Nhạc cụ cổ xưa 3.000 năm tuổi của Việt Nam

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN) |

Ngày 30.1.2023, đàn đá Bình Đa nằm trong 27 bảo vật quốc gia được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg công nhận. Việc phát hiện bộ đàn đá Bình Đa là một khám phá khảo cổ quan trọng, đưa ra ánh sáng một trong những nhạc cụ sớm trong lịch sử nhân loại.

Một phát hiện thú vị hơn 40 năm trước

Bình Đa là một di tích khảo cổ học nổi tiếng nằm ở TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào chiều ngày 12.12.1979, các nhà khảo cổ học Việt Nam đang khai quật ở đây đã phát hiện các loại rìu bôn đá, đục đá và đồ gốm vỡ cùng một đoạn gãy nhỏ của một thanh đá ở độ sâu khoảng 0,4 - 0,6m cách mặt đất. Sau đó, chủ trì khai quật cho đào tới độ sâu 0,65m thì phát hiện thêm ba thanh đá khác nằm gần nhau với một đầu cắm xiên vào đất. Ba thanh đá này có hình dáng, màu sắc và kỹ thuật giống với tấm đá đã tìm thấy trước đó.

Ngày 14.12.1979, nhiều nhà khoa học và văn hóa đến hiện trường xác nhận rằng, những thanh đá này có đặc trưng giống với đàn đá phát hiện ở khu vực Nam Tây Nguyên. Phát hiện này gây một tiếng vang lớn trong giới khảo cổ học Việt Nam và trên thế giới, khi đưa ra ánh sáng một trong những loại nhạc cụ sớm trong lịch sử nhân loại.

Tổng cộng, sau cuộc khai quật khảo cổ học tại Bình Đa, đã tìm thấy 42 thanh đàn đá lớn nhỏ, có màu sắc, hình dáng, kỹ thuật gần giống nhau. Các thanh đàn đá này nằm gần nhau hoặc sát bên nhau, thậm chí có những thanh nằm chồng lên nhau. Khu vực trung tâm có khoảng 30 thanh đá trải dài thành một dải hiện vật theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trên bề mặt hơi thoải dốc từ Bắc xuống Nam theo địa hình của sườn đồi.

Đàn đá Bình Đa được tìm thấy trong hố khai quật, trong một địa tầng ổn định đã làm nổi bật giá trị khoa học của phát hiện này. Năm 1981, Giáo sư nhân học nổi tiếng thế giới Georges Condominas, người dành nhiều công sức trong nghiên cứu các phát hiện về đàn đá ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc từng phát biểu rằng: “Các bạn có may mắn hơn tôi nhiều khi tìm thấy đàn đá trong tầng văn hóa cổ”.

Kỹ nghệ chế tác đàn đá điêu luyện

Tại hiện trường, sau khi đối chiếu, gắn chắp lại đã ghi nhận 39 thanh, đoạn đá; trong đó có 5 thanh còn nguyên dáng. Bộ đàn đá có số lượng lớn các thanh đàn, là minh chứng cho thấy loại nhạc cụ đặc sắc này đã được chế tạo nhiều, tồn tại phổ biến trong đời sống của cư dân cổ Bình Đa.

Đàn đá Bình Đa có quá trình lịch sử phát triển lâu dài bởi toàn bộ các thanh đàn đá có hình dáng thống nhất, ổn định. Cho thấy kinh nghiệm kỹ thuật chế tác điêu luyện của người xưa. Trước tiên, họ phải là người thợ đá thành thạo, nắm chắc tính chất, đặc điểm các loại đá. Đồng thời cũng là những người hiểu biết về âm nhạc. Nói chung, họ vừa phải có trình độ tay nghề cao về kỹ thuật, vừa phải có cả trình độ nghệ thuật âm nhạc.

Những hiện vật còn nguyên dáng khắc họa hình dáng chung của những thanh đàn đá Bình Đa, đều là những phiến đá dài, thẳng với bề ngang hẹp. Trong đó, tỉ lệ giữa chiều dài gấp 3 - 4 lần chiều rộng. Những con số tỉ lệ ấy cũng phản ánh phần nào sự ổn định về quy cách, hình thức và cấu trúc của những thanh đàn đá. Tuy vậy, kích cỡ của các thanh đá lại không giống nhau, được chia thành hai nhóm lớn và nhỏ riêng biệt. Sự khác biệt trong kích cỡ của hai nhóm thanh đá gợi lên hình ảnh về sự tồn tại của hai giàn đàn đá lớn, nhỏ trong di tích Bình Đa.

Cảnh khai quật di tích Bình Đa năm 1979. Ảnh: Bảo tàng Đồng Nai
Cảnh khai quật di tích Bình Đa năm 1979. Ảnh: Bảo tàng Đồng Nai

Hai giàn đán đá với kích thước lớn nhỏ khác nhau, nhưng về cấu trúc hình dáng chung, cũng như về những đặc điểm cụ thể, thì cả hai giàn đều có hình dáng thống nhất, thậm chí là giống nhau. Điều đó cho thấy, đàn đá Bình Đa đã có mức độ định hình cao, thậm chí, có thể coi chúng là sản phẩm gần như được làm theo một tiêu chuẩn ổn định.

Kỹ thuật chế tác thành thạo của người thợ được lưu lại trên những thanh, đoạn đá. Đó là những dấu vết ghè đẽo vừa thô sơ, lại vừa tỉ mỉ. Đặc điểm chung của những dấu vết đó là kết quả của việc áp dụng kỹ thuật đục với trình độ tay nghề tinh xảo. Những dấu vết ghè đẽo ấy có vẻ như lộn xộn nhưng thực ra, chúng đều ẩn dấu trong mình hình ảnh của quy trình chế tạo và đặc điểm của kỹ thuật hết sức chặt chẽ. Nhiều dấu ghè lớn nhỏ, nông sâu chồng lên nhau là bằng chứng rõ rệt của quá trình đẽo đi, đẽo lại nhiều lần trên từng thanh đá.

Tất cả các thanh đoan, đàn đá đều được làm bằng một loại đá phiến đốm giống nhau, chứng tỏ người xưa từng chọn lựa một loại đá thích hợp. Loại đá phiến đốm khi gõ trên mặt có âm thanh phát ra vừa vang, vừa trong, rất hấp dẫn. Ngoài ra, đá phiến đốm trong tự nhiên thường ở dạng kết thành lớp, dễ tách thành những tấm đá dài, dẹt, phẳng, thẳng phù hợp với hình dáng chung của những thanh đàn.

Đỉnh cao của nghệ thuật âm nhạc bản địa cổ xưa nhất

Người xưa tìm chọn loại “đá kêu”, rồi ghè đẽo công phu, chính xác và đạt tới sự hoàn chỉnh về hình dáng, âm thanh. Trên toàn bộ bề mặt các thanh, đoạn đá đều phủ một lớp patin màu xám xanh, nên không thể nhìn rõ được dấu vết sử dụng. Tuy nhiên, trên không ít thanh, đoạn đá thường có một mặt lõm khoảng giữa thân khá nhẵn hoặc đã được ghè sửa cho nhẵn; ngược lại, ở hai đầu thân còn lưu giữ nhiều dấu vết ghè đẽo lồi lõm. Trên những thanh còn nguyên, khoảng giữa ấy chính là nơi âm thanh phát ra thường hay nhất.

Làng cổ Bình Đa có quá trình phát triển lâu dài, bao gồm hai giai đoạn phát triển kế tiếp nhau. Bằng phương pháp phân tích niên đại Carbon C14 một mẫu than tro lấy trong bếp lửa ở độ sâu 1,9m chúng ta có được một niên đại cụ thể là 3.180±50 năm cách ngày nay (khoảng năm 1.230 trước Công nguyên). Điều này cho thấy, Bình Đa như một trong những làng khởi lập vào loại sớm, tồn tại lâu dài trong lịch sử Đông Nam Bộ. Do đó, đàn đá Bình Đa là một trong những loại nhạc cụ hình thành sớm nhất trong lịch sử dân tộc.

Trong cuốn sách “Đàn đá Bình Đa” do Nhà xuất bản Đồng Nai in năm 1983, Lê Xuân Diệm và Nguyễn Văn Long cho rằng: “Đàn đá Bình Đa không phải chỉ là chứng tích của sự tồn tại một hình thức sinh hoạt văn hóa, mà chính bản thân nó là sản phẩm làm tại chỗ, trên đất Đồng Nai cổ kính. Nó hoàn toàn gắn quyện trọn vẹn với cuộc sống con người, với đất Đồng Nai từ cả hàng ngàn năm trước. Cộng thêm vào đó, với tuổi đời được biết chính xác là khá cổ hoặc vào loại cổ nhất, nên có thể coi đàn đá Bình Đa như thành tựu của một phát minh kỹ thuật - nghệ thuật độc đáo của lớp người xưa ấy.

Họ và chính họ là những người mở đầu cho những sáng tạo và phát triển loại nhạc cụ này. Họ đã khởi dựng lên dòng nhạc đàn đá, trong đó có thiên nhiên Đồng Nai, cuộc sống xã hội Đồng Nai xưa, có thể coi như là nơi đất tổ, là bầu sữa mẹ đã sản sinh ra, đã nuôi dưỡng dòng nhạc ấy ngay từ buổi ban đầu chập chững”.

Đàn đá Bình Đa hẳn đã trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu và độc đáo của những cư dân cổ sống ở vùng đất Đồng Nai thưở ấy. Nó không lộng lẫy, nhưng lại ẩn dấu trong dáng vẻ mộc mạc, có phần thô sơ là sự kết tinh cao độ của một truyền thống âm nhạc đặc sắc. Do đó, đàn đá Bình Đa xứng đáng được công nhận là bảo vật quốc gia.

Việc phát hiện đàn đá Bình Đa khai thông nhiều vấn đề khoa học mấu chốt về loại hình nhạc cụ xưa. Phát hiện này cũng đã đưa đến cho chúng ta không ít nhận thức thật mới mẻ và tài năng của cư dân cổ. Đàn đá Bình Đa là một mẫu vật cần được trân trọng, là sản phẩm văn hóa tinh thần cổ kính và thật đặc sắc phải được lưu giữ mãi mãi.

TS. Nguyễn Hữu Mạnh (Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQGHN)
TIN LIÊN QUAN

Giá trị đặc biệt vượt thời gian của bảo vật quốc gia thuộc văn hóa Óc Eo

PHONG LINH |

Mỗi bảo vật quốc gia thuộc Văn hóa Óc Eo được lưu giữ tại An Giang đều lưu giữ tính độc bản, độc đáo khác nhau tạo nên giá trị vượt thời gian của một nền văn hóa lớn ở Nam Bộ.

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Bảo vật quốc gia ở Yên Tử

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Lễ hội xuân Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) 2023 đã khai mạc từ mùng 10 tháng Giêng và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Những du khách đến đây dành nhiều sự chú ý đến Bảo vật quốc gia là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chứng khoán: Cổ phiếu bất động sản sẽ tạo sóng cho thị trường

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán dự báo vẫn có thể tăng điểm nhờ nhóm cổ phiếu trụ có dòng tiền của các quỹ, thậm chí có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 1.065 điểm.

Bước ngoặt mới trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Ukraina đã nhận được xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Anh, Đức và các nước phương Tây khác - bước ngoặt có thể thay đổi cục diện chiến trường.

Ảnh hiếm thời trẻ và tình bạn của NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu

ĐÔNG DU |

NSND Lệ Thủy, NSƯT Mỹ Châu đã có nhiều thập kỷ là đồng nghiệp thân thiết. Dù hiện tại, có người đã sang nước ngoài định cư, nhưng mỗi dịp gặp lại, tình cảm của họ vẫn đong đầy.

Công bố hình ảnh chưa từng thấy vụ tai nạn của phi công vũ trụ Yuri Gagarin

Khánh Minh |

Nga công bố những hình ảnh chưa từng thấy về vụ tai nạn máy bay khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tử nạn năm 1968.

Lên chợ mạng mua đăng kiểm giả, hơn 40 trường hợp bị xử lý

Tùng Giang - Đinh Thiện |

Để không mất thời gian, công sức đi lại, nhiều người lựa chọn lên mạng tìm mua sổ, tem đăng kiểm giả để đối phó với cơ quan chức năng.

Giá trị đặc biệt vượt thời gian của bảo vật quốc gia thuộc văn hóa Óc Eo

PHONG LINH |

Mỗi bảo vật quốc gia thuộc Văn hóa Óc Eo được lưu giữ tại An Giang đều lưu giữ tính độc bản, độc đáo khác nhau tạo nên giá trị vượt thời gian của một nền văn hóa lớn ở Nam Bộ.

Giá trị lịch sử của Súng Thần công - Bảo vật quốc gia

NGUYỄN HỮU MẠNH |

Trong số 27 bảo vật quốc gia mới được được Thủ tướng Chính phủ công nhận, súng Thần công thời Lê Trung hưng hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội là hiện vật hiếm, quý giá, là minh chứng cho trình độ kỹ thuật đúc đồng Đại Việt thế kỷ XVII.

Giá trị của tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông - Bảo vật quốc gia ở Yên Tử

TS. Nguyễn Hữu Mạnh |

Lễ hội xuân Yên Tử (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) 2023 đã khai mạc từ mùng 10 tháng Giêng và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Những du khách đến đây dành nhiều sự chú ý đến Bảo vật quốc gia là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.