Trái đất không chỉ cần 1 ngày, 1 giờ

Thuỳ Trang (thực hiện) |

“Trái đất không chỉ cần 1 giờ tắt điện hay 1 ngày cùng nhau đi nhặt rác mà mỗi ngày, mỗi giờ trong cuộc đời mỗi người hãy làm tròn bổn phận của mình. Đó là bớt đi một túi nilong khi đi chợ, không chọn cốc trà sữa đựng trong đồ nhựa dùng một lần... Dù rất nhiều người vẫn đặt tiện ích lên trên và lựa chọn khác nhưng nếu bạn biết trái đất sẽ tốt đẹp hơn nhờ hành động của mình thì lựa chọn đó dù khó nhưng lại tạo nên hạnh phúc” - đó là chia sẻ của Tiến sĩ Quách Thị Xuân - Điều phối Liên minh không rác Việt Nam chia sẻ nhân ngày Trái đất 22.4.

Thưa bà, những năm gần đây, giới trẻ có nhiều hoạt động để bảo vệ môi trường, bà đánh giá như thế nào về những hoạt động đó?

- Hiện nay các bạn trẻ đang có rất nhiều hoạt động sáng tạo hướng về môi trường. Tôi chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 là các hoạt động mang tính phong trào, nhóm 2 là nghiên cứu sáng tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường. Cả 2 hoạt động này đều rất tốt.

Họ tổ chức các CLB, thực hiện các hoạt động như gom rác, chủ nhật xanh, tái chế... dù là những giải pháp cuối nguồn nhưng qua các hoạt động đó là cách truyền thông góp phần làm thay đổi nhận thức. Hành động tử tế sẽ được nhân rộng. Nhóm thứ 2 là hiện nay đang có nhiều startup hướng đến tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Họ vừa có kiến thức chuyên môn, ý thức bảo vệ môi trường, kỹ năng làm việc.

Vậy phải chăng trái đất chỉ cần 1 ngày, 1 giờ trong năm để chúng ta hướng về là đủ?

- Nếu Giờ Trái Đất tập trung vào việc tắt bớt điện thì Ngày Trái Đất tập trung bảo vệ môi trường nói chung... Hiện nay, mỗi một hoạt động được tổ chức sẽ truyền tải đi thông điệp riêng về bảo vệ môi trường. Tôi cho rằng nó sẽ phần nào tác động đến ý thức, nhận thức của nhiều người và khiến họ muốn tìm kiếm thông tin nhiều hơn về Giờ Trái Đất là gì, Ngày Trái Đất thì làm gì. Điều này rất tốt.

Tuy nhiên, 1 năm chúng ta có 365 ngày và hàng nghìn giờ. Về nguyên tắc, chúng ta phải bảo vệ môi trường trong suốt thời gian trái đất này tồn tại hoặc ít nhất là trong thời gian tồn tại của cuộc đời mỗi người, chứ không đến ngày đến giờ mới tắt điện hay đi nhặt rác.

Dĩ nhiên, thực tế là hiện nay thói quen của người sử dụng chưa được tốt khi kể cả không sử dụng điện cũng không tắt, mỗi ngày thải ra quá nhiều rác thải nhựa, khai thác tài nguyên từ đất, rừng, nước quá mức...

Thời gian qua, chúng ta đã làm được việc là khi nhắc đến Giờ Trái Đất sẽ nghĩ ngay đến tắt đèn, Ngày Trái Đất thì đi dọn rác thì nay cần tập trung nguồn lực để truyền thông rộng rãi, truyền thông làm sao để mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi người đều có ý thức về môi trường. Khi họ có ý thức thì sẽ tự đặt câu hỏi, rồi đi tìm hiểu và dần dần sẽ phần nào tác động đến hành động, như kiểm toán rác thải cá nhân mỗi ngày chẳng hạn.

Dọn rác là giải pháp cuối nguồn, trong khi đó mỗi người trong mỗi ngày cần ý thức việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mới thật sự bảo vệ trái đất. Ảnh: Đặng Tuấn
Dọn rác là giải pháp cuối nguồn, trong khi đó mỗi người trong mỗi ngày cần ý thức việc giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường mới thật sự bảo vệ trái đất. Ảnh: Đặng Tuấn

Định nghĩa kiểm toán rác thải cá nhân là như thế nào thưa bà?

- Hằng ngày mỗi người thông qua các hoạt động đều thải rác ra môi trường. Sáng chúng ta ăn sáng bằng một hộp đồ ăn, đi chợ thì mang về vài cái túi nilong, nấu ăn xong thì thải ra rác hữu cơ. Các sản phẩm công nghiệp như mì tôm, bánh kẹo đều thải ra rác nhựa sử dụng 1 lần rất nhiều.

Lượng rác bình quân đầu người là hơn 1kg/người/ngày tại khu đô thị. Trong đó, nhựa và nhựa sử dụng 1 lần chiếm khoảng 10 đến 12%, đây là rác thải gần như không thể tái chế. Theo thống kê của quốc tế thì chỉ có khoảng 9% nhựa từ khi được sản xuất được tái chế. Trong khi đó lượng nhựa đưa ra thị trường ngày một tăng. Tại Việt Nam, năm 1991 thống kê cho thấy mỗi người dân thải ra là 3,8 kg rác đến năm 2018 là 63 kg/người. Nguồn cung lớn mà tái chế thì nhỏ giọt nên việc tái chế không thể giải quyết được rác thải nhựa mà chỉ có thể mỗi người giảm thiểu sử dụng rác thải nhựa, nhựa dùng một lần.

Kiểm toán rác thải cá nhân là nếu mỗi một người chú ý thì có thể không dùng túi nilon khi đi chợ, siêu thị, sử dụng đồ dùng nhiều lần.

Có thực tế hiện nay là đồ nhựa, nhựa dùng một lần quá tiện lợi và phổ thông trong khi sản phẩm thay thế đồ nhựa có giá rất cao. Người dân biết cũng chưa chắc đã lựa chọn?

- Đây là vấn đề rất lớn, khi thói quen sử dụng của người dân đã ăn sâu vào ý thức nhưng không phải là không thể. Đã có những người thực hành và giảm thiểu được như cộng đồng dân cư Cù Lao Chàm nói không với túi nilon chẳng hạn.

Tôi tin rằng, tuỳ thuộc vào quyết định mỗi một cá nhân khi đưa ra quyết định tiêu dùng dựa trên lợi ích của bản thân - thứ bị chi phối bởi tư duy logic, thông tin mà họ có. Vậy nếu 1 người có tư duy tốt, được giáo dục hướng tới bảo vệ môi trường, có thông tin về tác động của rác thì họ sẽ ra quyết định khác, cũng tối ưu với lợi ích của họ từ thời gian, tiền bạc mà còn tối ưu niềm hạnh phúc của họ.

Khi có nhận thức tốt, họ biết rằng những hành động của mình có thể giúp ích cho môi trường thì khi làm họ thấy vui, hạnh phúc. Kiểm soát rác thải không chỉ ở phía cung - tức là các doanh nghiệp mà còn phải ở phía cầu - tức mỗi người.

Cũng như Liên minh không rác Việt Nam khi thành lập đã nhận được câu hỏi, làm sao để có cuộc sống không rác? Chúng tôi thì định nghĩa thế này, không rác thải mà chúng tôi đang theo đuổi là mọi người dân, chủ nguồn thải áp dụng các biện pháp phòng tránh để không thải ra rác thải, sau đó mới phân loại, thu gom riêng, xử lý riêng.

Liên minh làm việc với nhiều đối tượng và hướng đến cả 2 nhóm đó. Chúng tôi vận động chính sách như kinh tế tuần hoàn, trách nhiệm của nhà sản xuất, đưa ra lộ trình cấm sử dụng nhựa dùng 1 lần... Với các đối tượng khác thì chúng tôi làm việc với các địa phương xây dựng trường học không rác, khu dân cư không rác. Mô hình này đã hình thành và được nhìn thấy tại TPHCM, Hội An

Xin bà chia sẻ thêm về cuộc sống không rác và lựa chọn hạnh phúc mà bà nhắc đến ở trên?

- Không rác không có nghĩa là không thải ra rác nào mà là hàng ngày chúng ta áp dụng những thực hành từ chối uống trà sữa trong ly nhựa, từ chối lấy thêm nilon khi đi chợ, giảm thiểu, tái sử dụng...

Dĩ nhiên là chúng rất tiện lợi và câu nói “ai cũng dùng sao mình không dùng” là sự biện minh cho hành động của họ. Bản thân mỗi người đều là có trách nhiệm và hãy quên cái việc người khác không làm đi mà làm bổn phận của mình trước.

Tôi rất tâm đắc với câu chuyện con chim mang giọt nước đến một đám cháy rừng, nhiều người đặt câu hỏi giọt nước đó có giải quyết được vấn đề gì không thì con chim trả lời “tôi chỉ làm bổn phận của mình thôi”.

Thế thì mỗi người khi làm điều gì hãy nghĩ rằng đó là trách nhiệm của mình. Nếu 1 người dân Việt Nam mỗi ngày bớt 1 túi nilon thì mỗi ngày có 100 triệu túi không thải ra môi trường. Hãy suy nghĩ tích cực để tạo nên sự cộng hưởng từ hành động dù nhỏ của mình.

Còn về trách nhiệm, bổn phận, nhiều người đặt câu hỏi với ai, với cái gì. Ở đây, trách nhiệm của mỗi người là với nhưng gì chúng ta đang được thụ hưởng từ đất, nước, không khí, thực phẩm... Chúng ta không thể ăn không mãi được. Với những người coi đó là trách nhiệm thì khi không làm người ta thấy áy náy. Còn khi làm được, họ hạnh phúc. Tôi hay bạn cũng vậy, hãy sống có trách nhiệm, hành động trách nhiệm. Sự tiện ích sẽ được định nghĩa một cách khác khi nó không chỉ tối ưu được thời gian, tiền bạc mà còn tạo nên hạnh phúc cho chính bạn, chỉ bằng hạnh động từ chối một chiếc túi nilon.

Cảm ơn bà với những chia sẻ trên!


Thuỳ Trang (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Thành phố biển Phan Thiết tắt 50% đèn đường hưởng ứng Giờ Trái Đất

PHẠM DUY |

Bình Thuận – Tại thành phố biển Phan Thiết, thời điểm diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất đã có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện.

Nhiều khu vực ở Thủ đô tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất 2022

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long |

Tối ngày 26.3, nhằm lan tỏa hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động "tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết" từ 20h30 – 21h30.

Trải nghiệm triển lãm thực tế ảo hưởng ứng Giờ trái đất 2022

Nguyễn Hà |

Chiến dịch Giờ trái đất 2022 được tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF phát động hưởng ứng trên toàn thế giới với chủ đề “Kiến tạo tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ”. Để hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thực hiện Triển lãm thực tế ảo VR360 với tên gọi “Shape The Future”.

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Thành phố biển Phan Thiết tắt 50% đèn đường hưởng ứng Giờ Trái Đất

PHẠM DUY |

Bình Thuận – Tại thành phố biển Phan Thiết, thời điểm diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất đã có nhiều hoạt động ý nghĩa để lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện.

Nhiều khu vực ở Thủ đô tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái Đất 2022

Dương Diễm Quỳnh - Nguyễn Long |

Tối ngày 26.3, nhằm lan tỏa hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái Đất năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động "tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết" từ 20h30 – 21h30.

Trải nghiệm triển lãm thực tế ảo hưởng ứng Giờ trái đất 2022

Nguyễn Hà |

Chiến dịch Giờ trái đất 2022 được tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên - WWF phát động hưởng ứng trên toàn thế giới với chủ đề “Kiến tạo tương lai - Bây giờ hoặc không bao giờ”. Để hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thực hiện Triển lãm thực tế ảo VR360 với tên gọi “Shape The Future”.