Vụ Vạn Thịnh Phát, Hội đồng xét xử yêu cầu C03 giám sát quá trình chồng bị cáo Trương Mỹ Lan gặp luật sư

Nhóm PV |

TPHCM - Trước khi phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo liên quan đến sai phạm trong hoạt động tín dụng diễn ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các đơn vị liên quan, gia đình của 10 bị cáo liên quan đã nộp thêm gần 6,2 tỉ đồng để khắc phục cho vụ án.

Hội đồng xét xử yêu cầu C03 giám sát quá trình Chu Lập Cơ gặp luật sư

16h30: Sau 15 phút nghỉ giải lao, HĐXX trở lại làm việc. Trước khi Viện kiểm sát tiếp tục công bố cáo trạng, HĐXX đề nghị, trong quá trình nghỉ giải lao ở các phiên tòa, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) gặp luật sư, cố vấn phải có sự giám sát của C03 Bộ Công an.

16h: Viện kiểm sát đang đọc cáo trạng vụ án kéo dài 160 trang.

Luật sư đề nghị tòa làm rõ sự có mặt của đại diện Ngân hàng SCB

Trong phần thủ tục trưa ngày 5.3, một số luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trình bày sức khỏe của các thân chủ không tốt, mong HĐXX tạo điều kiện để một số bị cáo có thể ngồi trong quá trình trả lời tòa, vắng mặt trong một số ngày xét xử.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan xin cho thân chủ được ngồi trong quá trình xét xử vì lý do sức khỏe và phiên tòa kéo dài. Bên cạnh đó, luật sư cũng đề nghị được tiếp xúc với bị cáo trước khi phiên tòa bắt đầu và trong thời gian giải lao. Ngoài ra, luật sư cũng đề nghị Hội đồng xét xử cấp giấy bút để bị cáo Lan ghi chép trong quá trình xét xử.

Chủ toạ Phạm Lương Toản trong phiên xử sơ thẩm ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú
Chủ toạ Phạm Lương Toản trong phiên xử sơ thẩm ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú

Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan) đề nghị tòa làm rõ sự có mặt của đại diện Ngân hàng SCB.

Tiếp đó, luật sư Lê Hồng Nguyên (bào chữa cho bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn) đề nghị HĐXX xét hỏi theo phương thức “cuốn chiếu”, tạo điều kiện cho các luật sư xét hỏi. Đồng thời, luật sư nói, nếu quá trình xét xử, các bị cáo có nhu cầu nộp tiền khắc phục bổ sung thì mong tòa tạo điều kiện.

Phiên toà Vạn Thịnh Phát xét xử suốt tuần nếu cần thiết

Trả lời các kiến nghị của luật sư về kế hoạch xét xử, thẩm phán Phạm Lương Toản - Chủ tọa phiên tòa cho biết, tòa không theo một khuôn mẫu nào mà sẽ căn cứ vào diễn biến phiên tòa.

"Nếu tới phần của luật sư nào, chúng tôi sẽ thông báo trước cho các luật sư chuẩn bị. Tất cả luật sư phải luôn luôn có mặt, nếu tự ý rời vị trí xem như từ bỏ quyền bào chữa của mình trước tòa. Hội đồng sẽ cắt phần của các luật sư", chủ tọa nói.

Theo dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra từ 5.3 đến 29.4. Tuy nhiên, ông Phạm Lương Toản cho biết, nếu xét thấy quá trình diễn biến, tranh tụng diễn ra nhanh hơn, HĐXX có thể kết thúc phiên tòa trước ngày 29.4, trường hợp kéo dài thì sẽ có thể qua mốc thời gian dự kiến. Ngoài ra, HĐXX vẫn sẽ làm việc cả thứ Bảy và Chủ nhật nếu cần thiết. Kế hoạch sẽ được thông báo vào ngày thứ Sáu mỗi tuần.

Bên trong phiên xử sơ thẩm vụ Vạn Thịnh Phát ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú
Bên trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ Vạn Thịnh Phát ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú

Đối với ý kiến của luật sư cho rằng, thời gian tiếp xúc với các bị cáo ngắn và mong muốn được tiếp cận lâu hơn, chủ tọa cho biết, quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe cho các bị cáo. Song, tòa cũng thông báo cho các cán bộ dẫn giải về việc cho phép luật sư tiếp xúc với bị cáo trong thời gian nghỉ giải lao để tư vấn pháp luật mà không cần sự giám sát của C03, Viện KSND Tối cao.

Trong trường hợp luật sư muốn tiếp xúc thêm ngày thứ Bảy, Chủ nhật thì làm đơn đề nghị, HĐXX sẽ xem xét.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí xin vắng mặt ở các phiên xử sau do bị chấn thương cột sống


11h30: HĐXX kết thúc phần thẩm tra lý lịch. Bị cáo Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch HĐQT Công ty Capella, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang - là bị cáo cuối cùng trong vụ án bước lên bục khai báo. Bị cáo Nguyễn Cao Trí được xác định lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 1.000 tỉ đồng của bị cáo Trương Mỹ Lan.

Bị cáo Trí khai mình bị chấn thương cột sống và một số bệnh khác. Do đó, HĐXX cho hay, nếu quá trình xét xử, sức khỏe không đảm bảo thì bị cáo báo lại cho tòa biết.

Bị cáo Nguyễn Cao Trí khai mình không có tiền án, tiền sự và bị bắt tạm giam vào ngày 24.2.2023.

Kết thúc trình bày của mình, trong phần kiểm tra lý lịch, bị cáo Nguyễn Cao Trí cho biết, bản thân bị chấn thương cột sống. Trong quá trình điều tra đã rất hợp tác với cơ quan điều tra, gia đình cũng đã khắc phục toàn bộ số tiền nên bị cáo xin được vắng mặt trong các phiên xử sau.

Sau khi hoàn tất phần thẩm tra lý lịch, HĐXX thông báo trong số hơn 2.400 cá nhân, tổ chức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được triệu tập tới phiên tòa, chỉ có 81 đại diện tới tòa. Đến 11h39 ngày 5.3, HĐXX chuyển sang phần thông báo quyền và nghĩa vụ của các bị cáo.

Ngoài ra, trong phần kiến nghị của phía luật sư, luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trình bày, do bị cáo Trí trong người có nhiều trọng bệnh, trong đó đặc biệt là bệnh liên quan đến cột sống đã được bác sĩ chỉ định là hạn chế đi lại trong mọi trường hợp, nên mong HĐXX cho phép bị cáo Trí được ngồi trong quá trình xét hỏi và được vắng mặt trong các phần không liên quan đến bị cáo.

Luật sư Phan Trung Hoài cũng xin cho bị cáo Trương Mỹ Lan được ngồi trong quá trình xét xử do tình hình sức khỏe không đảm bảo.

HĐXX cũng cho biết, nếu sức khỏe các bị cáo không tốt, có thể gửi đơn, hồ sơ để HĐXX xem xét. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí trong phiên tòa ngày 5.3, HĐXX chấp nhận cho bị cáo này được ngồi trong quá trình xét hỏi.

Nhiều bị cáo nộp tiền khắc phục hậu quả trước phiên toà

TAND TPHCM đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác (trong đó xét xử vắng mặt với 5 bị cáo với lý do đang bỏ trốn) vì những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những đơn vị liên quan.

Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên xử sơ thẩm diễn ra sáng 5.3. Ảnh: Anh Tú

Trước khi phiên xét xử diễn ra, có 10 bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả. Tổng số tiền khắc phục ngay trước phiên toà là hơn 6,2 tỉ đồng.

Trong đó, gia đình bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB) nộp 4,5 tỉ đồng; gia đình bị cáo Phan Tấn Trung (cựu Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM) nộp 546 triệu đồng; Nguyễn Thanh Tùng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dầu khí Đông Phương) nộp 500 triệu đồng.

Các bị cáo tại phiên sơ thẩm sáng ngày 5.3. Ảnh: Anh Tú
Các bị cáo tại phiên sơ thẩm sáng 5.3. Ảnh: Anh Tú

Gia đình bị cáo Trần Thị Kim Chi (cựu nhân viên Công ty CP Natural Land), Lưu Chấn Nguyên (cựu Giám đốc Phòng Giao dịch Bảy Hiền SCB) nộp 30 triệu đồng/bị cáo. Phạm Mạnh Cường (cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định SCB) và Cao Việt Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) cùng nộp 200 triệu đồng/người; Bùi Nhân (cựu Phó Tổng Giám đốc SCB) nộp 70 triệu đồng; Bùi Đức Khoa (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Natural Land), và Trần Hoàng Giang (cựu Phó Giám đốc khối phê duyệt tín dụng SCB), mỗi người nộp 50 triệu đồng.

Trước đó, gia đình các bị cáo Trương Mỹ Lan, Tạ Hùng Quốc Việt, Trần Văn Nghị và Trương Huệ Vân tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả vụ án gần 119 tỉ đồng và 306.000 USD; bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã nộp khắc phục 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có số tiền hơn 10 tỉ đồng; bị cáo Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) nộp 390.000 USD; bị cáo Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) nộp 20.000 USD và 210 triệu đồng;...

Ngoài ra, trong giai đoạn truy tố, cơ quan chức năng đã thu giữ thêm từ các bị cáo gần 55,5 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, các cơ quan tố tụng đã phong tỏa 42 tài khoản của các bị cáo và các cá nhân đứng tên hộ bị cáo mở tại các ngân hàng, tổng cộng gần 1.900 tỉ đồng và hơn 8,4 triệu USD.

Tòa yêu cầu kiểm tra lại ngày bắt giữ bị cáo Trương Mỹ Lan

Chủ tọa công bố danh sách 86 bị cáo bị truy tố ra tòa, tại phiên tòa có mặt 79/86 bị cáo. Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định tinh thần ổn định.

9h: Bị cáo Trương Mỹ Lan là người đầu tiên bước lên bục khai báo, bị cáo khai to, rõ những thông tin liên quan về nhân thân. Bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết sinh ra tại TPHCM và thường trú tại Quận 1. Về trình độ học vấn, bị cáo khai trình độ 12/12, làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có chồng là bị cáo Chu Lập Cơ và có 2 người con.

Bị cáo Trương Huệ Vân bị truy tố. Ảnh: Anh Tú
Bị cáo Trương Huệ Vân bị xác định vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Lan. Ảnh: Anh Tú

Bị cáo Trương Mỹ Lan khẳng định trước HĐXX mình chưa có tiền án, tiền sự và bị bắt ngoài đường vào ngày 6.10.2022. Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện bị cáo Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 8.10.2022.

Đứng trên bục khai báo, bị cáo Trương Huệ Vân (cháu bị cáo Trương Mỹ Lan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) khai có 1 chồng và 2 con. Bị cáo bị bắt tạm giam vào ngày 7.10.2022, còn hồ sơ thể hiện bị bắt tạm giam vào ngày 8.10.2022.

Trước thông tin chưa trùng khớp, HĐXX yêu cầu Viện Kiểm sát kiểm tra lại thông tin ngày bắt tạm giam đối với hai bị cáo Trương Mỹ Lan và Trương Huệ Vân.

Clip bị cáo Trương Mỹ Lan khai báo tại tòa. Video: Anh Tú

Bị cáo Trương Mỹ Lan, bị TAND TPHCM xét xử về tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản. Còn bị cáo Trương Huệ Vân bị xác định vai trò giúp sức tích cực cho bị cáo Lan, gây thiệt hại gần 1.100 tỉ đồng.

Trong các bị cáo khác bị xét xử, có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước; 7 bị cáo thuộc công ty thẩm định giá... bị Viện KSND Tối cao truy tố về các tội: tham ô tài sản, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng.

Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella) bị xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Trương Mỹ Lan 1.000 tỉ đồng.

Đây là vụ án được xác định có thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay với tổng thiệt hại của Ngân hàng SCB khoảng 498.000 tỉ đồng.

* Tiếp tục cập nhật

Cáo trạng xác định, với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân, từ năm 2011, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Dù không trực tiếp nắm quyền điều hành, bị cáo Lan sở hữu 91,5% cổ phần của SCB thông qua các cá nhân khác. Sau khi thâu tóm thành công, bị cáo Lan đã chỉ đạo lãnh đạo ngân hàng phối hợp cùng cán bộ chủ chốt ở Vạn Thịnh Phát rút tiền của ngân hàng dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được lập khống.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhiều lần chỉ đạo rút tiền trước, hoàn thiện hồ sơ sau. Cáo trạng xác định, trong 10 năm, từ năm 2012 đến 2022, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng đồng phạm đã được SCB giải ngân hàng nghìn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.

Tuy nhiên, phần lớn hồ sơ khoản vay được lập khống, tài sản đảm bảo không đủ giá trị pháp lý. Tính đến tháng 10.2022, tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 677.000 tỉ đồng; sau khi trừ đi các tài sản bảo đảm có giá trị, thiệt hại gây ra là hơn 498.000 tỉ đồng.

Trong đó, bị cáo Trương Mỹ Lan bị cáo buộc tham ô tài sản của SCB hơn 304.000 tỉ đồng, cùng với đó là hơn 129.000 tỉ đồng tiền lãi và chi phí phát sinh. Hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan còn gây thiệt hại cho SCB hơn 64.600 tỉ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Trong 18 thành viên đoàn thanh tra, bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước bị cáo buộc Nhận hối lộ 5,2 triệu USD; 10 người bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; 7 người không bị xử lí hình sự...

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan và phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát sáng nay

Nhóm PV |

TPHCM - Sáng nay (ngày 5.3), TAND TPHCM đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác (trong đó có 5 bị cáo bỏ trốn bị xét xử vắng mặt) vì những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những đơn vị liên quan.

Hàng trăm chiến sĩ Công an thắt chặt an ninh phiên xử vụ Vạn Thịnh Phát

Nhóm PV |

TPHCM - Khoảng 5 giờ ngày 5.3, cả trăm chiến sĩ Công an được điều động đến Tòa án Nhân dân TPHCM sớm để đảm bảo an ninh tại phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956) - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo Chu Lập Cơ - chồng bị cáo Lan và 84 bị cáo liên quan.

Sáng nay, xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Nhóm PV |

TPHCM - Sáng nay (ngày 5.3), TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) và 84 bị cáo liên quan các sai phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỉ đồng.

Tin 20h: Bphone của ông Nguyễn Tử Quảng "mất tích" trên thị trường như thế nào?

NHÓM PV |

5 nơi ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất Hà Nội hôm nay; Bphone của ông Nguyễn Tử Quảng biến mất như thế nào? Loạt "đất vàng" nhà máy sắp hóa khu đô thị, dân Hà Nội lo ngại cảnh ùn tắc...

Cháy nhà chứa rác, khói đen bao trùm tòa chung cư ở Hà Nội

Tô Thế |

Chiều 6.3, một vụ cháy đã xảy ra tại tòa chung cư trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Chỉ trong một thời gian ngắn, khói đen đã bao trùm cả bên trong và bên ngoài tòa nhà.

Khách Tây mê tiệm bánh mì cá nục 30 năm tuổi ở TPHCM

Ninh Phương |

Tiệm bánh mì cá nục nằm sâu trong một con ngõ hẹp ở quận Bình Thạnh, TPHCM thu hút sự chú ý của Max McFarlin, blogger ẩm thực Mỹ.

Sập cầu treo tại Nghệ An

Hải Đăng |

Nghệ An - Trưa 6.3, cầu treo Kẻ Nính dài hơn 100m, bắc qua sông Hiếu, nối 2 bản Kẻ Nính và Đình Tiến, cùng thuộc xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, Nghệ An đã bất ngờ đổ sập.

Hoạt động kinh doanh của OceanBank ra sao sau 8 năm rơi vào kiểm soát đặc biệt

Minh Ánh |

Thống kê hết năm 2023, dư nợ tín dụng, tổng tài sản của OceanBank ghi nhận tăng trưởng. Sau nhiều năm rơi vào kiểm soát đặc biệt, ngân hàng này cho biết, đã xử lý thu hồi 13.000 tỉ đồng nợ xấu.

Hình ảnh bị cáo Trương Mỹ Lan và phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát sáng nay

Nhóm PV |

TPHCM - Sáng nay (ngày 5.3), TAND TPHCM đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo khác (trong đó có 5 bị cáo bỏ trốn bị xét xử vắng mặt) vì những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và những đơn vị liên quan.

Hàng trăm chiến sĩ Công an thắt chặt an ninh phiên xử vụ Vạn Thịnh Phát

Nhóm PV |

TPHCM - Khoảng 5 giờ ngày 5.3, cả trăm chiến sĩ Công an được điều động đến Tòa án Nhân dân TPHCM sớm để đảm bảo an ninh tại phiên xử bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956) - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo Chu Lập Cơ - chồng bị cáo Lan và 84 bị cáo liên quan.

Sáng nay, xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Nhóm PV |

TPHCM - Sáng nay (ngày 5.3), TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ án liên quan đến bị cáo Trương Mỹ Lan (sinh năm 1956, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát), bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan) và 84 bị cáo liên quan các sai phạm trong hoạt động tín dụng, gây thiệt hại cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khoảng 498.000 tỉ đồng.