Kinh tế 2017-2018 khởi sắc: Dấu ấn của đổi mới, sáng tạo, hiệu quả

TS Lưu Bích Hồ |

Kinh tế Việt Nam đã có một năm 2017 với nhiều ấn tượng đáng ghi nhớ. 

Trong bối cảnh vĩ mô còn rất khó khăn, tăng trưởng thấp, nợ xấu nhiều, nợ công lớn, doanh nghiệp nhà nước cải cách chậm, tài chính ngân sách căng thẳng, sức mua giảm thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, hàng chục dự án đầu tư lớn rơi vào bế tắc...; thiên tai bão lụt nặng nề liên tiếp hiếm có trong lịch sử; thị trường thế giới chưa hồi phục và cạnh tranh ngày càng gay gắt do khuynh hướng bảo hộ trỗi dậy..., ngay từ đầu năm, nhiều dự báo e ngại về việc thực hiện những mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế đặt ra cho năm 2017 rất khó đạt. Nhưng thật đáng mừng, những e ngại đó đã được giải tỏa.

GDP tăng trưởng ngoạn mục đạt 6,81%

Bức tranh kinh tế năm 2017 với không ít sắc màu tươi sáng đã làm cho nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã hoàn thành 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra, tốc độ tăng trưởng GDP khởi sắc, đạt 6,81% (cao nhất từ năm 2011) nhờ sự đóng góp khá đồng đều ở cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Chất lượng tăng trưởng cải thiện một bước, đóng góp TFP vào GDP đạt mức 30,5% so với mức 28,5% năm 2016 và bình quân 25,8% giai đoạn 2011 - 2016; kinh tế tư nhân và hộ gia đình phát huy mạnh vai trò động lực quan trọng.

Xuất khẩu thủy sản đạt giá trị cao đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2017. Ảnh: PV
Xuất khẩu thủy sản đạt giá trị cao đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2017. Ảnh: PV

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát thấp, tỉ giá ổn định, lãi suất giảm nhẹ, dự trữ ngoại hối tăng cao kỷ lục (trên 51 tỉ USD). Nông nghiệp phục hồi ấn tượng đạt mức tăng trưởng 2,9% so với mức tăng 1,36% năm 2016, trong điều kiện chống trả với rất nhiều khó khăn do thiên tai và biến đổi khí hậu. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, trong đó vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 29,7 tỉ USD, tăng 44,2% so với năm 2016, đặc biệt vốn thực hiên đạt mức kỷ lục 17,5 tỉ USD. Xuất khẩu tăng vượt trội, trên 21% (loại trừ yếu tố giá tăng 17,6%), đạt mức trên 213,7 tỉ USD, đặc biệt xuất khẩu thủy sản và rau củ quả tăng ấn tượng (18,5% và 43,1%). Khu vực dịch vụ tăng 7,44% so với mức dưới 7% năm 2016, tiếp tục là một động lực tăng trưởng chung. Đặc biệt du lịch tăng mạnh, đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30%. Thị trường chứng khoán tăng trưởng ấn tượng (khoảng 50%), là mức tăng cao nhất trong các thị trường ở Châu Á, tỉ lệ vốn hóa đạt mức kỷ lục gần 70% GDP. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, cải cách thể chế có bước tiến ấn tượng (tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh do WB đánh giá, tăng 5 bậc về năng lực cạnh tranh quốc gia do WEF xếp hạng...).

Chính phủ đã ra tay hành động theo hướng kiến tạo, quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ rào cản và áp lực về thuế và phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và khởi nghiệp. Gần 127 ngàn DN mới ra đời là con số chưa từng có, ngoài ra còn có gần 26,4 ngàn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Rất đáng chú ý DN trong nông nghiệp cùng với bà con nông dân, doanh nghiệp trong công nghiệp chế biến, du lịch dịch vụ có nhiều khởi sắc mới, vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, vừa vươn lên trong tiêu thụ xuất khẩu, góp phần quan trọng đạt tăng trưởng cao vượt mục tiêu đề ra. Hội nhập quốc tế mở rộng và đi sâu thêm một bước với việc tiếp tục đàm phán ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương, đa phương trong bối cảnh mới. Đặc biệt đã tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2017, với tuyên bố chung cấp cao khẳng định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục thúc đẩy tự do thương mại, đầu tư, toàn cầu hóa, là động lực tăng trưởng bền vững, bao trùm. Khởi động cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Chỉ số Đổi mới sáng tạo tăng 12 bậc, lên thứ 47 trên 127 nước xếp hạng (do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Trường Đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD tiến hành).

Rõ ràng, những kết quả đạt được trong nền kinh tế đã ghi dấu ấn về sự nỗ lực cao độ của nhân dân, của các ngành các địa phương, DN, gắn với sự đổi mới và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.

Những thách thức không nhỏ trong năm 2018

Tuy vậy, hạn chế và khó khăn vẫn còn rất lớn thể hiện ở những mặt đã nêu như nợ xấu, nợ công, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tài chính ngân sách... Trong đó cần nhấn mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm, cải cách chưa đồng bộ, khâu thực thi còn yếu; tình trạng “trên nóng dưới lạnh” còn phổ biến, gây trở ngại lớn cho cải cách và phát triển. Trong đời sống kinh tế xã hội nảy sinh những vấn đề nổi cộm như một số dự án BOT giao thông không được xây dựng và quản lý đúng (BOT Cai Lậy...), khiếu kiện đất đai (vụ Đồng Tâm...) và tình trạng gian lận thương mại, hàng giả hàng nhái, dược phẩm xấu làm giảm sút niềm tin của nhân dân, gây bức xúc trong dư luận xã hội khá nặng nề...

Năm 2017 như vậy đánh dấu một bước chuyển của nền kinh tế sang một trạng thái mới, khởi động quá trình tăng trưởng mới tích cực, hợp lý và bền vững, đi mạnh vào năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu thực chất hơn. Điều đó thật sự vừa là yêu cầu, vừa có khả năng, vừa sẵn cơ hội trong sự nỗ lực vượt qua thách thức gay gắt. Điều đó cần được khẳng định và minh chứng rõ hơn trong thực tiễn đời sống kinh tế năm 2018, một năm có ý nghĩa bản lề của kế hoạch 5 năm, một năm hội nhập có những sự kiện rất quan trọng: Việt Nam sẽ được WTO công nhận là nền kinh tế thị trường hay không, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có ký được không...

Hướng đi, nhiệm vụ và giải pháp đã được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định. Điểm nhấn là tiếp tục tăng trưởng cao hợp lý trong thế giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nợ công và bội chi ngân sách, khắc phục nhanh nợ xấu, cải cách nhanh doanh nghiệp nhà nước đi cùng phát triển mạnh kinh tế tư nhân và kinh tế sở hữu hỗn hợp (cổ phần), nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế... Đó cũng là tăng trưởng và phát triển gắn chặt với tái cơ cấu kinh tế thực chất, trong đó động lực quan trọng nhất là đổi mới hoàn thiện thể chế và tiến mạnh vào khoa học công nghệ theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển bền vững bao trùm. Bức tranh kinh tế năm mới 2018 đang chờ tỏa sáng nếu chúng ta quyết tâm nỗ lực đẩy lùi trở ngại, vượt qua thách thức, đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.

Theo đại diện một số DN, để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế việc điều hành chính sách tiền tệ phải linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường, không bơm tiền ra thị trường ồ ạt dẫn đến tình trạng không hấp thụ được. Khi cung cấp nguồn vốn phải cân nhắc khả năng hấp thụ của DN và sử dụng hiệu quả; đồng thời không điều chỉnh tỉ giá đột ngột, gây sốc cho thị trường. Về chính sách Tài chính - Ngân sách Nhà nước, dự toán và thu chi ngân sách cần tuân thủ đúng mục tiêu ngân sách 2018 đã được thông qua và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh của Chính phủ cho doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.

TS Lê Xuân Nghĩa - nguyên Viện trưởng Viện

Nghiên cứu thị trường - Uỷ ban Vật giá Nhà nước Việt Nam: Dự báo kinh tế 2018 tăng trưởng theo 2 xu hướng

 
 
Hiện tại, có hai dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2018. Một dự báo là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể thấp hơn năm 2017 một chút do chu kỳ tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại. Điều này sẽ tạo tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam. Một dự báo khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể cao hơn một chút so với năm 2017 do kinh tế Việt Nam bước vào chu kỳ tăng trưởng ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, có thể tốc độ tăng trưởng sẽ giảm. Nền tảng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên tăng tổng cầu, bao gồm tăng tiêu dùng, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu. Như vậy, tăng trưởng xuất khẩu năm 2018 có thể đạt mức năm 2017 hoặc thấp hơn một chút, song vẫn cao hơn nhiều mức Chính phủ trình Quốc hội. “Về lạm phát, tương tự năm 2017, dự báo sẽ không có đột biến giá cả. Cũng có thể các điều chỉnh về giá của một số dịch vụ như y tế, giáo dục, điện sẽ là yếu tố chính tác động tới lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta kiểm soát khá tốt yếu tố cung tiền, yếu tố cơ bản tác động tới lạm phát ở Việt Nam dưới 2% nên tôi cho rằng lạm phát năm 2018 chúng ta vẫn có thể kiểm soát tốt.
Sự phát triển của thị trường chứng khoán vẫn được dự báo là khả quan. Bởi sau APEC 2017, làn sóng đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam đang có xu hướng tăng trở lại. Trong bối cảnh chúng ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư nước ngoài sẽ phát huy tác dụng tích cực trong thời gian tới. Khi Việt Nam vào WTO năm 2007, làn sóng đầu tư bắt đầu phát triển mạnh nhưng sau đó suy sụp do Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế vĩ mô. Lần này, cũng có một làn sóng như vậy nhưng chúng ta giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát. Tôi cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất năm 2018 vẫn là khu vực dịch vụ, các dịch vụ du lịch, bán lẻ, tài chính vẫn là quan trọng nhất. Đồng thời, tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng sẽ góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018. 

TS Trương Văn Phước - Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: Tiếp tục theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững giai đoạn 2018-2020

 

Mặc dù 2017 con số tăng trưởng của Việt Nam khá cao, nhưng nếu nhìn vào con số tuyệt đối thì với mức tăng này, GDP của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Thực tế, chúng ta mới chỉ thoát ra khỏi ngưỡng “thu nhập thấp” và bước vào các quốc gia “thu nhập trung bình”. Do đó, để bắt kịp các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta tiếp tục cần đi nhanh hơn nữa. Trong bối cảnh thế giới chuyển biến mạnh mẽ, nhất là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam lại càng cần phải tăng tốc để có thể bắt kịp và tận dụng đòn bẩy quan trọng này. Chỉ có vậy, Việt Nam mới có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước đang phát triển trong khu vực. Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải đạt tăng trưởng cao. Nhìn từ khía cạnh trong nước, chúng ta còn không ít khó khăn, thách thức. Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam chưa cao, phụ thuộc và tích lũy và gia tăng các yếu tố đầu vào mà không phải tăng năng suất lao động; động lực tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế đối ngoại mà chưa thấy rõ vai trò chủ lực của kinh tế tư nhân; các yếu tố đe dọa kinh tế ổn định vĩ mô trong nước như thâm hụt ngân sách, nợ công chưa được xử lý triệt để... Mô hình tăng trưởng kinh tế chưa hiệu quả, bất ổn vĩ mô dồn tích thực sự là những lực cản đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và bứt phá của kinh tế Việt Nam…

Để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững, thứ nhất, cần quyết liệt thực hiện đổi mới tăng trưởng để nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế, tạo đột phá tăng trưởng. Thứ hai, đi đôi với tăng trưởng kinh tế cao cần tiếp tục củng cố ổn định vĩ mô, quyết liệt hơn trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế nhằm củng cố tài khóa, xử lý dứt điểm những yếu tố đe dọa bất ổn vĩ mô như nợ xấu, xử lý các ngân hàng yếu kém... Thứ ba, cung vốn từ một hệ thống tài chính hiện đại hóa cần tiếp tục được giữ vai trò chủ chốt trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tiếp tục vai trò đòn bẩy hỗ trợ tăng trưởng ở mức cao.

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Năm 2018 cần tiếp tục là “Năm cắt giảm thủ tục kinh doanh, cắt giảm chi phí”

 
 

Một số giải pháp cụ thể là đặt mục tiêu tăng 14 -18 bậc về môi trường kinh doanh trong năm 2018. Trong đó tập trung vào các chỉ số khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng, đăng ký sở hữu tài sản, nộp thuế và bảo hiểm xã hội, giao dịch thương mại qua biên giới. Cần hoàn thành bãi bỏ ít nhất 1/2 hoặc 1/3 số quy định hiện có về điều kiện kinh doanh. Cần hoàn thành việc loại bỏ ít nhất 1/2 số mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành xuất nhập khẩu. Đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý Nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm. Tiếp tục kết nối ít nhất 30 thủ tục qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Năm 2018 cần tiếp tục được coi là “Năm cắt giảm chi phí” cho DN. Nâng cao đáng kể hiệu quả tài chính của các DN Nhà nước; với vai trò chủ sở hữu, Chính phủ giao các chỉ tiêu bắt buộc đối với các DN Nhà nước. Cải thiện chất lượng quản trị, nhất là chất lượng báo cáo tài chính và công khai, minh bạch hóa thông tin...

TS Trần Du Lịch - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% /năm cho cả kế hoạch 5 năm 2016-2020 kèm đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế

 

Một mặt phải đạt được mục tiêu tăng trưởng nêu trên (kế hoạch từ 6,5-7%), nhưng đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế theo mục tiêu kế hoạch đề ra đến năm 2020. Đây chính là mục tiêu kép Chính phủ đề ra trong 3 năm tới. Trong đó, năm 2018 cần đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm để xác định một số chỉ tiêu đến năm 2020: Năng suất lao động tăng 5,5-6%/năm; TFP đóng góp 30-35% tốc độ tăng GDP; thu hẹp khoảng cách về cạnh tranh quốc gia với ASEAN; lạm phát dưới 4%. Dự trữ ngoại hối khoảng 4-5 tháng nhập khẩu; tổng đầu tư xã hội khoảng 32-34% GDP; từ 24-25% Ngân sách Nhà nước cho đầu tư; đến năm 2020 TT cổ phiếu bằng 70% GDP; TT trái phiếu 30% GDP...                                     

KHÁNH VŨ (thực hiện)

TS Lưu Bích Hồ
TIN LIÊN QUAN

Không được chủ quan, cần phòng các “cú sốc”

NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ |

Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế 2018 đầy thách thức nếu thiếu các yếu tố cơ bản, cần hết sức thận trọng. Còn khi trao đổi với Lao Động, các chuyên gia cho rằng, cũng nên chuẩn bị cho những kịch bản “chống sốc” trong thời gian tới.

Thủ tướng nhắc đến U23, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm cao

TX |

Sáng 1.2, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mở đầu năm mới tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn.

Tránh dẫm chân vào bẫy thu nhập trung bình: Phải chọn ngay giải pháp

ĐỨC THÀNH |

Làm thế nào để Việt Nam không dẫm chân phải bẫy thu nhập trung bình? Đó là một trong những vấn đề mà Chính phủ đặt ra đối với các bộ, ngành trong năm 2018.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Không được chủ quan, cần phòng các “cú sốc”

NHÓM PHÓNG VIÊN KINH TẾ |

Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Kinh tế Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cảnh báo, tăng trưởng kinh tế 2018 đầy thách thức nếu thiếu các yếu tố cơ bản, cần hết sức thận trọng. Còn khi trao đổi với Lao Động, các chuyên gia cho rằng, cũng nên chuẩn bị cho những kịch bản “chống sốc” trong thời gian tới.

Thủ tướng nhắc đến U23, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quyết tâm cao

TX |

Sáng 1.2, phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1.2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mở đầu năm mới tốt hơn cùng kỳ năm 2017 với ấn tượng mạnh mẽ về một số chỉ tiêu, nhất là những trung tâm kinh tế lớn.

Tránh dẫm chân vào bẫy thu nhập trung bình: Phải chọn ngay giải pháp

ĐỨC THÀNH |

Làm thế nào để Việt Nam không dẫm chân phải bẫy thu nhập trung bình? Đó là một trong những vấn đề mà Chính phủ đặt ra đối với các bộ, ngành trong năm 2018.