Thận trọng để tránh ứ thừa

Lam Duy |

Sự bùng nổ của các dự án điện gió và việc hàng loạt địa phương ồ ạt xin xây dựng nhà máy điện gió đặt ra một yêu cầu cấp thiết cần có một quy hoạch tổng thể và chi tiết về mạng lưới điện gió trên địa bàn cả nước, đảm bảo cân đối hợp lý giữa các nguồn lực thực hiện, hài hòa cung cầu cũng như khả năng cung ứng của lưới điện để tránh nguy cơ ứ thừa công suất điện gió trong tổng thể cơ cấu nguồn điện cả hệ thống.

Đang có độ “vênh” nhu cầu - quy hoạch

Bộ Công Thương dẫn dữ liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy trong thời gian gần đây có tổng cộng 106 nhà máy điện gió với tổng công suất 5.755,5 MW gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Trong số này đến hết ngày 31.10.2021 có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.298,95 MW được công nhận vận hành thương mại COD. Như vậy, nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió được công nhận COD và vào vận hành từ trước đây, hệ thống điện quốc gia hiện đang có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.980,27 MW được công nhận vận hành thương mại COD.

Các dữ liệu của Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam không chỉ rõ các dự án điện gió được đưa vào vận hành thời gian qua là thuộc nhóm dự án điện gió trên bờ, hay dự án điện gió ngoài khơi. Song báo cáo nhu cầu đầu tư từ các địa phương và công suất điện gió ngoài khơi dự kiến được đưa vào Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương hoàn thiện cho thấy có độ chênh lệch rất lớn.

Thứ trưởng Bộ Công Thương - ông Đặng Hoàng An cho hay, hiện nhiều địa phương trong cả nước đang đề xuất phát triển các dự án điện gió ngoài khơi với công suất lên đến 110.000 MW (110 GW). Nhu cầu đầu tư từ các địa phương và cam kết của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) vừa qua cho thấy cơ hội phát triển của điện gió ngoài khơi là rất lớn và tiềm năng. Song trong dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được hoàn thiện, Bộ Công Thương chỉ dự kiến đề xuất quy mô các dự án điện gió ngoài khơi khoảng 5.000 MW vào năm 2030 và tăng dần với quy mô trên 40.000 MW vào năm 2045.

Số dự án điện gió đăng ký lớn trong khi công suất quy hoạch chỉ hạn chế ở mức nhỉnh hơn 4,5% cho thấy cần có một quy hoạch công suất nguồn cụ thể theo từng giai đoạn, từng vùng cũng như có cơ chế và các tiêu chí lựa chọn rõ ràng về việc chọn dự án nào hay tạm thời chưa phê duyệt dự án nào. Theo Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Nguyễn Tuấn Anh, việc chỉ lựa chọn công suất quy hoạch 5.000 MW trong giai đoạn đầu trong khi các địa phương đăng ký tới 110.000 MW xuất phát từ thực tế thị trường điện gió hiện vẫn còn mới mẻ, bị ràng buộc bởi lưới truyền tải nên Việt Nam chưa tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi. Việc chỉ tham gia một lượng công suất điện gió nhất định trong giai đoạn đến 2030 cũng nhằm có thời gian tăng cường lưới điện truyền tải, cũng như hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp. “Mặc dù đây là nguồn tốt để thay thế dần nhiên liệu hóa thạch nhưng ta phải có lộ trình" - ông Nguyễn Tuấn Anh nói.

Nguy cơ ứ thừa hiện rõ

Nhiều ý kiến cho rằng việc lựa chọn cẩn trọng dự án cũng như quy hoạch công suất điện gió dự kiến triển khai trong từng giai đoạn không chỉ bởi liên quan đến vấn đề cốt yếu là an toàn hệ thống điện mà còn bởi chính sự an toàn tài chính của các nhà đầu tư. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Bộ Công Thương thực tế từng nhiều lần cảnh báo chuyện tiết giảm huy động nguồn điện năng lượng tái tạo xuất phát từ nguyên nhân thiếu lưới truyền tải và gần đây nhất là do nhu cầu về tiêu dùng điện xuống thấp.

Trong một văn bản gần đây gửi các nhà đầu tư năng lượng tái tạo liên quan chuyện cắt giảm công suất phát, Bộ Công Thương cho hay việc cắt giảm các nhà máy điện mặt trời, điện gió là tình huống bắt buộc trong bối cảnh hệ thống điện quốc gia thừa nguồn và lưới điện quá tải cục bộ. Cơ quan này phân tích, trường hợp hệ thống điện dư thừa công suất so với nhu cầu tiêu thụ điện là "tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn, an ninh hệ thống".

Sự tăng trưởng nhanh và tăng trưởng cục bộ các dự án năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) ở một số khu vực cũng là yếu tố gây nhiều khó khăn cho công tác cân đối nguồn và vận hành hệ thống điện. Theo ông Nguyễn Đức Ninh - Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), sản lượng điện huy động từ năng lượng tái tạo tăng nhanh trong khi các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới tập trung cục bộ ở một số khu vực, việc dự báo công suất phát của điện năng lượng tái tạo cũng gặp khó khăn do sai số lớn dẫn đến rất nhiều khó khăn trong vận hành hệ thống điện, trong bối cảnh vẫn phải đảm bảo vận hành thị trường điện cạnh tranh và phải duy trì nguồn điện truyền thống.

Nhiều thời điểm trong năm 2021 cũng liên tục xảy ra tình trạng thừa nguồn và quá tải đường dây nội miền và đường dây liên kết 500kV. Theo ông Nguyễn Đức Ninh, từ thực tế trên cũng như để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và hiệu quả kinh tế, sản lượng điện năng lượng mặt trời áp mái bị cắt giảm trong 4 tháng năm 2021 là 447,5 triệu kWh và dự kiến cả năm 2021 sẽ cắt giảm 1,25 tỉ kWh, chiếm 9% tổng sản lượng năng lượng tái tạo.

Chính vì vậy khi trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo - cho rằng, dù biết điện gió ngoài khơi rất tốt để thay thế dần nhiên liệu hoá thạch, nhưng phải có lộ trình, bước đầu ở quy mô giới hạn, sau khi có kinh nghiệm và sự tham gia của doanh nghiệp trong nước mới phát triển mạnh lên. Từ thực tế quy mô xin bổ sung các dự án điện gió đều lớn hơn so với quy hoạch, việc lựa chọn dự án thế nào sẽ cần cân đối vùng miền và bài toán quy hoạch.

Cụ thể tiêu chí lựa chọn dự án trong quy hoạch nguồn có thể dựa trên mô hình tính toán cực tiểu chi phí và kèm theo các ràng buộc như về lưới điện liên kết, các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải. Trong khi đó việc xây dựng quy hoạch sẽ đưa ra cơ cấu, quy mô nguồn điện trong từng giai đoạn, phù hợp với từng vùng miền và sẽ là mục tiêu phát triển cho nhiều năm. “Có thể quy mô này nhỏ hơn nhu cầu từng khu vực nhưng đó sẽ là kết quả tính toán tối ưu” - ông Tuấn Anh nói.

Nhìn nhận điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng tái tạo duy nhất có khả năng chạy phụ tải nền cho hệ thống, tuy nhiên ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương - cho rằng, đến nay điện gió ngoài khơi vẫn được coi là lĩnh vực mới ở Việt Nam và vì vậy cần các kịch bản cho phát triển điện gió ngoài khơi đến năm 2030, khuyến nghị cho hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Quảng Trị thúc dự án điện gió đền bù, xây dựng công trình dân sinh

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Một nhà máy điện gió tại tỉnh Quảng Trị đã đi vào vận hành, kịp hưởng giá FIT nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc chi trả, bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân. Bên cạnh đó, chủ đầu tư của dự án điện gió chưa thực hiện xây dựng các công trình dân sinh trong vùng bị ảnh hưởng.

Cục Điện lực & NLTT nói gì khi hàng loạt địa phương xin làm điện gió

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng táo tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, cần tính toán để cân đối vùng miền.

Có khả thi khi đồng loạt địa phương xin làm điện gió?

Anh Tuấn |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió.

Quảng Trị: Thu thuế cao gấp nhiều lần so với dự toán nhờ các dự án điện gió

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Năm 2021, các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, nhưng nhờ các dự án điện gió triển khai trên địa bàn, thu ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị tăng cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Trị là 1 trong các tỉnh dẫn đầu số dự án điện gió kịp hưởng giá FIT

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Với 16 dự án điện gió hoàn thành toàn bộ và 1 dự án hoàn thành một phần với tổng công suất 611,1 MW kịp vận hành thương mại trước thời điểm tháng 11.2021, Quảng Trị là 1 trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng dự án điện gió kịp vận hành thương mại trong đợt này.

Cô gái Singapore sốc khi nhờ AI lên kế hoạch du lịch Việt Nam

Thúy Ngọc |

Melissa Tan sử dụng Notion AI để lên kế hoạch chuyến du lịch Việt Nam một mình trong 12 ngày, bắt đầu từ Hà Nội. Kết quả khiến cô sững sờ.

TPHCM: Hơn 31.000 xe hết hạn tạm giữ chưa được xử lý

MINH QUÂN |

TPHCM - Thời gian dài, thủ tục nhiều khiến hơn 31.000 phương tiện giao thông vi phạm quá thời hạn bị tạm giữ tại các kho tang vật của Cảnh sát giao thông TP Hồ Chí Minh chưa được xử lý.

Đà Nẵng: Kẻ gian đập phá trụ ATM ngân hàng trộm tiền giữa phố

Mai Hương |

Chiều 23.3, nhân viên Ngân hàng Thương mại CP Đông Á phát hiện trụ ATM trên đường Lê Duẩn (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) bị kẻ gian đập phá.

Quảng Trị thúc dự án điện gió đền bù, xây dựng công trình dân sinh

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Một nhà máy điện gió tại tỉnh Quảng Trị đã đi vào vận hành, kịp hưởng giá FIT nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành việc chi trả, bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân. Bên cạnh đó, chủ đầu tư của dự án điện gió chưa thực hiện xây dựng các công trình dân sinh trong vùng bị ảnh hưởng.

Cục Điện lực & NLTT nói gì khi hàng loạt địa phương xin làm điện gió

Cường Ngô |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió. Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng táo tạo (Bộ Công Thương) cho rằng, cần tính toán để cân đối vùng miền.

Có khả thi khi đồng loạt địa phương xin làm điện gió?

Anh Tuấn |

Sau khi Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các địa phương yêu cầu báo cáo tổng hợp các đề xuất bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt để Bộ Công Thương tổng hợp, đến thời điểm này đã có 55 địa phương gửi đề xuất tới Bộ Công Thương, trong đó, hàng hoạt địa phương xin làm các dự án điện gió.

Quảng Trị: Thu thuế cao gấp nhiều lần so với dự toán nhờ các dự án điện gió

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Năm 2021, các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19, nhưng nhờ các dự án điện gió triển khai trên địa bàn, thu ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Trị tăng cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Trị là 1 trong các tỉnh dẫn đầu số dự án điện gió kịp hưởng giá FIT

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Với 16 dự án điện gió hoàn thành toàn bộ và 1 dự án hoàn thành một phần với tổng công suất 611,1 MW kịp vận hành thương mại trước thời điểm tháng 11.2021, Quảng Trị là 1 trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng dự án điện gió kịp vận hành thương mại trong đợt này.