3 cây cầu cổ kiến trúc "thượng gia hạ kiều" hàng trăm năm tuổi ở Nam Định

Lương Hà |

Nam Định - Với lối kiến trúc "thượng gia hạ kiều" cổ kính, cầu ngói chợ Lương (huyện Hải Hậu), cầu lợp làng Kênh (huyện Trực Ninh) và cầu ngói chợ Thượng (huyện Nam Trực) đến nay vẫn giữ được nét đẹp xưa cũ, trường tồn cùng chiều dài lịch sử.

aa
Trong ảnh là cầu ngói chợ Thượng (hay còn gọi là cầu ngói Thượng Nông) ở xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và là một trong năm cây cầu ngói cổ, nổi tiếng tại Việt Nam. Tháng 6.2012, cây cầu này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Theo tư liệu cổ, mố cầu được xây dựng hoàn toàn bằng đá tảng nằm chắc chắn hai bên bờ sông Ngọc. Các tảng đá to nhỏ khác nhau, được xếp khéo léo theo thứ tự lớn ở dưới, nhỏ ở trên.
Theo tư liệu cổ, cầu được xây dựng từ thời Hậu Lê, với sự đóng góp công đức của bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân, cung phi của chúa Trịnh, cũng là người con gái làng Thượng Nông. Nhìn tổng thể bên ngoài, có thể nhận thấy, mố cầu được xây vuốt lên theo hình thang cân, làm rất chắc chắn, bằng những tảng đá nguyên khối xây ghép với nhau. Hai mố cách nhau khoảng gần 5m, ở giữa tạo khoảng trống cho dòng nước lưu thông và thuyền bè qua lại.
Mặt cầu rộng khoảng 2m, lát đá tảng xanh xen kẽ nhau; mặt đá bóng loáng, nhưng không trơn trượt. Hai bên hành lang cũng lát đá tảng, tạo phần gờ cao hơn phần mặt cầu khoảng 15cm.
Mặt cầu rộng khoảng 2m, lát đá tảng xanh xen kẽ nhau; mặt đá bóng loáng, nhưng không trơn trượt. Hai bên hành lang cũng lát đá tảng, tạo phần gờ cao hơn phần mặt cầu khoảng 15cm.
Nổi tiếng không kém cầu ngói chợ Lương là cầu Thượng ở làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, .
Nổi tiếng không kém cầu ngói chợ Thượng là cầu lợp lá làng Kênh (thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh).
Trải qua 700 năm, đến nay, cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đây là cây cầu nối hai bờ sông Hải Ninh, cũng là con đường độc đạo dẫn vào chùa Cổ Lễ phục vụ người dân đi lễ chùa ngày xưa. Trước đây, cầu được đặt theo theo hướng Bắc Nam. Sau đó, do hệ thống sông ngòi được chỉnh trang lại nên cây cầu đã đổi sang hướng Đông Tây để phù hợp với sinh hoạt, đi lại của người dân.
Trải qua 700 năm, đến nay, cầu lợp lá làng Kênh vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Cầu có 5 nhịp, mỗi nhịp từ 1m45 - 1m65, tạo nên một công trình dài 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên. Toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, sàn cầu được ghép bằng những tấm gỗ dày, rộng hơn 40cm.
Theo người dân địa phương sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được tếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Theo người dân địa phương, sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được tếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cũng là cây cầu cổ có tuổi đời hơn 500 năm, được xây dựng cùng thời với chùa Lương (xã Hải Anh) vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511.
Cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) cũng là cây cầu cổ có tuổi đời hơn 500 năm, được xây dựng cùng thời với chùa Lương (xã Hải Anh) vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511.
Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.
Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm, xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.
Phần mái cầu trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên, còn những viên ngói nam tựa như vảy con rồng, đang đổi màu theo thời gian.
Phần mái cầu trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên, còn những viên ngói nam tựa như vảy con rồng, đang đổi màu theo thời gian.
Cả 3 cây cầu đều được xây dựng theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” trên là nhà, dưới là cầu.
Cả 3 cây cầu đều được xây dựng theo lối kiến trúc “thượng gia hạ kiều” trên là nhà, dưới là cầu.
Ngày nay, cầu lợp làng Kênh trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến với Nam Định. Anh Trần Văn Kiên (Hà Nội) cho biết: “Dịp lễ mùng 2.9 này, Nam Định là địa điểm được cả gia đình tôi lựa chọn để khám phá. Trong đó, cầu ngói lợp lá ở thị trấn Cổ Lễ là điểm đến thứ 2 để lại nhiều ấn tượng trong tôi với thiết kế độc đáo và vẻ đẹp cổ kính“.
Ngày nay, những cây cầu cổ này trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến với Nam Định và là điểm dừng chân nghỉ ngơi của người dân quanh vùng. Ông Nguyễn Quang Vinh (67 tuổi), sống gần cầu ngói chợ Thượng xã Bình Minh, huyện Nam Trực cho biết: "Trước đây, cầu ngói chợ Thượng là nơi lưu thông duy nhất của đông đảo người dân trong vùng, còn bây giờ cứ mỗi buổi trưa, buổi tối, người dân lại ra đây ngồi trò chuyện, tránh nắng".
Lương Hà
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh cầu phao Ninh Cường - Nam Định sau gần 25 năm hoạt động

Lương Hà |

Nam Định - Cầu phao Ninh Cường nối hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã đi vào hoạt động được gần 25 năm, mỗi ngày có khoảng 9.000 phương tiện qua lại.

Ngắm ngôi đền cổ ở Nam Định gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc

Lương Hà |

Nam Định - Đền An Trạch ở làng An Trạch (xã Hải An, huyện Hải Hậu) được xây dựng vào thế kỷ XIX. Không chỉ là ngôi đền nổi tiếng ở huyện Hải Hậu, đền An Trạch còn là địa danh gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.

Diêm dân Nam Định phấn khởi thu hoạch muối ngày nắng đỉnh điểm

Lương Hà |

Nam Định - Công việc của người làm muối gắn liền với nắng gắt, nước biển mặn chát nên những ngày này, thời tiết Nam Định nắng nóng cao điểm, diêm dân ở xã Bạch Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) phấn khởi ra đồng thu hoạch muối.

Bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài làm Thứ trưởng Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Tại Quyết định số 555/QĐ-TTg ngày 21.6.2024, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Đáp án môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 đầy đủ 24 mã đề

Nhóm PV |

Đề thi, gợi ý đáp án môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được Báo Lao Động cập nhật đầy đủ, chính xác để bạn đọc tham khảo.

Trâu bất ngờ lao thẳng vào điểm thi THPT ở Hải Phòng

Mai Dung |

Ngày 28.6, trao đổi với Lao Động, lãnh đạo Trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) xác nhận, điểm thi Trường THPT Kiến Thụy vừa xảy ra việc một con trâu của người dân lao vào sân trường.

Trực tiếp bóng đá U16 Việt Nam vs U16 Myanmar tại giải U16 Đông Nam Á 2024

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U16 Việt Nam vs U16 Myanmar tại giải U16 Đông Nam Á 2024, diễn ra lúc 15h00 hôm nay (28.6).

Màn tranh luận gây lo lắng của ông Biden trước ông Trump

Ngọc Vân |

Các nghị sĩ Đảng Dân chủ lo ngại về phần thể hiện của Tổng thống Joe Biden sau 50 phút tranh luận đầu tiên với cựu Tổng thống Donald Trump.

Toàn cảnh cầu phao Ninh Cường - Nam Định sau gần 25 năm hoạt động

Lương Hà |

Nam Định - Cầu phao Ninh Cường nối hai huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) đã đi vào hoạt động được gần 25 năm, mỗi ngày có khoảng 9.000 phương tiện qua lại.

Ngắm ngôi đền cổ ở Nam Định gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc

Lương Hà |

Nam Định - Đền An Trạch ở làng An Trạch (xã Hải An, huyện Hải Hậu) được xây dựng vào thế kỷ XIX. Không chỉ là ngôi đền nổi tiếng ở huyện Hải Hậu, đền An Trạch còn là địa danh gắn với 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.

Diêm dân Nam Định phấn khởi thu hoạch muối ngày nắng đỉnh điểm

Lương Hà |

Nam Định - Công việc của người làm muối gắn liền với nắng gắt, nước biển mặn chát nên những ngày này, thời tiết Nam Định nắng nóng cao điểm, diêm dân ở xã Bạch Long (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) phấn khởi ra đồng thu hoạch muối.