Xuyên suốt là nhiệm vụ đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

THU TRÀ |

95 năm (28.7.1929 - 28.7.2024) hình thành và phát triển, ở giai đoạn nào của lịch sử đất nước, tổ chức Công đoàn Việt Nam cũng khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của mình. Hiện nay, với những đổi mới mạnh mẽ trong từng hoạt động từ cấp cơ sở, Công đoàn Việt Nam đang quyết tâm thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động để đáp ứng tình hình mới.

Nhiều mô hình mới trong chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn Việt Nam đang hướng tới xây dựng hệ thống chính sách, tập trung nguồn lực của tổ chức Công đoàn chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động theo hướng đồng bộ, ổn định, dài hạn, bao trùm, bền vững; huy động nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh. Tạo sự gắn kết chặt chẽ, bền vững giữa đoàn viên với tổ chức Công đoàn, thu hút đông đảo người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện.

Với phương châm đổi mới trong từng hành động, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều mô hình mới trong công tác chăm lo cả về vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những mô hình chăm lo thiết thực, hiệu quả tiếp tục được phát triển, hoàn thiện, đổi mới, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn như: “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn”, chương trình “Mái ấm Công đoàn”, chương trình “Hành trình Tết Công đoàn”, các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; các chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, khi doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng..., qua đó đã góp phần quan trọng trong việc tham gia phát triển, phục hồi kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đoàn viên, người lao động.

Quá trình hình thành và phát triển của Công hội đỏ Bắc Kỳ gắn liền với quá trình hoạt động Cách mạng của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu của thế kỷ 20. Người đã tham gia Công đoàn hải ngoại Anh khi hoạt động tại Luân Đôn trong những năm 1914 - 1917; gia nhập Công đoàn Kim khí quận 17 Paris vào năm 1919. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đặt cơ sở lý luận và nền tảng tư tưởng cho việc thành lập tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trong tác phẩm "Đường Kách mệnh", Người chỉ dẫn: "Tổ chức Công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới".

Đơn cử như dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 vừa qua có trên 10,5 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo Tết do Công đoàn tổ chức, với tổng số tiền hơn 7 nghìn tỉ đồng, tăng 28% về số người, tăng 15% về kinh phí so với năm 2023. Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” qua sàn giao dịch thương mại điện tử được tổ chức lần đầu tiên trên quy mô toàn quốc với hơn 66 nghìn đoàn viên, người lao động được nhận hỗ trợ, với tổng số tiền trên 20 tỉ đồng để thực hiện mua sắm.

Chương trình "Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024" đã hỗ trợ vé tàu, vé máy bay, vé xe cho hơn 240 nghìn lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền trên 106 tỉ đồng, trong đó "Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2024", "Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2024" ở cấp Tổng LĐLĐVN hỗ trợ miễn phí cho gần 1.300 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích xuất sắc làm việc ở các tỉnh phía Nam, có quê ở các tỉnh phía Bắc về quê đón Tết và quay lại nơi làm việc sau Tết.

Điển hình như các cấp Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã chăm lo cho gần 633.000 lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền trên 614 tỉ đồng với nhiều nội dung, nét mới, mang đậm dấu ấn riêng; tặng quà 2.993 đoàn viên làm việc trong các nghiệp đoàn xe ôm, bốc xếp, vệ sinh, giáo viên mầm non dân lập... có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết với mỗi phần quà trị giá 700.000 đồng; tổ chức thăm hỏi, động viên 129 nghiệp đoàn của thành phố, mỗi nghiệp đoàn trao tặng 2.000.000 đồng; tổ chức chương trình “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng Thành phố” với 21.090 hộ gia đình công nhân lao động tiêu biểu tham gia các hoạt động vui chơi và dự cơm cùng các cấp Công đoàn.

Còn tại Bắc Giang, Công đoàn tổ chức chương trình “Chợ Tết Công đoàn”, Gian hàng 0 đồng từ nguồn xã hội hóa với số tiền hơn 6 tỉ đồng bán các mặt hàng nhu yếu phẩm do chính đoàn viên, người lao động sản xuất, được hỗ trợ bởi chính doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; phối hợp tổ chức chương trình “Đồng hành cùng công nhân lao động quê xa về quê đón Tết” với 46 chuyến xe đưa 2.200 công nhân lao động về quê đón Tết, tổng kinh phí trên 8,2 tỉ đồng; tổ chức chương trình “Tết không xa nhà” cho 800 đoàn viên, người lao động ở lại địa phương đón Tết với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Đặc biệt, năm 2024 đánh dấu 10 năm chương trình "Tết Sum vầy” được tổ chức. Qua 10 năm triển khai có hơn 168 nghìn chương trình được thực hiện, thu hút hơn 29 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia với tổng số tiền hơn 17 nghìn tỉ đồng. "Tết Sum vầy” đã thực sự khẳng định được giá trị, trở thành hoạt động mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn mỗi dịp Tết đến, Xuân về, nhận được sự quan tâm, ghi nhận của cấp ủy đảng, sự quan tâm, phối hợp của chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, sự đánh giá tích cực của đoàn viên, người lao động và toàn xã hội. Riêng năm 2024, các cấp công đoàn tổ chức hơn 18 nghìn chương trình "Tết Sum vầy - Xuân chia sẻ", thu hút gần 4 triệu lượt đoàn viên, người lao động tham gia, có hơn 2,1 triệu lượt đoàn viên, người lao động được tặng quà tại chương trình với tổng số tiền hơn 1.300 tỉ đồng...

Các đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn
Các đại biểu dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Ảnh: Hải Nguyễn

Tham gia xây dựng chính sách liên quan quyền lợi của người lao động

Để thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo lợi ích của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam còn tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả việc xây dựng chính sách liên quan quyền lợi của người lao động.

Thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã tích cực nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động, như Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Việc làm (sửa đổi); tham gia xây dựng phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, Nghị định quy định về Nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023.

Nhiều ý kiến góp ý của Công đoàn đã được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, góp phần chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Các đại biểu là cán bộ công đoàn đã thể hiện tiếng nói đại diện đoàn viên, người lao động tại các diễn đàn, hội nghị của Quốc hội, Trung ương Đảng, Chính phủ, địa phương, ngành về các vấn đề có liên quan đến đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, Tổng LĐLĐVN tập trung xây dựng, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) báo cáo Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Đặc biệt, mới đây nhất, tại kỳ họp lần thứ 5, khóa XIII, Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thông qua nội dung Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới” với những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó có những nhiệm vụ và giải pháp như chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền, chuyên môn xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.

Tham mưu với Quốc hội ban hành, sửa đổi, hoàn thiện các luật tác động đến đoàn viên, người lao động, tổ chức công đoàn, trong đó tập trung vào các nội dung như tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bữa ăn ca, an toàn vệ sinh lao động; các chính sách đối với lao động làm việc trong các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

Nghị quyết cũng đặt ra việc bố trí nguồn lực đủ mạnh bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Trong đó kiện toàn, sắp xếp vị trí việc làm về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động từ Tổng Liên đoàn đến công đoàn cấp trên cơ sở theo hướng đảm bảo đủ số lượng, phẩm chất, năng lực thực hiện; đổi mới nội dung, chất lượng, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn làm công tác chăm lo phúc lợi.

Xây dựng, triển khai các chính sách dài hạn, bao trùm chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động cũng là một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra, gồm: Chính sách hỗ trợ về nhà ở; chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động khi gặp khó khăn; chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị giảm, mất việc làm; chính sách hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức.

Một số dấu mốc trong 95 năm hình thành và phát triển của Công đoàn Việt Nam

- Ngày 28.7.1929, Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ và hệ thống tổ chức của Công hội, ra báo "Lao Động" và tạp chí "Công hội Đỏ", bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng. Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.

- Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945): Dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức Công đoàn thực sự là trung tâm đoàn kết của công nhân lao động Việt Nam. Với trên 20 vạn người vào thời điểm năm 1945, các đoàn viên Công đoàn trở thành lực lượng nòng cốt làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước Công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954): Sau Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 3.1946, Hội nghị đại biểu Công nhân cứu quốc Bắc Bộ, Trung Bộ và Tổng Công đoàn Nam Bộ đã quyết định thống nhất về mặt tổ chức trên phạm vi cả nước thành "Hội Công nhân cứu quốc". Tháng 6.1946, tại Hội nghị cán bộ Công đoàn cứu quốc đã đổi tên "Hội Công nhân cứu quốc" thành "Công đoàn". Ngày 20.7.1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, "Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam" đã chính thức được thành lập và được công nhận là thành viên chính thức của Liên hiệp Công đoàn thế giới vào năm 1949.

- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975): Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa I) họp vào tháng 8.1954 đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là "Cần phải động viên, tổ chức đông đảo quần chúng lao động trong các đô thị thành một lực lượng mạnh mẽ làm chỗ dựa tốt nhất, chắc chắn nhất cho chính quyền tiến hành công tác tiếp thu, phục hồi sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự thành phố".

- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 - 1986): Các phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong CNVCLĐ đã tạo được bước chuyển biến tích cực, nhiều điển hình tiên tiến và nhân tố mới đã hình thành, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác phát triển đoàn viên được Công đoàn chú trọng, số đoàn viên và công đoàn cơ sở ngày càng tăng lên.

- Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986 - 2023): Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, họp từ ngày 1 - 3.12.2023 tại Thủ đô Hà Nội đề ra 7 nhóm chỉ tiêu phấn đấu hàng năm; 3 nhóm chỉ tiêu đến hết nhiệm kỳ và 3 khâu đột phá:

(1) Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động.

(2) Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

(3) Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là chủ tịch công đoàn tại doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

THU TRÀ
TIN LIÊN QUAN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cao vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam

PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật |

Là một nhà lãnh đạo, nhà chính trị lỗi lạc, nhà trí thức, nhà lý luận uyên bác và hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cuốn sách thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng và người đứng đầu Đảng ta về đường lối xây dựng đất nước cũng như đối với các lĩnh vực, các ngành, các cấp. Trong các cuốn sách của Tổng Bí thư, có nhiều bài viết quan trọng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Các cấp CĐ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Các hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam đang được các cấp Công đoàn tổ chức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công nhân, công đoàn Việt Nam

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một tình cảm đặc biệt qua nhiều hoạt động.

Công đoàn Việt Nam không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc

Nhóm PV |

Phát biểu tại ngày kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28.7.1929 - 28.7.2024), trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ V và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh, 95 năm, trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, đồng hành cùng dân tộc...

Bác tin cao tốc Diễn Châu-Bãi Vọt có vấn đề về chất lượng

QUANG ĐẠI |

Nhà đầu tư cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt khẳng định thông tin dự án mới đi vào khai thác đã gặp vấn đề về chất lượng là không chính xác.

Kon Tum tiếp tục xảy ra động đất với độ lớn 2,6

Thanh Hải |

Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cho biết, trận động đất sáng nay (29.7), xảy ra lúc 7h8' tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến đường bộ nối cửa khẩu Trung Quốc

Tô Công |

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa có công văn số 1011/UBND-KT, đề xuất Bộ Giao thông Vận tải bổ sung tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt - Trung trên địa bàn.

Hungary đặt hạn chót giải quyết vụ Ukraina chặn dòng dầu Nga

Thanh Hà |

Hungary có thời hạn tới tháng 9 để giải quyết vụ tranh chấp với Ukraina về trung chuyển dầu của Nga từ nhà cung cấp dầu Lukoil.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cao vai trò, vị trí của Công đoàn Việt Nam

PGS.TS. VŨ TRỌNG LÂM - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật |

Là một nhà lãnh đạo, nhà chính trị lỗi lạc, nhà trí thức, nhà lý luận uyên bác và hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cuốn sách thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng và người đứng đầu Đảng ta về đường lối xây dựng đất nước cũng như đối với các lĩnh vực, các ngành, các cấp. Trong các cuốn sách của Tổng Bí thư, có nhiều bài viết quan trọng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh.

Các cấp CĐ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Kiều Vũ |

Hà Nội - Các hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam đang được các cấp Công đoàn tổ chức.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với công nhân, công đoàn Việt Nam

Vương Trần - Hải Nguyễn |

Với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành một tình cảm đặc biệt qua nhiều hoạt động.