Sự tập trung bị đánh cắp

Phương Hà |

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tâm trí của một người bị phân tâm, làm một lúc nhiều việc mà không việc nào có được trọn vẹn sự tập trung hiệu quả. Chúng ta lướt mạng xã hội liên tục và bị xen ngang bởi một biển thông tin, liệu chúng ta có thể lấy lại sự tập trung vốn có của mình cho một vấn đề ta thực sự quan tâm và cần làm hay vẫn mải mê đắm chìm trong nhiều điều vô bổ trên mạng?

Là một phần của thời đại này, bạn chắc hẳn đang chìm nghỉm trong hàng loạt sự lựa chọn, tiện ích và màn hình và dường như bạn đang bị lôi kéo sự tập trung theo một triệu hướng trong cùng một lúc. Nếu bạn dành nhiều thời gian lướt những mạng xã hội như Facebook, Tiktok, bạn hẳn có thể cảm nhận được điều này. Bạn liên tục bị theo dõi bởi các nhà quảng cáo và những người bán hàng, và sự chú ý của bạn liên tục được thu thập rồi mua đi bán lại. Đó là mô hình kinh doanh của Big Tech.

Johann Hari, một nhà báo người Anh, xuất bản cuốn sách “Sự tập trung bị đánh cắp” vào đầu năm 2022, mô tả những gì đã và đang xảy ra trong một xã hội bị phân tâm, “đánh cắp” sự chú ý, và dường như ngày càng trở nên tồi tệ hơn mỗi năm. Cuốn sách của Johann Hari chưa thực sự tìm ra được cách giải thoát khỏi những điều này nhưng nó giống như một hồi chuông cảnh báo, cảnh tỉnh, chỉ ra một vấn đề mà có lẽ chúng ta chưa xem trọng. Tác giả Hari đã có cuộc trao đổi với Vox Conversations sâu hơn về vấn đề này, chia sẻ quan điểm của ông về việc ai đã đánh cắp sự tập trung của chúng ta và tại sao nếu không cẩn thận, sự phân tâm có thể trở thành một cuộc khủng hoảng thực sự.

“Tôi nhận thấy rằng mỗi năm trôi qua, có vẻ như sự chú ý của mỗi người ngày càng kém đi. Có cảm giác như những thứ đòi hỏi sự tập trung sâu sắc, chẳng hạn như đọc một cuốn sách hoặc xem những bộ phim dài, ngày càng giống như một chiếc thang cuốn cứ chạy ngược chạy xuôi, không thể dừng lại. Chúng ta vẫn có thể tập trung khi cần, nhưng ngày càng khó hơn. Điều này dường như xảy ra với hầu hết mọi người và đặc biệt tồi tệ ở một số người trẻ những người sử dụng mạng xã hội phần lớn thời gian trong ngày” - Hari viết.

“Có nhiều người nói rằng, mọi thế hệ đều phải nỗ lực để đạt được sự tập trung trong công việc hay trong bất kỳ công việc gì bạn làm. Chỉ là bạn đang già đi, trí tuệ và trí nhớ của của bạn kém đi khiến bạn nhầm lẫn trí nhớ kém của chính mình với sự mất tập trung của thế giới. Nhưng tôi tin rằng chúng ta thực sự đang ở trong một cuộc khủng hoảng của sự phân tâm khá nghiêm trọng, một cuộc khủng hoảng giúp chúng ta hiểu được rất nhiều vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt, cả với tư cách cá nhân và tập thể. Chúng ta cần hiểu rằng sự chú ý của chúng ta không sụp đổ, sự chú ý bị đánh cắp khỏi chúng ta bởi những mô hình, thế lực kinh doanh rất lớn. Và điều đó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ rất khác về vấn đề sự tập trung của mình.

Hãy nghĩ về bất cứ điều gì bạn đã từng đạt được trong cuộc đời, cho dù đó là thành lập doanh nghiệp, học chơi guitar, trở thành một người cha người mẹ tốt - điều mà bạn tự hào đòi hỏi sự tập trung và chú ý rất lớn. Và khi sự chú ý và tập trung bị phá vỡ, bạn sẽ không đạt được mục tiêu học chơi guitar, thành lập doanh nghiệp... và khả năng giải quyết vấn đề của bạn cũng giảm đi đáng kể.

Lỗi tại công nghệ?

"Thật thú vị - khi tôi bắt đầu viết cuốn sách, và tôi nói với mọi người: "Tôi đang nghĩ đến việc viết một cuốn sách về sự chú ý và tập trung," mọi người lập tức nghĩ rằng, "Ồ, vậy là bạn đang viết một cuốn sách về điện thoại thông minh”. Và điều khiến tôi thực sự chú ý trong nghiên cứu là có những khía cạnh trong công nghệ của chúng ta đang làm tổn hại sâu sắc đến khả năng tập trung của chúng ta mà chúng ta có thể khắc phục được và đây không phải là lỗi của công nghệ mà là do người vận hành và sử dụng chúng.

Tôi đã dành nhiều thời gian ở Thung lũng Silicon để phỏng vấn các chuyên gia ​​hàng đầu ở đó, những người đã thiết kế một phần lớn của thế giới mà chúng ta đang sống và qua họ, tôi có thể hiểu được cách mà các công ty công nghệ lớn muốn chúng ta định hình cuộc tranh luận này là "Bạn là người ủng hộ công nghệ hay phản công nghệ"? Và sự dẫn giải đóng khung đó khiến nhiều người chọn con đường duy nhất là không từ bỏ công nghệ bởi nó quá cần thiết. Tuy nhiên, sự thực, bạn không phải trả lời câu hỏi sống còn Có hoặc Không như vậy.

Mà câu hỏi thực sự là chúng ta cần phải hỏi là loại công nghệ nào và nó nên phục vụ lợi ích của ai? Và do đó vấn đề không phải là công nghệ, mà là mô hình kinh doanh. Nên nhớ, khi bạn mở Facebook, Tiktok hoặc bất kỳ ứng dụng mạng xã hội nào khác, các công ty đó bắt đầu kiếm tiền ngay lập tức theo hai cách. Cách đầu tiên rõ ràng là bạn nhìn thấy quảng cáo và họ kiếm tiền từ quảng cáo. Cách thứ hai quan trọng hơn nhiều. Mọi thứ bạn làm trên Facebook đều được Facebook quét và sắp xếp để xây dựng hồ sơ về bạn. Vì vậy, giả sử bạn thích ông Donald Trump và bạn nói với mẹ rằng bạn vừa mua một số tã. Các thuật toán của Facebook đang quét bạn và phân tích: Đây là một người thích Donald Trump, anh ấy có lẽ là người bảo thủ. Và anh ấy đang nói về tã, anh ấy có con nhỏ. Họ xây dựng hồ sơ về bạn để bán cho các nhà quảng cáo. Như mọi người ở Thung lũng Silicon luôn nói, bạn không phải là khách hàng của Facebook, bạn là sản phẩm mà họ bán cho các nhà quảng cáo.

Toàn bộ máy móc, toàn bộ mô hình kinh doanh này đều có tác dụng: Mỗi khi bạn nhấc Facebook lên và lướt, họ kiếm tiền. Và mỗi khi bạn đặt nó xuống, dòng doanh thu của họ biến mất. Một số người thông minh nhất trên thế giới đang tận tâm hướng tới một mục tiêu: "Làm cách nào để Hari nhấc điện thoại của anh ấy lên thường xuyên hơn và lướt càng lâu càng tốt?"

Đối phó với sự giám sát

"Chúng ta có thể đối phó với mạng xã hội thông qua các quy định. Tôi nhớ Aza Raskin, người đã phát minh ra một phần quan trọng trong cách thức hoạt động của Internet - cha của ông ấy, Jef Raskin, người đã làm ra Apple Macintosh cho Steve Jobs. Aza từng nói với tôi, giải pháp cho việc này thực sự đơn giản, chúng ta cần phải chấm dứt mô hình kinh doanh hiện tại - cái mà Giáo sư Shoshana Zuboff gọi là “chủ nghĩa tư bản giám sát”.

Chúng ta cần phản đối một mô hình kinh doanh mà khi phát hiện ra những thông tin mà bạn chú ý rồi hack nó và bán nó cho người trả giá cao nhất. Có nhiều người phê phán thậm tệ chúng và mô tả mô hình này là vô đạo đức và vô nhân đạo, ví nó như các sản phẩm độc hại của thời đại trước như sơn pha chì, hoá chất gây ung thư... và chúng ta sẽ không cho phép điều đó.

Vậy nhưng hãy tưởng tượng nếu chúng ta làm điều đó, điều gì sẽ xảy ra vào ngày hôm sau khi chúng ta mở Facebook, nó chỉ nói “Xin lỗi, chúng tôi đi câu cá rồi”? Điều gì sẽ xảy ra khi họ chuyển sang một mô hình kinh doanh khác, ví dụ như Netflix. Khi đó, sự chú ý của bạn không còn là sản phẩm mà họ bán cho khách hàng thực là các nhà quảng cáo mà bạn chính là khách hàng.

Trong thế giới đó, Facebook và các công ty truyền thông xã hội khác phải đặt câu hỏi: Hari muốn gì? "Ồ, Hari muốn có thể tập trung làm tốt một việc. Hãy thiết kế ứng dụng không xâm phạm quyền riêng tư của anh ấy và không làm anh ấy bị phân tâm, thay vào đó hãy giúp anh ấy tăng khả năng tập trung. Hoặc họ nhận ra "Ồ, Hari muốn gặp gỡ trực tiếp bạn bè của mình, chứ không phải là những cuộc gọi online" - vậy hãy thiết kế ứng dụng để kết nối anh ấy gặp gỡ mọi người trực tiếp thay vì ngồi online không ngừng tranh cãi với mọi người về những điều vô ích rồi ngày mai lại chuyển sang một điều vô ích khác rồi lại tự trách móc bản thân đã xao nhãng những việc quan trọng.

Vậy hãy thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó và nhắc nhở bản thân rằng chúng ta không phải là những người đói khát, lệ thuộc vào mạng xã hội, để đánh mất sự tập trung vào những điều thật sự có giá trị trong cuộc sống thực, bên ngoài mạng xã hội.

Phương Hà
TIN LIÊN QUAN

Mạng xã hội khiến người ta dễ "say nắng", thích so sánh và đố kỵ?

Huyền Chi |

Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội đã trở thành nơi để lưu giữ, chia sẻ khoảnh khắc và kết nối người dùng. Trên không gian ảo, con người có xu hướng chọn lọc và cố gắng để trở nên hoàn hảo.

Vì sao Trung Quốc cấm khoe hàng hiệu, siêu xe lên mạng xã hội?

AN NGUYÊN |

Nhằm mục đích chống lại sự bất bình đẳng giàu nghèo, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm trào lưu khoe của trên mạng xã hội.

Bùng nổ lừa đảo qua mạng xã hội, App vay tiền: Cách nào đối phó?

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố liên tục phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo qua điện thoại, trên không gian mạng hay vay tiền qua App. Đã có rất nhiều nạn nhân bị mất số tiền lên đến hàng tỉ đồng vì tin lời nhóm lừa đảo. Vậy cần làm gì để cảnh giác với những chiêu trò, thủ đoạn của kẻ lừa đảo? Nếu đã mất tiền cần làm gì để lấy lại?

Tạm giữ 2 nghi can liên quan vụ 4 tiếp viên hàng không xách hơn 11 kg ma túy

Anh Tú - Huân Cao |

TPHCM - Ngày  23.3, theo một nguồn tin xác nhận, hiện phía Công an TP Hồ Chí Minh đang tạm giữ 2 nghi can liên quan đến việc 4 nữ tiếp viên mang 11,28 kg ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16.3.

Năng lực an ninh mạng của Việt Nam cải thiện đáng kể trong 5 năm qua

NGUYỄN ĐĂNG |

Báo cáo mới nhất từ ​​công ty an ninh mạng toàn cầu cho thấy những chuyển biến tích cực trong tình hình an ninh mạng của Việt Nam, khi các mối đe dọa trực tuyến lẫn ngoại tuyến đều giảm mạnh.

Có nên lấy thời gian bảo hành để tính chu kỳ đăng kiểm?

Anh Tuấn |

Nhiều người đặt câu hỏi ôtô mới mua được bảo dưỡng tốt, bảo hành những 5 năm, vì sao không lấy thời gian bảo hành quy đổi thành quãng thời gian tính chu kỳ đăng kiểm lần đầu? Chuyên gia đã có giải đáp về vấn đề này.

FLC hẹn ít nhất 7 tháng nữa sẽ niêm yết cổ phiếu trở lại UPCOM

Đức Mạnh |

CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCOM.

Chủ tịch Vietlott làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Mạng xã hội khiến người ta dễ "say nắng", thích so sánh và đố kỵ?

Huyền Chi |

Trong thời đại công nghệ, mạng xã hội đã trở thành nơi để lưu giữ, chia sẻ khoảnh khắc và kết nối người dùng. Trên không gian ảo, con người có xu hướng chọn lọc và cố gắng để trở nên hoàn hảo.

Vì sao Trung Quốc cấm khoe hàng hiệu, siêu xe lên mạng xã hội?

AN NGUYÊN |

Nhằm mục đích chống lại sự bất bình đẳng giàu nghèo, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm trào lưu khoe của trên mạng xã hội.

Bùng nổ lừa đảo qua mạng xã hội, App vay tiền: Cách nào đối phó?

Nhóm PV |

Thời gian gần đây, Bộ Công an, Công an các tỉnh, thành phố liên tục phát đi cảnh báo về chiêu trò lừa đảo qua điện thoại, trên không gian mạng hay vay tiền qua App. Đã có rất nhiều nạn nhân bị mất số tiền lên đến hàng tỉ đồng vì tin lời nhóm lừa đảo. Vậy cần làm gì để cảnh giác với những chiêu trò, thủ đoạn của kẻ lừa đảo? Nếu đã mất tiền cần làm gì để lấy lại?