ỦY BAN TƯ PHÁP QUỐC HỘI NÓI VỀ “KỲ ÁN GỖ TRẮC”:

Yêu cầu các cơ quan tố tụng tôn trọng sự giám sát

LÂM CHÍ CÔNG |

Ngày 12.9, ngay sau khi có thông tin Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) Tối cao ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an - về tội “Ra quyết định trái pháp luật” trong vụ án bán gỗ trắc tang vật, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ quan điểm đồng tình và đánh giá cao sự quyết tâm “đánh án” của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị thông tin, tại phiên họp toàn thể lần thứ 13 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội mới đây, vụ án gỗ trắc nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn (Lào) - Lao Bảo (Việt Nam) liên quan đến doanh nhân Trương Huy Liệu và 3 cán bộ hải quan ở Quảng Trị và Đà Nẵng là bị can đã được Ủy ban Tư pháp Quốc hội đề cập với quan điểm rõ ràng. Đại biểu Nguyễn Bá Sơn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tư pháp - “Báo cáo của Chính phủ có đề cập đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phòng chống oan sai có nội dung đảm bảo sự tuân thủ của các cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng quy định của pháp luật; và có một ý cuối cùng nói rằng Ủy ban Tư pháp, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội chịu trách nhiệm thực hiện giám sát các việc này”. Từ đó, ông Nguyễn Bá Sơn đặt câu hỏi: Có hành vi vi phạm tố tụng thì có bắt buộc phải khôi phục quy trình tố tụng đó hay không?

Trong vụ án Trương Huy Liệu và Nguyễn Thị Dung, tại điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định và việc trưng cầu giám định tuân thủ theo quy định của Luật Giám định tư pháp. Khoản 4 Điều 2 của Luật Giám định tư pháp thì quy định rằng tổ chức giám định, người giám định tư pháp là người có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ giám định tư pháp theo trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng”. Cũng tại khoản 2 Điều 24 quy định những tổ chức giám định, người giám định không thuộc phạm vi này hoặc không đủ năng lực chuyên môn thì buộc phải từ chối. “Trong vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định một tổ chức giám định không có chức năng giám định tư pháp. Kết quả là đưa ra hai bản giám định. Như vậy sai phạm này có nghiêm trọng hay không khi mà buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng kết luận giám định vốn dĩ vi phạm quy định tố tụng?” - đại biểu Sơn nói. “Chúng tôi rất mong các cơ quan tố tụng tôn trọng sự giám sát của các Ủy ban của Quốc hội” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga nói.

Về vụ án kéo dài 8 năm chưa kết thúc này, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã thực hiện chức năng giám sát tại các phiên xử diễn ra tại Đà Nẵng. Sau các phiên xử, cơ quan này đã có văn bản gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng và các cơ quan trung ương khẳng định rằng đây là vụ án oan sai; không có tội phạm buôn lậu và cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng như tòa án đã tuyên. Mặc dù vậy, tại phiên xử phúc thẩm mới đây nhất, ngày 26.7.2019, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên không chấp nhận kháng cáo kêu oan; đồng thời tuyên tăng hình phạt tù giam đối với bị cáo Trương Huy Liệu (Phó giám đốc Công ty Ngọc Hưng) từ 1 năm 16 ngày của án sơ thẩm lên 7 năm tù giam, và Trần Thị Dung (Giám đốc Công ty Ngọc Hưng, vợ của Trương Huy Liệu) từ 9 tháng tù cho hưởng án treo lên 3 năm tù cho hưởng án treo cùng về tội buôn lậu. Hội đồng xét xử đã không trả lời được câu hỏi lớn nhất của vụ án: Không có tang vật là gỗ trắc nhập khẩu hợp pháp qua cửa khẩu thì căn cứ vào đâu để kết luận trong đó có “trà trộn” gỗ giáng hương (có giá trị thấp hơn nhiều lần gỗ trắc)?

LÂM CHÍ CÔNG
TIN LIÊN QUAN

"Kỳ án gỗ trắc": Ngoài ông Phan Văn Vĩnh, còn những ai liên quan?

LÂM CHÍ CÔNG |

Như tin Lao Động đã đưa, ngày 10.9, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an - về tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vì sao ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố trong "kỳ án" bán gỗ trắc tang vật?

LÂM CHÍ CÔNG |

Đang thụ án, ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị khởi tố bị can trong một vụ án “Ra quyết định trái pháp luật” do Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố hôm 31.5. Vụ án trên từng được gọi là "kỳ án buôn lậu gỗ trắc" xảy ra tại C44 Bộ Công an dưới thời ông Phan Văn Vĩnh làm Thủ trưởng cơ quan này.

Tòa án dùng kết quả giám định “chui” để tuyên buộc tội “buôn lậu”

LÂM CHÍ CÔNG |

Ngày 15.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình về những vấn đề liên quan đến vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng kéo dài gần 9 năm.

Ghé thăm thiên đường độc đáo dành cho mèo tại Malaysia

Tuấn Đạt |

Thiên đường của loài mèo ở thành phố Kuching (Malaysia) được dự kiến sẽ là điểm đến ưa chuộng của du khách vào dịp Tết Nguyên đán.

Để sống lại những phế tích ở vương quốc những lò gạch cũ Mang Thít

Thanh Hải |

Giữ di tích để bảo tồn văn hóa và tính đến việc phát triển du lịch - đó là "con đường" mà chính quyền, ngành Văn hóa tỉnh Vĩnh Long đã lựa chọn để làm "sống lại" vương quốc những lò gạch cũ - Mang Thít...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.

Cuộc chiến phòng vé dịp Tết: Trấn Thành - Vũ Ngọc Đãng, ai sẽ lên ngôi?

ĐÔNG DU |

Khi tác phẩm "Siêu lừa gặp siêu lầy" đột ngột rút khỏi rạp chiếu, phim Tết Việt chỉ còn 2 tác phẩm đối đầu nhau là "Nhà bà Nữ" của Trấn Thành và "Chị chị em em 2" của Ngọc Trinh.

Cháy lớn khu ổ chuột cuối cùng ở thủ đô Hàn Quốc

Song Minh |

500 người phải sơ tán khi đám cháy lớn bùng phát tại làng Guryong, một trong những khu ổ chuột cuối cùng của thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 20.1.

"Kỳ án gỗ trắc": Ngoài ông Phan Văn Vĩnh, còn những ai liên quan?

LÂM CHÍ CÔNG |

Như tin Lao Động đã đưa, ngày 10.9, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh - cựu Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an - về tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo quy định tại Khoản 2 Điều 371 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vì sao ông Phan Văn Vĩnh bị khởi tố trong "kỳ án" bán gỗ trắc tang vật?

LÂM CHÍ CÔNG |

Đang thụ án, ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị khởi tố bị can trong một vụ án “Ra quyết định trái pháp luật” do Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố hôm 31.5. Vụ án trên từng được gọi là "kỳ án buôn lậu gỗ trắc" xảy ra tại C44 Bộ Công an dưới thời ông Phan Văn Vĩnh làm Thủ trưởng cơ quan này.

Tòa án dùng kết quả giám định “chui” để tuyên buộc tội “buôn lậu”

LÂM CHÍ CÔNG |

Ngày 15.8, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị đã chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) Nguyễn Hòa Bình về những vấn đề liên quan đến vụ án bị cho là buôn lậu gỗ trắc xảy ra tại Quảng Trị và Đà Nẵng kéo dài gần 9 năm.