Người Việt, đừng tự đầu độc (kỳ 5): Thịt, cá, vừa ăn vừa… run

Nhóm phóng viên |

Trung bình mỗi năm, một lượng lớn thủy sản của Việt Nam, chủ yếu là cá ba sa và tôm trị giá hơn 14 triệu đô la bị các thị trường nhập khẩu trả lại do nhiễm bẩn. Cũng rộ lên thông tin, các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm cách “xả” những lô hàng này ra thị trường nội địa...

“Hoàng đế” cũng… ế

Về An Giang, thủ phủ của cá tra, vào thời cao điểm lũ, nhưng trước mắt chúng tôi, người nuôi cá tra nơi đây như ngồi trên đống lửa. Vừa điều hành công nhân chuẩn bị trị bệnh cho ao cá tra gần 1 ha, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Chủ nhiệm HTX Thủy sản Châu Phú (huyện Châu Phú) vừa điện thoại, rồi phân bua với chúng tôi: “Hơn 100 tấn cá quá lứa, kêu bán lỗ, vẫn chưa có người mua, lại phải tốn tiền thức ăn, điều trị bệnh…”.

“Sao không kêu bán hồi mới vào chuẩn mà để đến nông nỗi này?”, chúng tôi khơi chuyện. Ông Nguyên cay đắng trả lời về vụ cá khó khăn nhất trong sự nghiệp của mình: “Biết tình hình khó, nên trước thời điểm cá đạt trọng lượng 700-800g, tôi gọi đến nhiều doanh nghiệp “đặt chỗ”, rồi cậy nhờ mấy anh lãnh đạo Hiệp hội Thủy sản An Giang (AFA), lãnh đạo huyện, tỉnh đánh tiếng thêm, nhưng chẳng ai ngó ngàng”.

Phó Chủ tịch AFA Lê Chí Bình, xác nhận: "Cứ vài ngày anh Nguyên điện thoại đến, nhưng chúng tôi không giúp được vì phần lớn các doanh nghiệp cũng đang gặp khó với cá nguyên liệu trong vùng nuôi của chính mình. Đây cũng là tình cảnh mà hàng trăm người nuôi cá tra tại các vùng trọng điểm như Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long… đang đối mặt". 

Vì sao từ chỗ được ví như “Hoàng đế” vì chất lượng vượt trội, cá tra lại ế đến vậy? Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị cho rằng, cốt lõi vẫn là do nhà nhập khẩu mất tín nhiệm vì chất lượng tuột dốc. Do phát triển nóng, công suất các nhà máy chế biến cá tra cao hơn 2 lần nhu cầu thị trường, nên nảy sinh cạnh tranh nội bộ.
Qua kiểm tra 6 mẫu thịt heo ở Đồng Tháp phát hiện có 5 mẫu nhiễm vi sinh Salmonella 

Nhưng nhiều doanh nghiệp đã cạnh tranh không lành mạnh bằng chiêu hạ giá bán. Để bù đắp vào khoản này, trong bối cảnh giá xuất khẩu liên tục giảm (từ 5USD/kg năm 1998 đến nay đang dao động 1,8-2,4 USD/kg), các doanh nghiệp dùng chiêu tăng trọng lượng ảo.

“Thay vì chỉ dùng để ngăn quá trình mất nước làm xấu miếng phi lê khi đông lạnh, nhiều doanh nghiệp đã đẩy tỷ lệ tăng trọng và mạ băng đến 80-90%, thậm chí nhiều hơn cả trọng lượng miếng cá”, ông N…B - một người thâm niên trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra Việt Nam - bật mí.

TS Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam thừa nhận: “Nhiều doanh nghiệp nước ngoài kêu, sau khi rã đông, phi lê cá tra Việt Nam bèo nhèo như miếng kem chuối bị cúp điện!”.

Bổ dưỡng thành bổ… ngửa

“Dịch bệnh bây giờ phức tạp lắm, nên nuôi cá tra cũng sử dụng thuốc phòng, trị nhiều hơn”, ông Nguyễn Văn Tưởng (ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa-Châu Phú-An Giang) chia sẻ. Dù có trên 20 năm kinh nghiệm, nhưng mấy năm nay, vụ cá nào ông Tưởng cũng phải rước “thầy” từ các công ty thuốc nổi tiếng về hỗ trợ với tổng số tiền thuốc tăng gấp 3-5 lần so với trước.

Điều này không chỉ lấy đi lợi nhuận của người nuôi mà còn để lại nhiều nguy cơ về an toàn thực phẩm. Theo các chuyên gia thủy sản, đây chính là căn nguyên để các cơ quan chức năng nước ngoài liên tục phát hiện và trả về nhiều lô phi lê cá tra Việt Nam do có dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép…

 Chế biến phi lê cá tra xuất khẩu
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), mỗi năm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là cá tra và tôm bị thiệt hại hơn 14 triệu đô la vì bị thị trường nhập khẩu trả về do nhiễm bẩn và dư lượng thuốc thú y. Và cũng như nhiều mặt hành nông sản khác, sau khi bị trả về, các doanh nghiệp lại âm thầm “xả” ra thị trường nội địa. “Cá tra, basa là món quà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho ĐBSCL. 
Bởi ngoài khả năng thích nghi với đặc thù địa lý nơi đây, cá tra còn cho thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là axít béo omega-3 (tiền thân của chất DHA được xem là chất bổ não, ngăn ngừa ung thư), nhưng do sản xuất, chế biến thiếu trách nhiệm mà thực phẩm bổ dưỡng này đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến người tiêu dùng bổ… ngửa”, GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ tỏ vẻ tiếc rẻ: “Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn xâm hại đến sức khỏe giống nòi”.

Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là giới hạn cuối cùng mà người tiêu dùng đối mặt. Ông N…B mang miếng cá rã đông, đưa vào nồi nấu. Một loáng sau, nước trong nồi ngầu đục rồi liên tiếp phụt lên chuỗi bọt như xà phòng… “Lúc này miếng cá như... dừa nạo đã vắt nước cốt, vì các dưỡng chất và cốt thịt bị lôi kéo ra ngoài do các tế bào đã vỡ do bị trữ đông quá lâu - ông N…B nói -  Giới hạn tối đa trữ đông đối với mặt hàng phi lê cá tra là 3 năm, nhưng do vận hành thiếu khoa học, nên nhiều doanh nghiệp để xảy ra tình trạng lô hàng bị “nhốt” đến 5-6 năm, thậm chí là 10 năm,  sau đó họ đem bán ra thị trường nội địa..." 

Thịt cá, kiểm là… “tá hỏa”

Không chỉ có cá tra mà còn rất nhiều sản phẩm thịt, cá đang lưu hành hiện nay nếu tiến hành thanh tra, kiểm tra đều “tá hỏa” vì mức độ nhiễm và mất an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có cả chất cấm. Ngay ở địa phương có số mẫu đạt yêu cầu “tăng đáng kể” như An Giang, Đồng Tháp cũng tồn tại nhiều con số đáng ngại. Chi cục phó Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản An Giang Trần Văn Nhì cho biết: "Năm 2014, kiểm tra 25 mẫu thủy sản khô thì phát hiện 13 mẫu bị nhiễm”.

Không chỉ các sai phạm như,  vượt giới hạn cho phép đối với vi khuẩn Staphylococcus, vi khuẩn E.coli… người ta còn phát hiện cả chất Trichlofon với nồng độ báo động đỏ (20.023,96 µg/kg) trên khô cá sặc rằn. Đây là hóa chất dùng để làm thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Chất này được các chủ cơ sở bán khô phun, tưới thường xuyên lên miếng khô để chống côn trùng, nhất là ruồi và kiến “tấn công” lên khô.

Và để chứng thực lời nói thật của mình, một bạn đồng nghiệp địa phương đưa chúng tôi đến chợ khô Châu Đốc (phường Châu Phú “A”- Tp Châu Đốc) để mục sở thị. Chiếm trọn cả khu nhà lồng là cả một "rừng" khô với đủ các loại cá, nên chợ khô Châu Đốc nồng nặc mùi đặc trưng. Hầu hết "rừng" khô  này  được bày thẳng giữa chợ, không được đậy điệm. Rảo một vòng, chúng tôi không hề phát hiện hình ảnh “ruồi bu, kiến đậu” nào lên những miếng khô. “Nhờ Trichlofon”, bạn đồng nghiệp quả quyết.

 Dù bày biện giữa không gian rộng lớn, nhưng hầu như cả chợ khô Châu Đốc không có bóng dáng của ruồi và kiến

Việc liên tiếp phát hiện sản phẩm cá khô ở An Giang nhiễm Trichlofon trong nhiều năm qua đã nhắc nhớ chúng tôi không được đồng lõa với sai phạm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người tiêu dùng. “Sau hai năm liên tiếp 2011, 2012 phát hiện sản phẩm khô cá của các cơ sở sản xuất ở ấp An Thái (Hòa Bình-Chợ Mới) nhiễm Trichlorfon với hàm lượng cao (8.446,77µg/kg - 13.413µg/kg), mới đây, chúng tôi trở lại tái kiểm và tiếp tục phát hiện sản phẩm cá khô nhiễm Trichlorfon”, một vị lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản An Giang bức xúc: “Thậm chí có đến 6/8 cơ sở bất hợp tác bằng cách đóng cửa cơ sở lại không tiếp đoàn kiểm tra”.

Trong khi đó ở Đồng Tháp, diễn biến thịt, cá nhiễm bẩn cũng khá phức tạp theo hướng “năm sau cao hơn năm trước”. Nhất là mặt hàng thịt heo. Theo Chi cục trưởng chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản Đồng Tháp Phạm Minh Quyền, 9 tháng đầu năm 2015, kiểm tra 6 mẫu đã phát hiện 5 mẫu nhiễm Salmonella, tăng trên 30% so cùng kỳ năm 2014. “Đây là vi sinh không được phép có trong thịt heo”, ông Quyền cho biết thêm.

Thu giữ hơn 100 kg tim lợn đã mốc xanh ở Hà Nội

Ngày 2.10, Đội 4 - Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra, phát hiện 3 hộ kinh doanh bán tim lợn mốc xanh tại chợ Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, đoàn công tác phát hiện 3 hộ kinh doanh gồm: Nguyễn Thị Thanh; Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Khâm đang kinh doanh hơn 100kg tim lợn nhập khẩu nhưng không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ và đang có màu đen, mốc xanh, có dấu hiệu cấp đông lại... 

Các chủ kinh doanh khai nhận, tim lợn đông lạnh được các hộ kinh doanh nhập về không rõ nguồn gốc để bán cho người tiêu dùng. Đoàn công tác đã lập biên bản vi phạm hành chính, đồng thời giao cho lực lượng Thú y quận Nam Từ Liêm chịu trách nhiệm tiêu hủy số tim lợn trên.

 

Nhóm phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Rau trái - bất an và bất thường...

NHÓM PV |

“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần. Bởi với thời gian này, khi đến người tiêu dùng, trái ớt ngậm cả chục loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang trong thời kỳ “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn”…

Hãi hùng sầu riêng “tắm” hóa chất

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Người ta nói “đi lượm sầu riêng”, không ai bảo “hái sầu riêng”. Nhưng bây giờ rất ít người được ăn sầu riêng chín rụng, mà chỉ có sầu riêng non tẩm hóa chất. PV Lao Động đã tận mắt thấy sầu riêng xanh non được thu hái đồng loạt, đem nhúng vào một loại hóa chất đặc quánh, vàng như nghệ, để vài ngày biến thành... sầu riêng “chín rụng”. Ăn của này có thể bị mờ mắt, ngạt thở, giảm trí nhớ... và những tai họa chưa lường được.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Rau trái - bất an và bất thường...

NHÓM PV |

“Bây giờ dịch bệnh dữ lắm nên 3 ngày là tôi pha trộn 3-4 thứ thuốc để phun một lần, và sau mỗi lần phun là tôi đổi thuốc mới để tránh bị “lờn”… thuốc” - anh Lê Văn Kề (ấp Long Bình, Long Kiến, Chợ Mới, An Giang) khiến chúng tôi chết lặng khi cho biết quy trình thu hoạch ớt là 4 ngày/lần. Bởi với thời gian này, khi đến người tiêu dùng, trái ớt ngậm cả chục loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang trong thời kỳ “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn”…

Hãi hùng sầu riêng “tắm” hóa chất

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Người ta nói “đi lượm sầu riêng”, không ai bảo “hái sầu riêng”. Nhưng bây giờ rất ít người được ăn sầu riêng chín rụng, mà chỉ có sầu riêng non tẩm hóa chất. PV Lao Động đã tận mắt thấy sầu riêng xanh non được thu hái đồng loạt, đem nhúng vào một loại hóa chất đặc quánh, vàng như nghệ, để vài ngày biến thành... sầu riêng “chín rụng”. Ăn của này có thể bị mờ mắt, ngạt thở, giảm trí nhớ... và những tai họa chưa lường được.