Huyện đảo Lý Sơn phát huy hiệu quả tín dụng chính sách

Đông Dư |

Gần 20 năm qua, NHCSXH huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã luôn bền bỉ, tận tâm bám dân, bám đảo, chuyển tải trên 110 tỷ đồng về khắp làng quê để cho từng hộ nghèo, từng đối tượng chính sách vay vốn kịp thời.

Trong cuộc hành trình trên miền quê giữa vùng duyên hải Nam Trung bộ này, điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là huyện đảo Lý Sơn. Với diện tích gần 10km², huyện đảo này đang thay da đổi thịt từng ngày, không còn cảnh vắng lặng, nghèo nàn như 5 năm trước. Chính cụ Võ Tốt, 78 tuổi ở thôn Đông, xã An Hải cũng mãn nguyện trước nhịp sống hối hả của quê hương... Cụ Tốt bồi hồi nhớ lại, thời gian qua, nhờ huyện triển khai nhiều chương trình giải pháp, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, cả 3 thế hệ trong gia đình cụ có nhà ở vững chắc, không sợ nắng mưa, gió to, sóng lớn; các con đều chủ động vươn khơi đánh bắt tôm cá, thâm canh đồng ruộng và 5 người cháu của cụ đều được NHCSXH hỗ trợ vay vốn ưu đãi để về thành phố học hành đến nơi đến chốn.

Ông Dương Văn Nhiều ở An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) chia sẻ mô hình trồng tỏi với cán bộ ngân hàng.
Ông Dương Văn Nhiều ở An Hải, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) chia sẻ mô hình trồng tỏi với cán bộ ngân hàng.
Cũng ở xã An Hải, CCB Dương Văn Nhiều đã có 4 lần được tiếp cận với các chương trình tín dụng chính sách. Với tổng số tiền 130 triệu đồng vay vốn NHCSXH, ông đầu tư vào thâm canh 4 sào tỏi giữa vùng đất cằn của nham thạch núi lửa, hộ ông Nguyễn Tấn Đà ở thôn đông An Vĩnh vay từ nguồn vốn giải quyết việc làm, hộ mới thoát nghèo số tiền 100 triệu đồng để đầu tư nuôi 24 lồng cá bớp trên mặt biển. Mỗi năm, thu hoạch hàng chục tấn sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi, ông lãi được trên 200 triệu đồng. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình ông Nhiều đủ đầy hơn, xây nhà mới khoáng đạt, mua xe ô tô tải nhỏ phục vụ sản xuất và khách thập phương ra đảo tham quan, du lịch.

Không chỉ riêng nhà cụ Tốt, ông Nhiều mà trên toàn huyện đảo Lý Sơn, hầu hết người nghèo và các đối tượng chính sách khác đều được vay vốn ưu đãi thuận lợi, sử dụng hiệu quả vốn vay, duy trì nghề truyền thống đánh cá và phát triển nghề trồng tỏi.

Tín dụng chính sách giúp nông dân trên đảo Lý Sơn sửa sang lại tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Tín dụng chính sách giúp nông dân trên đảo Lý Sơn sửa sang lại tàu thuyền đánh bắt hải sản.
Gần 20 năm qua, NHCSXH huyện đảo Lý Sơn luôn bền bỉ, tận tâm bám dân, bám đảo chuyển tải trên 110 tỷ đồng về khắp làng quê để cho từng hộ nghèo, từng đối tượng chính sách vay vốn kịp thời vào vụ vươn khơi đánh bắt hải sản, thâm canh năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần quan trọng làm cho miền đất “tiền tiêu” của Tổ quốc thêm trù phú, khởi sắc.

Chia tay đảo xa Lý Sơn, chúng tôi đến Trà Bồng là huyện miền núi cao nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Được hưởng lợi từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong đó có các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH tổ chức thực hiện. Đây là nguồn lực trực tiếp giúp đồng bào DTTS huyện Trà Bồng thực hiện khát vọng vươn lên thoát nghèo và cải thiện cuộc sống.

Bí thư huyện ủy Trà Bồng Võ Văn Rân cho biết: Là vùng miền núi dân tộc với xuất phát điểm nền kinh tế thấp, khó khăn còn nhiều nhưng luôn phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm “biến khó khăn thành cơ hội phát triển” triển khai nhiều chương trình, dự án, trong đó tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách đúng nhu cầu, sát thực tế. Huyện tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp và động viên hướng dẫn người dân sử dụng nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững.

Bây giờ, người nghèo và bà con DTTS huyện Trà Bồng đã có thể vay vốn chính sách dễ dàng ngay tại quê hương, lại còn được các cán bộ ngân hàng hướng dẫn sử dụng vốn vay kết hợp với khai hoang, mở đất, làm thủy lợi nội đồng, trồng rừng, xây nhà kiên cố để yên tâm sinh sống, sản xuất.

Hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi tại các Điểm giao dịch xã, phường.
Hoạt động của NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi tại các Điểm giao dịch xã, phường.
Gia đình ông Trần Văn Quang, dân tộc Cor, là hộ nghèo ở thôn Sơn Bàn, xã Trà Sơn vay vốn ưu đãi cải tạo vườn đồi hoang sơ thành vườn cây ăn quả đặc sản như bưởi da xanh, bơ, dứa và rừng keo xanh tốt. Từ đồng vốn ưu đãi truyền lực mà gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống no đủ, tươi vui. Hiện mô hình kinh tế của gia đình ông Quang được huyện Trà Bồng chọn làm điểm giới thiệu cho các hộ dân trên địa bàn đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm về sử dụng vốn vay chính sách và áp dụng kỹ thuật trồng trọt đạt năng suất cao, thoát nghèo nhanh, làm giàu chính đáng.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi Trần Duy Cường khẳng định, gần 20 năm qua, hệ thống NHCSXH của tỉnh đã cùng nhau tạo lập được nguồn vốn tăng trưởng nhanh, nợ quá hạn thấp, tiêu biểu có huyện đảo Lý Sơn và huyện vùng cao Trà Bồng nhiều năm liền không có nợ quá hạn.

Dòng vốn tín dụng chính sách đã và đang chảy đều, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm trong cuộc sống, bừng sáng khắp miền “núi Ấn, sông Trà”. Năm nay, những người làm tín dụng chính sách trên non ngàn, ngoài biển khơi Quảng Ngãi vẫn lăn lộn, tận tụy, say mê với công việc thường nhật truyền tải thật nhanh nguồn vốn ưu đãi, hỗ trợ đắc lực kế hoạch phát triển kinh tế và chương trình an sinh xã hội của địa phương. Đặc biệt hỗ trợ kịp thời giúp người dân bị ảnh hưởng dịch COVID-19 sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Đông Dư
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách: Khi Trung ương và địa phương cùng vào cuộc

Minh Ngọc |

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội thực thi tín dụng chính sách đã tạo nên bước chuyển mạnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Trảng Bom: Ủy thác vốn qua NHCSXH là chi cho đầu tư phát triển

Minh Nguyễn |

“Ủy thác vốn qua NHCSXH không phải là chi tiền cho NHCSXH và chỉ để giải quyết bài toán giảm nghèo mà là một phương thức chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo”, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu chia sẻ. Chính nhận thức quan trọng này đã làm nên bước đột phá trong việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), phát huy hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của một công cụ trực tiếp hỗ trợ giảm nghèo.

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Tín dụng chính sách: Khi Trung ương và địa phương cùng vào cuộc

Minh Ngọc |

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội thực thi tín dụng chính sách đã tạo nên bước chuyển mạnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Trảng Bom: Ủy thác vốn qua NHCSXH là chi cho đầu tư phát triển

Minh Nguyễn |

“Ủy thác vốn qua NHCSXH không phải là chi tiền cho NHCSXH và chỉ để giải quyết bài toán giảm nghèo mà là một phương thức chi đầu tư phát triển nhằm đảm bảo an sinh xã hội, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo”, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom Vũ Thị Minh Châu chia sẻ. Chính nhận thức quan trọng này đã làm nên bước đột phá trong việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khóa XI tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), phát huy hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của một công cụ trực tiếp hỗ trợ giảm nghèo.

Tín dụng chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo

Diệu An |

Ngày 23.3.2021, tại Hà Nội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cùng đại diện một số Ủy ban của Quốc hội; Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan đã có buổi làm việc với NHCSXH nhằm đánh giá kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào DTTS và các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.