Vững vàng trước thách thức năm 2023

LAN NHI |

Nhận định năm 2023 là năm "bản lề" quan trọng để nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2021- 2025, nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế mới đây đã dự báo và đưa ra các giải pháp trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động ngày càng phức tạp, khó đoán định hơn, tác động trực tiếp đến việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam.

Kỳ vọng bứt phá trong biến động

Ông Andrew Jeffries - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam mới đây cho biết, theo dự đoán ban đầu GDP Việt Nam năm 2022 sẽ tăng 6,5% nhưng đến quý III/2022 đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn 13%. Điều này là do yếu tố tỉ lệ người dân được tiêm vaccine tăng cao, sự nhanh nhạy của Chính phủ Việt Nam trong việc phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19, sớm mở cửa du lịch nội địa và quốc tế.

"Chúng tôi dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam khoảng 6,3%. Con số này đã cao hơn so với dự báo hồi tháng 4 năm nay. Khi cập nhật, đánh giá thêm những chỉ tiêu phát triển kinh tế và các yếu tố bên ngoài, chúng tôi cũng tiếp tục đánh giá thêm về các nguy cơ về lạm phát, chính sách tiền tệ. Dự báo thách thức sẽ giảm khi áp lực tăng lãi suất của FED đang giảm dần", ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhận định.

Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, sau thời gian hai năm 2020 - 2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế", năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện.

Cụ thể, các cân đối lớn của nền kinh tế luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, nhiều nền kinh tế đang suy giảm tăng trưởng. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, kinh tế Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19 và phục hồi ngoạn mục trong thời gian gần đây cũng đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng là luôn ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn trong suốt quá trình phục hồi và phát triển.

Mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn

Bên cạnh những con số tăng trưởng ấn tượng năm 2022, nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã cảnh báo nền kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ phải đối mặt với những biến động về xung đột chính trị, lạm phát tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, tài khóa, ảnh hưởng sau đại dịch COVID-19 cũng sẽ dẫn đến nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, rủi ro tài chính, tiền tệ, mất an ninh năng lượng, lương thực đang hiện hữu...

Ông Francois Painchaud - Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam và Lào dự báo sẽ có 3 “cơn gió ngược” với kinh tế Việt Nam năm 2023 là tài chính toàn cầu đang thắt chặt hơn, xung đột Nga - Ukraina, sự giảm tốc trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Nhờ sức tăng trưởng ấn tượng hết quý III/2022, IMF tại Việt Nam và Lào cũng đã nâng mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 7 - 7,5%, đây là một trong những mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Ông Francois Paincthaud cũng kỳ vọng thời gian sắp tới Trung Quốc sẽ nới lỏng dần hạn chế và hỗ trợ tăng trưởng, năm 2023 có thể là năm mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Trung Quốc và các nước ASEAN, mặc dù còn nhiều thử thách và khó khăn.

Đồng tình với nhận định này, ông Andrea Coppola - chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá, đại dịch COVID - 19 với các cú sốc bổ sung đang kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống nên dự kiến năm 2023, tăng trưởng toàn cầu có thể giảm mạnh.

Ông Andrea Coppola cũng nêu 5 nguồn rủi ro chính có thể thành hiện thực trong năm 2023 đó là rủi ro thắt chặt tiền tệ bổ sung, tăng trưởng chậm lại và chi phí đi vay tăng, hoạt động kinh tế yếu hơn mức dự kiến ở Trung Quốc, bất ổn địa chính trị và phân mảnh thương mại có thể dẫn đến một làn sóng gián đoạn sản xuất mới và giá cả cao hơn, hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu và biến đổi khí hậu gây ra chi phí đáng kể. Nếu một hoặc nhiều rủi ro trong số này thành hiện thực, theo ông Andrea Coppola sẽ có thể dẫn đến một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023.

Đề cập đến nội dung nêu trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã phân tích, đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2022 gặp nhiều tác động từ bên ngoài và những tồn tại tích tụ lâu nay của nền kinh tế, tác động mạnh đến dư địa điều hành chính sách, thị trường vốn, thị trường bất động sản, dẫn tới từ nửa cuối năm 2022 nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cũng đưa ra dự báo tình hình kinh tế thế giới năm 2023 tiếp tục có những biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022. Bên cạnh các dự báo lạc quan gần đây nhất, Chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp, tổ chức cũng phải thận trọng hơn, đồng thời làm rõ về các định hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô năm 2023.

Đề cập đến triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Trần Toàn Thắng - Trưởng Ban Kinh tế ngành và Doanh nghiệp (Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 đang phục hồi mạnh dù kinh tế toàn cầu đang trở nên cực kì bất ổn và thách thức. Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2023 sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 02 năm 2022-2023. Dự báo Việt Nam vẫn sẽ cố gắng duy trì mục tiêu ổn định lãi suất và tỉ giá, giữ mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng.

Sự phục hồi của thị trường lao động cùng với các chính sách hỗ trợ an sinh, hỗ trợ người lao động đang được triển khai là điều kiện quan trọng cho phục hồi sản xuất, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất cả nước - nơi vốn bị tổn hại nặng nề và thiếu hụt lao động nghiêm trọng sau làn sóng dịch thứ 4 trong 2021. Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới sẽ tiếp tục thúc đẩy cơ hội gia tăng xuất khẩu...

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Tập trung chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số

ANH THƯ |

Cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về Bảo hiểm là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về BHXH, BHYT, BHTN và thông tin về y tế, an sinh xã hội. BHXH Việt Nam đang được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành CSDL quốc gia về bảo hiểm.

Nhân tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và khả quan

Ngọc Vân |

Có ba yếu tố chính giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định và khả quan, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vượt trội ở Châu Á

Song Minh |

Tại báo cáo kinh tế Châu Á mới cập nhật ngày 22.12, Ngân hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng cho năm 2022 của Việt Nam lên 8,1%. HSBC cho rằng, Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở Châu Á. Trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang cắt giảm hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ để nỗ lực kiềm chế lạm phát, thì triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là tươi sáng.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Hai tấm thẻ đỏ và bài học cho U23 Việt Nam

PHẠM ĐÌNH |

U23 Việt Nam đã nhận bài học sau trận đấu với U23 Iraq ở giải giao hữu quốc tế Doha Cup 2023.

Tài chính thông minh: Tất tần tật về đầu tư vàng để sinh lời tối ưu

Nhóm PV |

Vàng là tài sản tích trữ và đầu tư phổ biến với người dân Việt Nam. Kim loại quý còn công cụ phòng thủ vững chắc trước những biến động kinh tế và bảo toàn giá trị tăng trưởng qua thời gian. Ông Tạ Thanh Tùng - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ tiết lộ chi tiết trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) hôm nay.

Tập trung chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số

ANH THƯ |

Cơ sở dữ liệu (CSDL) Quốc gia về Bảo hiểm là 1 trong 6 cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đây là Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về BHXH, BHYT, BHTN và thông tin về y tế, an sinh xã hội. BHXH Việt Nam đang được Chính phủ giao là cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành CSDL quốc gia về bảo hiểm.

Nhân tố giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định và khả quan

Ngọc Vân |

Có ba yếu tố chính giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định và khả quan, bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường thương mại và mức lương cạnh tranh.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng vượt trội ở Châu Á

Song Minh |

Tại báo cáo kinh tế Châu Á mới cập nhật ngày 22.12, Ngân hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng cho năm 2022 của Việt Nam lên 8,1%. HSBC cho rằng, Việt Nam nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở Châu Á. Trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới đang cắt giảm hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ để nỗ lực kiềm chế lạm phát, thì triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá là tươi sáng.