Xây dựng niềm tin để “người Việt dùng hàng Việt”

ĐỨC THÀNH |

Nhiều người luôn cho rằng yêu nước là phải làm những chuyện lớn lao nhưng lại quên rằng mỗi đồng tiền mình chi tiêu vào các sản phẩm hàng hóa nhập ngoại chính là đang gây khó, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nội. Cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã bước sang năm thứ 9 với nhiều thành tựu. Song để người Việt tự giác và thôi thúc dùng hàng Việt, thay vì chỉ “ưu tiên” thì còn vô vàn khó khăn.

Lựa chọn của người tiêu dùng đã thay đổi

Phó Chủ tịch UBTƯMTTQVN, Phó trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn và sử dụng các hàng hóa có xuất xứ, nhãn hiệu, thương hiệu Việt Nam; các doanh nghiệp cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm hàng hóa để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; việc cảnh báo người tiêu dùng về tình trạng hàng giả hàng nhái cũng được các cơ quan quản lý nhà nước triển khai rất hiệu quả.

Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó chủ tịch UB TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bà mong muốn, tới đây, từ khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sẽ chuyển thành “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, chứ không chỉ “ưu tiên” nữa...

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong năm 2017, Bộ Công Thương đã tập trung triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với nhiều hành động cụ thể như tăng cường tuyên truyền, triển khai các đề án tổ chức hội chợ triển lãm, phiên chợ hàng Việt, Chương trình Xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia đã hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp thực hiện XTTM phát triển thị trường nội địa, đặc biệt tạo lập kênh phân phối, hệ thống bán lẻ ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới, các địa phương còn khó khăn.

Triển khai chương trình bình ổn thị trường, tăng cường các hoạt động khuyến công, tăng cường kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá, gian lận thương mại, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường...

 Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định, vẫn còn một số hạn chế như các sản phẩm sản xuất trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm nhập khẩu cùng chủng loại, có chất lượng, giá cả cạnh tranh và được hậu thuẫn về quảng bá chuyên nghiệp của các công ty nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa ASEAN khi cộng đồng AEC đã thành lập cuối năm 2015.

Ông đánh giá, sự phối hợp giữa doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt và các cơ quan quản lý Nhà nước vẫn chưa chặt chẽ. Nhiều doanh nghiệp chưa tích cực và chủ động tham gia cuộc vận động. Trong hai năm gần đây, hoạt động đầu tư thông qua hình thức M&A (mua bán và sáp nhập) gây tâm lý lo lắng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, buôn lậu, mất vệ sinh an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng.

Bảo vệ hàng Việt cách nào?

Để vừa bảo vệ sản xuất và hàng hóa trong nước mà không vi phạm các cam kết quốc tế Việt Nam đã tham gia, ông Đỗ Thắng Hải đưa giải pháp: Về phía Nhà nước, sẽ tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về và có liên quan đến hoạt động phân phối nhằm bảo vệ đến mức tối đa quyền và lợi ích mà Việt Nam đã đạt được trong cam kết quốc tế; Hạn chế tối đa việc xem xét, cấp phép cho cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp FDI được bán lẻ những mặt hàng ta không cam kết...

Về phía doanh nghiệp, cần tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp bán lẻ với các nhà sản xuất trong việc tạo nguồn hàng sản xuất trong nước với giá cả cạnh tranh bảo đảm đủ tiêu chuẩn chất lượng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm tiêu dùng đa dạng và ngày càng cao ở Việt Nam để cung ứng cho các cơ sở bán lẻ nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng cùng loại nhập khẩu.

Đối với cơ sở bán lẻ của hộ kinh doanh ở các khu dân cư, khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có thương hiệu đủ mạnh đứng ra tập hợp, liên kết các cửa hàng thực phẩm và tạp hóa hiện hữu (của hộ gia đình có nhà ở mặt tiền), hỗ trợ họ nâng cấp trang bị, thay đổi phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này chuyển thành cửa hàng tiện lợi theo mô hình chuỗi thông qua phương thức nhượng quyền thương mại hoặc đầu tư trực tiếp…

“Phát triển bền vững để không gây hậu quả cho thế hệ mai sau”

Doanh nhân Việt Nam từ xưa đến nay đã dần khẳng định vị trí, đóng góp của mình vào công cuộc phát triển chung của đất nước. Từ chỗ không có tên trong từ điển tiếng Việt, là “thằng bán tơ” trong truyện Kiều, là “mụ Lường” trong kho tàng Truyện cổ tích Việt Nam, là đối tượng trong các cuộc cải tạo công thương nghiệp, là “con buôn”, “con phe” trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, những người làm kinh doanh đã tìm lại được tên mình trong 2 chữ “doanh nhân” trong thời đại mới. Nói thế để thấy sự hồi sinh và phát triển của đội ngũ doanh nhân trong lòng dân tộc là một trong những thành quả quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở nước ta những năm qua.

Những nỗ lực làm giàu cho chính mình, để đóng góp cho phồn vinh của quốc gia thực sự rất đáng trân trọng, khi mà giới doanh nhân ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ sự bất ổn chính trị tại nhiều quốc gia, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay những hiện tượng khí hậu cực đoan. Chính những thách thức này đã đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới một bài toán – làm thế nào để sự phát triển ngày hôm nay sẽ không để lại hậu quả cho thế hệ mai sau? Câu trả lời không gì khác, chính là “phát triển bền vững”. Minh chứng là năm 2015 Chương trình Nghị sự 2030 bao gồm 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững đã được 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thông qua, trong đó có Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, giới doanh nhân Việt Nam giờ đây sẽ không chỉ phải “làm giàu” mà còn phải làm giàu một cách nhân văn hơn, bền vững hơn, theo đúng “luật chơi” chung của cộng đồng DN khu vực và thế giới. (Phó Tổng Thư ký VCCI Nguyễn Quang Vinh).  Kh.V (ghi)

ĐỨC THÀNH
TIN LIÊN QUAN

Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt

Duy Thiên |

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, so nước bạn Lào, chúng ta cũng chỉ đạt trên 80% so với năng suất của họ. Vì thế, để tăng trưởng kinh tế bền vững, mục tiêu lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm thế nào để nâng cao NSLĐ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - về vấn đề này. Ông Tuấn cho biết:

Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Ham rẻ, nhiều doanh nghiệp Việt bị doanh nghiệp Thái lừa đảo

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp Thái Lan lừa đảo do tính chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp Việt

Duy Thiên |

Năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều lần so với các quốc gia trong khu vực. Thậm chí, so nước bạn Lào, chúng ta cũng chỉ đạt trên 80% so với năng suất của họ. Vì thế, để tăng trưởng kinh tế bền vững, mục tiêu lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam lúc này là phải làm thế nào để nâng cao NSLĐ. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam - về vấn đề này. Ông Tuấn cho biết:

Thiếu liên kết cảnh báo, doanh nghiệp Việt liên tiếp bị lừa

Đức Thành |

Liên tiếp thời gian gần đây, Bộ Công Thương thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo ở nhiều nước, chủ yếu là thông qua giao dịch điện tử. Điều đó cho thấy những dấu hiệu đáng báo động về các nguy cơ đối với doanh nghiệp Việt do thiếu hiểu biết, thiếu cẩn trọng hoặc thiếu kinh nghiệm trong giao dịch thương mại điện tử quốc tế.

Ham rẻ, nhiều doanh nghiệp Việt bị doanh nghiệp Thái lừa đảo

Cường Ngô |

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị doanh nghiệp Thái Lan lừa đảo do tính chủ quan, ham rẻ và thiếu nghiệp vụ ngoại thương.