Tìm đến chốn bình yên nơi xóm Sưng, Đà Bắc

Ngọc Trang |

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 130km, xóm Sưng thuộc địa phận xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, nằm tách biệt bên dãy núi Biều hùng vĩ, ở độ cao 530m trên mực nước biển.

Bản làng giữa rừng Biều

Trước đây, xóm Sưng có tên gọi là Sâng - chỉ một loài cây mọc nhiều ở vùng đất này. Tuy nhiên về sau, do tên khó phát âm nên người dân đọc chệch đi thành xóm Sưng cho dễ nhớ. Xóm làng vùng cao đã tồn tại hơn 300 năm, hiện là nơi sinh sống của gần 80 hộ gia đình người dân tộc Dao Tiền.

Mất khoảng 2 tiếng đồng hồ di chuyển bằng ôtô từ Hà Nội, ấn tượng đầu tiên của du khách khi đến xóm Sưng là những ngôi nhà trệt vách đất đơn sơ được dựng lên giữa lưng chừng đồi. Hầu hết mái nhà được lợp bằng lá cọ mộc mạc, mang đến cảm giác thư thái, bình yên như lạc vào ngôi làng cổ tích.

Du khách trải nghiệm in sáp ong cùng người dân bản địa. Ảnh: Minh Nguyệt
Du khách trải nghiệm in sáp ong cùng người dân bản địa. Ảnh: Minh Nguyệt

Những nếp nhà tranh nằm dựa lưng vào dãy núi Biều, phía trước là cánh đồng ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài theo sườn đồi, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc. Buổi sáng thức giấc, còn gì tuyệt vời hơn được hả hồn vào không gian yên ả, nhẹ nhàng, hít hà bầu không khí trong lành, xanh mát, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại, xô bồ nơi phố thị.

Mô hình du lịch cộng đồng ở xóm Sưng đi vào hoạt động từ tháng 4.2017, nhưng vẫn giữ lại cảnh vật hoang sơ cùng những phong tục truyền thống, nét đặc sắc văn hóa của người dân tộc Dao Tiền. Tại đây, du khách được chính những người dân địa phương hướng dẫn nhuộm chàm, trải nghiệm in sáp ong trên vải, dệt thổ cẩm, làm giấy dó truyền thống hay tắm lá thảo dược theo bài thuốc dân gian lâu đời của đồng bào người Dao...

Tập quán bản địa

Ra xa hơn khỏi xóm làng, du khách ưa vận động, khám phá có thể tham gia hành trình thám hiểm hang Sưng, thăm thác nước, đồi chè Shan tuyết với những cây chè cổ thụ hàng trăm năm... Trên đường đi với hướng dẫn viên người địa phương, du khách còn được lắng nghe nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh núi rừng Đà Bắc, những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Dao Tiền còn lưu truyền đến tận ngày nay.

Người dân xóm Sưng có quan hệ khăng khít bởi tục lệ cho - nhận con nuôi đặc biệt. Đứa trẻ mới sinh có thể được nhận nuôi, coi cha mẹ nuôi như gia đình ruột thịt của mình, không bao giờ trở về nhà đẻ. Trong khi đó, gia đình cho con sẽ trở thành bạn bè với gia đình nhận nuôi, cùng vun đắp, theo dõi sự trưởng thành của đứa con chung.

Bữa cơm bình dị tại homestay. Ảnh: Tâm Nguyễn
Bữa cơm bình dị tại homestay. Ảnh: Tâm Nguyễn

Cứ như vậy, tình cảm giữa các gia đình ở xóm Sưng càng trở nên gắn bó, vượt qua cả quan hệ huyết thống ruột thịt. Những người đàn ông lớn tuổi trong xóm thường được gọi chung là bố, như cách thể hiện sự kính trọng của người dân dành cho bậc bề trên.

Nếu may mắn tới xóm Sưng đúng dịp có đám cưới xin, lễ Lập tĩnh (lễ cấp sắc, đặt tên cho con trai ở độ tuổi từ 9 - 12), khách du lịch còn được gia chủ mến khách mời ở lại dự lễ, dùng cơm, trải nghiệm nét văn hóa độc đáo của bà con dân tộc Dao Tiền.

Người dân bản Sưng hiền lành, mến khách, chủ yếu sống tự cung tự cấp. Du khách đến đây sẽ được phục vụ ăn uống ngay tại homestay, với các món đặc sản như: thịt chua, rượu hoẵng, cá suối, gà đồi, rau rừng... chế biến bởi chính những người dân tộc địa phương.

Buổi tối, mọi người trong homestay cùng ngồi quây quần bên bếp lửa, vừa nướng củ sắn, củ khoai, vừa lắng nghe già làng kể chuyện để hiểu thêm về lịch sử, mảnh đất, con người ở xóm Sưng. Đặc biệt, trong xóm còn có đội văn nghệ chuyên múa hát các giai điệu dân tộc phục vụ du khách.

Bố Minh, một trong những lão niên lớn tuổi nhất trong xóm phấn khởi chia sẻ: “Trước khi có du lịch cộng đồng, bà con trong xóm phụ thuộc hoàn toàn vào phát triển nông lâm nghiệp, lao động bằng các công cụ rất thô sơ, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Du khách trải nghiệm trekking hang Sưng - một hang động tự nhiên gần xóm. Ảnh: Tâm Nguyễn
Du khách trải nghiệm trekking hang Sưng - một hang động tự nhiên gần xóm. Ảnh: Tâm Nguyễn

Những năm gần đây, khi du lịch phát triển trong xóm, bà con có thêm việc làm, khôi phục các nghề thủ công như: Làm giấy dó, in sáp ong, thổ cẩm... đời sống, kinh tế được cải thiện, ai nấy đều vui mừng”.

Mặt khác, sau 2 năm đại dịch, không chỉ khách quốc tế, nhiều du khách trong nước có xu hướng tìm đến xóm Sưng để hòa mình cùng cuộc sống thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa, nếp sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, xóm Sưng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, lý tưởng cho những ai muốn tìm đến cuộc sống chậm bình yên giữa xã hội hiện đại, náo nhiệt, xô bồ.

Ngọc Trang
TIN LIÊN QUAN

Bia đá Vĩnh Lăng, báu vật về vua Lê Thái Tổ

Nguyễn Hữu Mạnh |

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg. Hiện nay, Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ đang được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) với số ký hiệu LK2010 VL.PT - Đđ 7/2.

Phát triển nền công nghiệp văn hoá từ những sản phẩm truyền thống

Minh Ánh |

Việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa không chỉ đóng góp vào tăng trưởng quốc gia mà còn khẳng định thương hiệu, giúp bảo tồn và phát triển văn hóa đất nước.

Món cá kình mà chỉ mình Huế có

HẢI AN |

Cái mệ người Huế có cái tên tím biếc rất Huế đó dắt tôi đi ăn bánh khoái cá kình đó tự hào ghê gớm: “Con cá kình này chỉ đến Huế mới ăn được thôi đó, không đem đi chỗ khác mà ăn được đâu”. Gì ghê dữ vậy, con cá kình trông cũng bình thường mà, bé bé dễ lẫn với nhiều thứ cá tạp khác. Nhưng rồi, sau khi tìm hiểu, mới thấy hoá ra con cá kình nó cũng kinh thật.

Cầu tạm được xây dựng khẩn cấp sau mưa lũ ở Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sau khi Bộ Giao thông Vận tải công bố tình huống khẩn cấp, tỉnh Điện Biên đang khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai sau đợt mưa lũ từ ngày 20.7- 8.8.2023.

Trật tự mới của bóng đá nữ thế giới sau World Cup 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

World Cup nữ 2023 đánh dấu sự phát triển, lớn mạnh của các đội tuyển trên khắp thế giới, trong đó có tuyển nữ Tây Ban Nha.

5 lãnh đạo cấp tá công an được bổ nhiệm, chuyển ngành

Quang Việt |

Ngoài bổ nhiệm hai phó giám đốc, trong tuần qua, ngành Công an có việc điều động nhiều nhân sự, trong đó một thượng tá nhận quyết định chuyển ngành làm Chủ tịch huyện.

Háo hức chờ xem biển số VIP 36A-999.99 sẽ về tay đại gia nào

Xuân Hùng |

Chỉ còn 1 ngày nữa, trong khoảng thời gian từ 9h35-10h35 ngày mai (22.8), biển số được nhiều người cho là siêu đẹp 36A-999.99 sẽ được đem ra đấu giá trực tuyến. Nhiều đại gia Thanh Hóa đã đăng ký, nộp tiền cọc tham gia và hy vọng, biển 36 đẹp này sẽ được đăng ký ở chính Thanh Hóa.

Cả làng chăm lo cho những nấm mộ không tên, không người thân

Hoàng Bin |

Quảng Nam - Làng chài Tỉnh Thủy, xã Tam Thanh nằm cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía đông. Nơi đây có một khu mộ tập thể của những người chết trôi dạt trên biển, nhưng không có người thân, được nhiều thế hệ người dân địa phương hương khói quanh năm.

Bia đá Vĩnh Lăng, báu vật về vua Lê Thái Tổ

Nguyễn Hữu Mạnh |

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ là Bảo vật quốc gia theo Quyết định số 2599/QĐ-TTg. Hiện nay, Bia Vĩnh Lăng thời Lê Sơ đang được lưu giữ và trưng bày tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa) với số ký hiệu LK2010 VL.PT - Đđ 7/2.

Phát triển nền công nghiệp văn hoá từ những sản phẩm truyền thống

Minh Ánh |

Việc phát triển ngành công nghiệp văn hóa không chỉ đóng góp vào tăng trưởng quốc gia mà còn khẳng định thương hiệu, giúp bảo tồn và phát triển văn hóa đất nước.

Món cá kình mà chỉ mình Huế có

HẢI AN |

Cái mệ người Huế có cái tên tím biếc rất Huế đó dắt tôi đi ăn bánh khoái cá kình đó tự hào ghê gớm: “Con cá kình này chỉ đến Huế mới ăn được thôi đó, không đem đi chỗ khác mà ăn được đâu”. Gì ghê dữ vậy, con cá kình trông cũng bình thường mà, bé bé dễ lẫn với nhiều thứ cá tạp khác. Nhưng rồi, sau khi tìm hiểu, mới thấy hoá ra con cá kình nó cũng kinh thật.