Gia đình truyền thống Việt Nam trước những thách thức

Kim Sơn |

Trong cơ cấu xã hội Việt Nam truyền thống, Nhà (gia đình) giữ vai trò quan trọng hơn Làng và Nước. Với người Việt Nam, xã hội chỉ là sự phóng chiếu của gia đình mà thôi. Gia đình là tế bào cơ bản của xã hội, có chức năng tái tạo nòi giống, tái tạo sức lao động, sáng tạo và truyền thừa văn hóa.

Gia đình Việt Nam truyền thống đối mặt với trước những khó khăn

Gia đình truyền thống của người Việt đã hình thành nên các giá trị văn hóa về giáo dục, tri thức và nhân cách con người theo tư tưởng hiếu, lễ, nghĩa, tuân thủ theo gia lễ, gia phong... Trong quá trình phát triển, gia đình truyền thống đã thể hiện được các ưu điểm về sự gắn bó tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; về vấn đề bảo lưu các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ và phát huy tốt nề nếp gia phong, gia đạo...

Tuy nhiên, sau thời kỳ đổi mới rồi bước vào thế kỷ XXI, xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển thì gia đình truyền thống Việt Nam đang diễn ra quá trình biến đổi mạnh mẽ. Nói một cách tổng quát, gia đình truyền thống Việt Nam với những giá trị của nó đang đi vào giai đoạn chuyển biến từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại.

GS. Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm "Tâm lý gia đình" đã nêu ra 10 đặc điểm của gia đình hiện đại. Dù cho đã gần ba chục năm trôi qua kể từ lần xuất bản đầu tiên, tôi vẫn cho rằng, đây là những giá trị nổi bật, trường tồn với thời gian:

- Chồng và vợ có quyền ngang nhau về công việc, về tiến thân nghề nghiệp và hoạt động xã hội.

- Việc sinh đẻ được giới hạn theo quan niệm của vợ chồng; thường là đẻ ít con (1 - 2 con).

- Việc giáo dục con cái chú trọng tới những lợi ích và ý kiến của con cái; giáo dục chủ yếu bằng sức mạnh nêu gương và sức thuyết phục của những tín nhiệm của bố mẹ; cả vợ chồng đều chăm lo giáo dục con cái.

- Về sinh hoạt, có sự phân phối linh hoạt về các nghĩa vụ giữa vợ và chồng (chú trọng tới những ý kiến, những thói quen, mức độ bận rộn nghề nghiệp của mỗi người).

- Phúc lợi vật chất của gia đình do hoàn cảnh nghề nghiệp và khả năng kiếm tiền thêm của chồng cũng như vợ.

- Sự giao tiếp vợ chồng mang tính chất bè bạn và bao dung, ngoài những vấn đề gia đình ra, tất cả các lĩnh vực hoạt động sống từ công việc đến giải trí.

- Vợ chồng cùng nhau quyết định những công việc gia đình sau khi bàn bạc chung; mỗi bên có thể đóng vai trò chủ yếu tùy theo lĩnh vực.

- Thực hiện sự kiểm soát giống nhau đối với những hành vi của vợ hay chồng chệch khỏi những chuẩn mực xã hội.

- Vợ chồng đối xử với nhau theo tình cảm, có tính tới đặc thù của nam giới và nữ giới.

- Về đời sống tình dục, có sự tách rời tính dục với sinh đẻ; tính tích cực tính dục của phụ nữ tăng lên; chấp nhận quan hệ tính dục trước hôn nhân trên cơ sở tình yêu; quan hệ tính dục ngoài hôn nhân của cả hai bên đều bị lên án. Gia đình hiện đại hình thành trong một quá trình lâu dài, và trong gia đình hiện đại có khi vẫn còn tàn dư của gia đình truyền thống.

Cùng với những bước tiến thần kỳ trong phát triển kinh tế trong những năm qua thì xã hội Việt Nam cũng dần hình thành nên các gia đình hiện đại, gia đình văn hóa. Các đặc điểm nêu trên với những giá trị nổi bật, tích cực cũng dần định hình và phát triển.

Khắc phục những tồn tại hướng đến tương lai

Từ ngay sau thời kỳ đổi mới đất nước, chúng ta đã phải nhận thức lại về vai trò của gia đình. Mới đây nhất, chỉ thị số 06-CT/TW về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới" ban hành ngày 24/6/2021 cũng đã khẳng định "Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Xây dựng gia đình hạnh phúc chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta.

Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước". Để rồi, Đảng và Nhà nước xác định gia đình là nền tảng xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, để xác định gia đình là một trong bốn “hệ giá trị” quan trọng hình thành nên hệ giá trị Việt Nam thời kỳ mới.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển biến mang tính bước ngoặt và cách mạng từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại, chúng ta đã và đang chứng kiến sự khủng hoảng, những hệ quả mang nhiều nét tiêu cực của gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam trên một số phương diện:

Trước tiên, đó là sự tan rã, giải thể của các gia đình lớn, nhiều thế hệ cùng chung sống; gia đình hạt nhân gồm hai vợ chồng và hai người con trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng ở thành thị hơn nông thôn và ở nhóm hộ giàu hơn hộ nghèo; tỉ lệ hộ gia đình có ba thế hệ ở nông thôn thấp hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành. Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân. Đồng thời, số lượng của mỗi hộ gia đình cũng giảm, cùng với đó là vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến hiện tượng mất cân bằng giới và các hậu quả xã hội kèm theo.

Đồng thời, trong quá trình xã hội biến đổi nhanh chóng vì lối sống công nghiệp, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức năng giáo dục con cái. Vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách, vốn là một chức năng quan trọng của gia đình truyền thống, nay đã và đang bị suy giảm trong môi trường sống của xã hội hiện đại.

Trong giai đoạn chuyển giao từ mô hình gia đình truyền thống chuyển sang xác lập kiểu gia đình hiện đại, chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng trên báo đài, truyền thông, trong đó vấn đề bạo lực gia đình nổi lên trong quan hệ giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, làm ảnh hưởng tới truyền thống tốt đẹp bao đời của gia đình người Việt, đe dọa sự tồn tại một cách lành mạnh của gia đình đương đại.

Lối sống gia đình đang có sự đảo lộn theo hướng đa dạng hóa phương thức mưu sinh của các thành viên, như vợ, chồng, con cái. Do lối sống công nghiệp, lối sống đô thị dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của căn tính cá nhân. Do sự tác động của các tệ nạn xã hội khiến cho mối liên kết, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, rời rạc, thời gian để cho mọi người trong gia đình gắn bó với nhau suy giảm. Đây là những thách thức đặt ra để chúng ta duy trì những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Không thể phủ định, những thách thức mang tính tiêu cực trên là tất yếu của quá trình phát triển trong xã hội hiện đại. Chúng ta nhận diện ra để rồi có những giải pháp xử lý đúng đắn, kịp thời. Đó là lý do tại sao, thời gian gần đây, để phát huy hơn nữa vai trò của gia đình trong đời sống đương đại, hạn chế những hệ quả tiêu cực nên các cơ quan, đoàn thể thực hiện chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhấn mạnh tới “hệ giá trị gia đình” nhằm giữ gìn, phát huy, xây dựng những chuẩn mực của con người Việt Nam trong thời đại mới. Để rồi, các giá trị văn hóa của gia đình truyền thống vẫn đang âm thầm hòa mình vào trong bối cảnh mới, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dần dần tạo nên các giá trị văn hóa mới của kiểu mẫu gia đình Việt Nam hiện đại trong hiện tại và tương lai.

Kim Sơn
TIN LIÊN QUAN

Tuyên dương 36 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Việt Trung |

Công đoàn Công ty CP Chế tạo máy - VINACOMIN (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam) vừa tổ chức sơ kết phong trào Công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tuyên dương 36 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt 100 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Hoàng Huyền |

Công ty CP Than Hà Tu (Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam) tổ chức chương trình gặp mặt 100 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt gia đình cán bộ, người lao động nhân Ngày gia đình Việt Nam

Bàn Thương |

LĐLĐ tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức gặp mặt gia đình cán bộ, công chức, người lao động nhân Ngày gia đình Việt Nam.

Đà Nẵng đón hàng nghìn lượt khách bay ngày đầu năm 2024

THÙY TRANG |

Trong ngày đầu tiên của năm mới 2024, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng sẽ đón 112 chuyến bay nội địa và quốc tế với hơn 15.500 lượt khách, trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 50 chuyến với khoảng 7.500 lượt khách.

Chào đón những công dân nhí 2024 vào đúng thời khắc chuyển giao năm mới

NGUYỄN LY |

TPHCM - Trong thời khắc chuyển giao sang năm mới 2024, tại Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) đã đón nhiều em bé chào đời. Gia đình sản phụ và các y bác sĩ đều vỡ òa cảm xúc khi gặp được những thiên thần nhỏ.

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2023 gọi tên Bùi Thị Xuân Hạnh

Mai Hương |

Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam - Miss Cosmo Vietnam 2023 chính thức khép lại với vị trí cao nhất thuộc về Bùi Thị Xuân Hạnh.

2 tàu biển siêu sang cùng gần 4.000 khách chào năm mới trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Sáng 31.12.2023, 2 tàu biển siêu sang đem theo gần 4.000 du khách Mỹ, châu Âu… đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Du khách cùng thủy thủ đoàn của 2 tàu sẽ chào mừng năm mới 2024 trên vịnh Hạ Long.

Chính sách bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu có hiệu lực từ 1.1.2024

Hà Anh |

Theo Bộ luật Lao động 2019, từ 1.1.2024, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng.

Tuyên dương 36 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Việt Trung |

Công đoàn Công ty CP Chế tạo máy - VINACOMIN (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam) vừa tổ chức sơ kết phong trào Công nhân viên chức lao động và hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; tuyên dương 36 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt 100 gia đình công nhân tiêu biểu nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Hoàng Huyền |

Công ty CP Than Hà Tu (Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam) tổ chức chương trình gặp mặt 100 gia đình công nhân lao động tiêu biểu nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Gặp mặt gia đình cán bộ, người lao động nhân Ngày gia đình Việt Nam

Bàn Thương |

LĐLĐ tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức gặp mặt gia đình cán bộ, công chức, người lao động nhân Ngày gia đình Việt Nam.