cách 20 km

NHƯ QUỲNH - HỮU CHÁNH |

Sinh viên Trường Đại học Mở TPHCM ngược xuôi nhiều ngày vẫn chưa tìm được phòng trọ sau khi trường này thông báo chuyển đến cơ sở mới tại huyện Nhà Bè, TPHCM.

TPHCM bổ sung thêm 21 tuyến xe buýt để gom khách cho Metro số 1

Huyền Trân |

TPHCM - Sở GTVT vừa bổ sung thêm 21 tuyến xe buýt nhằm tăng cường kết nối tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), giúp hành khách dễ tiếp cận các ga metro và ngược lại khi tuyến tàu điện khai thác năm 2024.