Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn tiếp tục cộng tác với người lao động cao tuổi sau khi về hưu, và đó cũng là nhu cầu của nhiều người lao động. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần phải chú ý để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Hiện nay, doanh nghiệp, đơn vị muốn sử dụng người lao động cao tuổi còn đủ sức khỏe ở một số vị trí, bởi họ thường cần mẫn, quen thuộc công việc, cẩn trọng và có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Văn Cảnh - Công ty Luật Nguyễn Cảnh, Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, người sử dụng lao động cần phải hiểu rõ, và chú ý một số chi tiết để giao kết hợp đồng với người lao động cao tuổi đúng theo quy định pháp luật.

Trước tiên, cần phải xác định đâu là lao động cao tuổi? Theo quy định tại khoản 1 điều 148 Bộ Luật Lao động 2019, thì người lao động cao tuổi được hiểu là người tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, hiện nay độ tuổi nghỉ hưu không còn cố định như trước đây mà tăng dần theo lộ trình, đến năm 2028 là đủ 62 tuổi đối với nam; và đủ 60 tuổi đối với nữ vào 2035.

Trong vấn đề thời gian làm việc, giao kết hợp đồng, quyền lợi của người lao động... thì người sử dụng lao động cũng cần chú ý các điểm sau:

- Người lao động cao tuổi được yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc. Tại khoản 2 Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. 

Như vậy, so với người lao động thông thường, người lao động cao tuổi sẽ được làm việc trong thời gian ngắn hơn.

- Luật không hạn chế việc yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ, nhưng phải chú ý quy định gồm: được người lao động đồng ý; số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; hoặc không quá số giờ quy định trong 1 tháng, 1 năm ... tùy theo vị trí công việc. 

- Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn (khoản 3 Điều 149 BLLĐ năm 2019).

Nếu vi phạm thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng.  Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.

- Về vấn đề giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi, người sử dụng lao động chỉ có thể ký kết hợp đồng lao động có thời hạn (không quá 36 tháng) và không thời hạn tùy theo nhu cầu thực tế theo quy định. Đồng thời, hai bên cũng có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn theo quy định tại điều 149 Bộ Luật Lao động 2019.

- Ngoài ra, căn cứ theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động cao tuổi chưa được hưởng lương hưu vẫn là đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Còn căn cứ Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp người lao động cao tuổi đã được hưởng lương hưu thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm cho người lao động khoản tiền tương ứng mức đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào lương cho người lao động.

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Lương hưu thấp, người cao tuổi xoay đủ nghề

Nhóm PV |

Công tác trong ngành giáo dục hơn 40 năm, nhưng về hưu, bà Đào Thị Hồng (Yên Thuỷ, Hoà Bình) chỉ nhận được mức lương hưu 1,7 triệu đồng/tháng. Điệp khúc giật gấu vá vai, vay trước trả sau không biết bao giờ mới kết thúc. Đáng nói, trường hợp của bà Hồng không phải là cá biệt.

Sau nghỉ hưu, người cao tuổi chỉ ở nhà trông cháu vì khó kiếm việc làm

Nhóm PV |

Hà Nội - Sau khi về hưu, dù còn sức còn lực nhưng bà Vũ Thị Hoa Liên (Bạch Mai, Hai Bà Trưng), không tìm được công việc phù hợp. Hết cách bà chỉ ở nhà để trông cháu, rồi vô tình bén duyên với nghề trông trẻ. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp lao động cao tuổi sau về hưu, chỉ làm công việc bảo vệ, chăm trẻ, giúp việc gia đình,...dù lực lượng này có nhiều ưu thế về kinh nghiệm, tri thức.

Ngoài 60, nhiều lao động cao tuổi vẫn làm việc để kiếm thêm thu nhập

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Hà Nội - Dù đã cao tuổi, nhưng sức khoẻ của ông Nguyễn Xuân Quang (Đan Phượng) vẫn không khác nhiều so với trước kia. Không muốn trở thành gánh nặng cho con cái, đồng thời để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nuôi con cái ăn học, sau khi về hưu, ông Quang lại tiếp tục lựa chọn làm thêm công việc bảo vệ.

Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua: Nguồn thuốc giải độc rất hiếm

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Liên quan đến vụ ngộ độc chất kịch độc Botulinum, chuyên gia trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc tại tỉnh Quảng Nam, đang lo ngại về tình hình thiếu thuốc giải độc, cùng với đó là thói quen ăn uống của người dân hiện nay có thể tiếp tục ghi nhận thêm ca ngộ độc tương tự.

Cán bộ không được tổ chức tiệc cưới, tân gia xa hoa lãng phí hoặc vụ lợi

VƯƠNG TRẦN |

Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ nêu rõ, cán bộ, công chức, viên chức không tổ chức tiệc cưới, ăn hỏi, đám ma, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các công việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Cháy lớn tại Công ty Cổ phần One One miền Trung

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Lực lượng chức năng đang điều động xe cứu hỏa đến hiện trường để chữa đám cháy lớn ở Công ty Cổ phần One One miền Trung.

Dự báo thời tiết 21.3: Miền Bắc tiếp tục tăng nhiệt nhanh, trời nắng oi

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 21.3, miền Bắc tăng nhiệt, ngày trời nắng với nhiệt độ cao nhất khoảng 32 độ C. Khu vực vùng núi phía tây từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng, nhiệt độ lên đến 35 - 37 độ C.

Du khách Trung Quốc sẽ tăng dần theo tốc độ phục hồi hàng không

Ý Yên |

Ngay từ 15.3 - ngày Trung Quốc chính thức cho phép tổ chức tour đến Việt Nam theo chương trình thí điểm mở cửa du lịch đợt 2, các địa phương từ Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh... đã đón hàng trăm khách du lịch theo đoàn. 

Lương hưu thấp, người cao tuổi xoay đủ nghề

Nhóm PV |

Công tác trong ngành giáo dục hơn 40 năm, nhưng về hưu, bà Đào Thị Hồng (Yên Thuỷ, Hoà Bình) chỉ nhận được mức lương hưu 1,7 triệu đồng/tháng. Điệp khúc giật gấu vá vai, vay trước trả sau không biết bao giờ mới kết thúc. Đáng nói, trường hợp của bà Hồng không phải là cá biệt.

Sau nghỉ hưu, người cao tuổi chỉ ở nhà trông cháu vì khó kiếm việc làm

Nhóm PV |

Hà Nội - Sau khi về hưu, dù còn sức còn lực nhưng bà Vũ Thị Hoa Liên (Bạch Mai, Hai Bà Trưng), không tìm được công việc phù hợp. Hết cách bà chỉ ở nhà để trông cháu, rồi vô tình bén duyên với nghề trông trẻ. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp lao động cao tuổi sau về hưu, chỉ làm công việc bảo vệ, chăm trẻ, giúp việc gia đình,...dù lực lượng này có nhiều ưu thế về kinh nghiệm, tri thức.

Ngoài 60, nhiều lao động cao tuổi vẫn làm việc để kiếm thêm thu nhập

Minh Ánh - Tuấn Anh |

Hà Nội - Dù đã cao tuổi, nhưng sức khoẻ của ông Nguyễn Xuân Quang (Đan Phượng) vẫn không khác nhiều so với trước kia. Không muốn trở thành gánh nặng cho con cái, đồng thời để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nuôi con cái ăn học, sau khi về hưu, ông Quang lại tiếp tục lựa chọn làm thêm công việc bảo vệ.