Từ bước ngoặt đến sự khẳng định

TAM NGUYÊN |

Nếu SEA Games 22 là bước ngoặt, thì SEA Games 31 sẽ là lời khẳng định của thể thao Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các vận động viên, huấn luyện viên không vì thành tích mà tự tạo áp lực cho chính mình. Phải thi đấu với tinh thần thể thao đoàn kết, trung thực, cao thượng, khẳng định truyền thống văn hóa lịch sử của Việt Nam, thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình, vì hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Thể thao Việt Nam trước SEA Games 22

Trong lịch sử của thể thao Việt Nam, SEA Games là một trong những sự kiện quan trọng. Mỗi kỳ Đại hội thể thao khu vực Đông Nam Á được ví như thước đo với sự phát triển của nền thể thao nước nhà. Nhìn lại lịch sử các kỳ SEA Games đã qua mà thể thao Việt Nam tham dự từ năm 1989 - lần đầu tiên kể từ sau đất nước thống nhất, cho đến nay, giới chuyên môn vẫn chia ra làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn một từ 1989 đến 1995, là khoảng thời gian thể thao Việt Nam có sự thử nghiệm, tìm kiếm các môn thế mạnh, có khả năng tranh chấp huy chương. Trong sự tìm tòi đó, Bắn súng và các môn Võ trở thành điểm nhấn, tuy nhiên, số huy chương vàng giành được không vượt qua con số 10.

6 năm và 4 kỳ Đại hội là đủ để lãnh đạo ngành thể thao, các chuyên gia rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, từ đó, rút ra chiến lược cho chặng đường tiếp theo. “Đi tắt, đón đầu”, đó là chiến lược được xác định cho giai đoạn 1997 đến 2003, tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ.

Với số lượng vận động viên tham dự ngày càng tăng, số môn thi đấu cũng nhiều hơn, cơ hội tranh chấp huy chương mở rộng. Từ đó, thể thao Việt Nam vươn lên tốp đầu trên bảng xếp hạng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, bước ngoặt quan trọng nhất đến với thể thao Việt Nam là năm 2003, khi SEA Games được tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bước ngoặt lịch sử

Trong ký ức của rất nhiều người thế hệ cũ, SEA Games 22 thực sự là khoảng thời gian đặc biệt với thể thao Việt Nam, với cả những người hâm mộ thể thao. Từng đăng cai các giải bóng đá như Tiger Cup, nhưng khó có thể so sánh được với không khí háo hức, sôi nổi của SEA Games 22, bắt đầu từ công tác chuẩn bị...

Lần đầu tiên tổ chức một sự kiện lớn, ban tổ chức đã làm hết sức mình có thể, mang đến cho kỳ Đại hội những gì chu đáo, chi tiết nhất có thể. Và đương nhiên, công tác tổ chức nhận được nhiều lời khen ngợi từ truyền thông, các chuyên gia nước ngoài.

Về mặt chuyên môn, thể thao Việt Nam, với 752 vận động viên tranh tài ở tất cả các môn thi đấu, mang về 158 huy chương vàng trong tổng số 346 huy chương các loại. Thể thao Việt Nam đứng thứ nhất toàn đoàn, sau khi đã dần từng bước từ các vị trí thứ 7, 6, 5, 4 ở các kỳ Đại hội trước đó.

Để có được thành tích này, đó là nhờ sự chuẩn bị kéo dài gần 1 thập kỷ, khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về thể thao, với 2 mặt then chốt là dành sự đầu tư đào tạo vận động viên thi đấu và xây dựng cơ sở vật chất. Trước đó 3 năm, ngành thể thao đã thực hiện chương trình đào tạo hướng đến mục tiêu cho “ra lò” 1.000 vận động viên dự SEA Games.

Thành công đặc biệt của SEA Games 22 còn thể hiện ở sự thu hút với người hâm mộ. Không chỉ bóng đá mà các môn thể thao khác, không chỉ sân Mỹ Đình mà ở mọi địa điểm thi đấu, luôn có sự hiện diện của đông đảo người hâm mộ. Từ môn điền kinh ở sân Mỹ Đình cho đến đua xe đạp ở Bắc Ninh, Hòa Bình, từ các môn bơi ở Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình tới các nhà thi đấu thuộc Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng hay ở thành phố Hồ Chí Minh đều chật cứng. Sự cổ vũ của cổ động viên giúp các vận động viên thi đấu với tâm lý hưng phấn cao độ để quyết tâm mang vinh quang về cho tổ quốc.

2 thập kỷ và vị thế của thể thao Việt Nam

Sau gần 20 năm và 8 kỳ SEA Games, Đại hội thể thao khu vực trở lại với Việt Nam. Kỳ SEA Games 31 đến trong những khó khăn đặc biệt, nhưng cũng từ đó, Việt Nam khẳng định vị thế của mình.

Khó khăn đến từ công tác chuẩn bị, bởi không ai có thể ngờ rằng, đại dịch COVID-19 xảy ra và gây tác động mạnh đến vậy. Sự kiện bị hoãn lại so với lịch ban đầu, công tác chuẩn bị chịu ảnh hưởng lớn về mọi mặt, từ tài chính cho đến sức ép thời gian. Ban tổ chức rơi vào vòng xoáy với nhiều vấn đề tranh cãi phát sinh, trong khi vận động viên ở các môn thể thao ít có điều kiện thi đấu cọ xát, kiểm tra phong độ.

Nhưng tất cả cùng vượt qua khó khăn, khi SEA Games đang đến rất gần, bầu không khí được hâm nóng dần lên để hy vọng rằng, với sự cổ vũ của người hâm mộ nước nhà, SEA Games 31 sẽ thành công như SEA Games 22.

Về mặt chuyên môn, thành công của SEA Games 22, trong đó có việc đưa một số môn trọng điểm về các địa phương để tập trung đầu tư, phát triển, chính là cú hích cho sự vươn mình của thể thao Việt Nam. Điều đó được khẳng định ở việc trong 8 kỳ SEA Games tiếp theo, đoàn thể thao Việt Nam luôn có mặt trong Top 3.

Không chỉ về số lượng vận động viên, sự tiến bộ còn thể hiện qua chất lượng. Như đã nói trên, ở giai đoạn 2 là “đi tắt, đón đầu” để tập trung vào các môn võ, vật, thì sau năm 2003, giai đoạn 3 là định hướng về phát triển các môn thể thao Olympic. Đó rõ ràng là một lựa chọn đúng và thực hiện đúng thời điểm, bởi nếu không, thể thao Việt Nam sẽ tụt hậu so với những nền thể thao mạnh như Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Kết quả là, không chỉ SEA Games, thể thao Việt Nam đã có nhiều hơn số vận động viên dự những sự kiện lớn như ASIAD, Thế vận hội Olympic và huy chương vàng cũng đã xuất hiện như lời khẳng định. Như lời của ông Nguyễn Hồng Minh - một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thể thao Việt Nam và từng là Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 22: “Về mặt tổng thể, thể thao Việt Nam vẫn mạnh ở Đông Nam Á. Chúng ta có thể chiến thắng một cách thực lực ở SEA Games với hàng trăm huy chương vàng, nhưng quan trọng là, trong đó, ai sẽ là người vươn đến tầm châu lục”.

Có thể hiểu rằng, sân chơi SEA Games lúc này quan trọng với thể thao Việt Nam theo một cách khác. Thành tích tại SEA Games trở thành nền tảng, tạo sức bật cho các vận động viên hướng đến đấu trường Châu Á và thế giới. Điều này cũng xuất phát từ việc trong nhiều kỳ SEA Games, các nước chủ nhà luôn tổ chức nhiều môn thể thao thế mạnh để “vơ vét” huy chương, làm đẹp cho bảng thành tích. Đó chính là yếu tố cản trở sự phát triển của thể thao.

Kỳ Đại hội công bằng để cùng nhau lớn mạnh

“Thể thao Việt Nam phải thoát khỏi tầm nhìn SEA Games”, đó là một trong những khẩu hiệu được đặt ra trong giai đoạn này, được đặt ra cho chính kỳ SEA Games sắp diễn ra tại Việt Nam. Sau thất bại của các vận động viên Việt Nam tại Olympic Tokyo, thể thao Việt Nam nhìn lại mình và nhận thấy rằng, phải có sự thay đổi. Thay đổi không phải ở chính mình mà thay đổi cả nền thể thao trong khu vực.

“Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” là khẩu hiệu của SEA Games 31. Chính vì thế, ban tổ chức chủ nhà đã tạo ra sự thay đổi lớn lao về tư duy, mang đến một kỳ Đại hội với những cuộc chơi sòng phẳng, công bằng. Theo đó, Việt Nam không chọn tất cả những môn thế mạnh của mình, cũng không bỏ các môn sở trường của đối thủ, tập trung vào các môn Olympic và điều quan trọng nhất, xóa bỏ tư tưởng “vơ vét” huy chương.

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 - Trần Đức Phấn khẳng định: “Khi xây dựng đề án tổ chức SEA Games 31, chúng tôi quyết tâm rằng đây là kỳ đại hội để lại dấu ấn về chuyên môn để các nước thấy rằng Việt Nam rất công bằng, chơi đẹp. Các nội dung đều được đưa vào thi đấu. Việt Nam không gạt bỏ thế mạnh các nước khác. Đây là cuộc tranh tài rất sòng phẳng. Quan điểm của chúng tôi là không dùng kỹ thuật nào để lấy huy chương bằng mọi giá".

Thể thao Việt Nam đặt mục tiêu 140 Huy chương Vàng tại SEA Games 31 và dẫn đầu toàn đoàn. Đó là mục tiêu không đơn giản, với những đánh giá về thực lực của các đối thủ cũng như xác định về một kỳ Đại hội công tâm. Nhưng chính từ đó mới đánh giá được vấn đề chuyên môn, đánh giá được chiến lược chuyển hướng sang các môn Olympic đã đi đến đâu.

Sau 16 kỳ SEA Games mà thể thao Việt Nam tham dự, các vận động viên mang về cho đất nước tổng cộng 2.886 huy chương các loại, trong đó có 928 Huy chương Vàng, 967 Huy chương Bạc, 991 Huy chương Đồng. Thể thao Việt Nam 1 lần đứng đầu bảng tổng sắp huy chương (2003), 2 lần đứng thứ 2 (2009, 2019) và 6 lần đứng thứ 3 (2005, 2007, 2011, 2013, 2015, 2017).

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội trang trí các hạng mục chờ khai mạc SEA Games 31

NGUYỄN QUỲNH |

Những ngày này chỉ cần ra đường, tại các cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hà Nội, dọc các tuyến phố chính, các địa điểm thi đấu của SEA Games 31 đều treo rất nhiều băng rôn, banner rực rỡ sắc sắc màu.

Từ SEA Games đến SEA Games: Malaysia 2001 - Lần đầu cho bóng đá nữ

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam tiếp tục cải thiện thứ hạng tại SEA Games 21 ở Malaysia, trong đó, đội tuyển bóng đá nữ lần đầu tiên đăng quang.

Những con số ấn tượng của SEA Games 31 tại Việt Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Với 40 bộ môn thi đấu (526 nội dung) và khoảng 4.000 huy chương, kỳ SEA Games 31 tại Việt Nam thu hút tới hơn 7.000 vận động viên tham dự.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Hà Nội trang trí các hạng mục chờ khai mạc SEA Games 31

NGUYỄN QUỲNH |

Những ngày này chỉ cần ra đường, tại các cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hà Nội, dọc các tuyến phố chính, các địa điểm thi đấu của SEA Games 31 đều treo rất nhiều băng rôn, banner rực rỡ sắc sắc màu.

Từ SEA Games đến SEA Games: Malaysia 2001 - Lần đầu cho bóng đá nữ

TAM NGUYÊN |

Thể thao Việt Nam tiếp tục cải thiện thứ hạng tại SEA Games 21 ở Malaysia, trong đó, đội tuyển bóng đá nữ lần đầu tiên đăng quang.

Những con số ấn tượng của SEA Games 31 tại Việt Nam

Bảo Bình - Dương Anh |

Với 40 bộ môn thi đấu (526 nội dung) và khoảng 4.000 huy chương, kỳ SEA Games 31 tại Việt Nam thu hút tới hơn 7.000 vận động viên tham dự.