Trải thảm đỏ hút dòng vốn FDI xanh

Đức Mạnh |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong quá trình chuyển đổi xanh, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng. Với thế mạnh về vốn, công nghệ, quản trị, mạng lưới, thị trường… các doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt, đồng hành cùng doanh nghiệp trong nước thực hiện các mục tiêu của Chiến lược tăng trưởng xanh.

Tập trung vào nền kinh tế xanh và phát triển bền vững

Ngày 19.3 đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên có chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh".

Nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và ưu tiên phát triển bền vững, nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đã chọn Việt Nam làm trung tâm chiến lược của chuỗi cung ứng toàn cầu. Kể từ khi ký kết hiệp định EVFTA, các nhà đầu tư từ châu Âu đã cam kết hơn 26 tỉ USD vào gần 2.250 dự án của Việt Nam. Trong đó, có thể kể ra như Tập đoàn LEGO của Đan Mạch đầu tư hơn 1 tỉ USD vào nhà máy không phát thải carbon. Adidas của Đức cũng đã đi theo chiến lược giảm phát thải, đồng nghĩa doanh nghiệp Việt là nhà cung ứng, gia công cũng phải đồng hành để đạt được mục tiêu này.
FDI xanh từ các quốc gia khác cũng theo dòng chảy vào Việt Nam với Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu, vốn đầu tư đăng ký 4 tỉ USD. Hay dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II có tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỉ USD...

Cuộc khảo sát Chỉ số niềm tin kinh doanh của EuroCham đã xác nhận xu hướng tăng này. 31% thành viên xếp hạng Việt Nam trong số 3 điểm đến đầu tư hàng đầu toàn cầu và hơn một nửa lên kế hoạch thúc đẩy đầu tư của Việt Nam vào năm 2023, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Sự bùng nổ đầu tư này nêu bật tính hiệu quả của FTA trong việc thu hút FDI bền vững, chất lượng cao và đưa Việt Nam trở thành điểm đến chiến lược.

Ông Arnaud Ginolin - Giám đốc điều hành Tập đoàn tư vấn BCG Việt Nam - cho biết, rất nhiều quốc gia cần dòng vốn FDI xanh. Tuy nhiên khi thực tế cho thấy dòng vốn này lại chủ yếu tập trung ở các nước phát triển do chính sách và trình độ nhân lực tại các nước đó. Nhiều nước đang phát triển cũng đã nhảy vọt về dòng vốn FDI xanh trong năm qua như Malaysia (43 tỉ USD) nhờ khung chính sách về biến đổi khí hậu, xây dựng hạ tầng xanh, xuất khẩu công nghệ xanh…

Đồng quan điểm, ông Gabor Fluit - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam phải đối mặt với những rào cản trong việc tuân thủ trọng tâm chuỗi cung ứng xanh của EU, bao gồm việc thực thi các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường. Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ xanh đòi hỏi phải đầu tư rất lớn, đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng minh bạch, bền vững từ các nhà cung cấp địa phương có thể là một thách thức.

"Cách hiệu suất và hiệu quả nhất để Việt Nam tiến lên và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai là tập trung vào nền kinh tế xanh và phát triển bền vững" - ông Gabor Fluit nêu rõ.

Việt Nam đứng trước cơ hội lớn trong tăng trưởng xanh. Ảnh: Hải Nguyễn
Việt Nam đứng trước cơ hội lớn trong tăng trưởng xanh. Ảnh: Hải Nguyễn

Tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho dự án xanh

Để nâng cao hơn nữa mục tiêu đạt được nền kinh tế bền vững, ông Muto Shiro - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam - khuyến nghị 3 điểm quan trọng. Thứ nhất, sớm xây dựng khung pháp lý và các hướng dẫn thực hiện cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án phát triển điện lực, bao gồm quy định liên quan đến việc sử dụng vùng biển cho các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi quy mô lớn, nới lỏng điều kiện cho Hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) trong các dự án năng lượng tái tạo và xem xét cơ chế định giá hiện tại đối với sản xuất điện sinh khối/điện rác.

Thứ hai, đảm bảo tiến độ triển khai Quy hoạch điện VIII. Thứ ba, đảm bảo môi trường hấp dẫn có khả năng huy động vốn để thu hút vốn đầu tư dài hạn vào phát triển cơ sở hạ tầng (sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư). Bên cạnh đó, nền kinh tế tuần hoàn trong đó nêu cao tinh thần trách nhiệm về chi phí tái chế và việc xây dựng hướng dẫn thực hiện chi tiết về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) cùng những điều kiện cần khác.

Ông Arnaud Ginolin đưa ra khuyến nghị: “Việt Nam là một quốc gia thu hút FDI dồi dào, tuy nhiên chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu còn tương đối mới, chiến lược tăng trưởng xanh cũng chỉ mới được áp dụng. Do đó Việt Nam cần có chính sách này, cũng như chính sách về phân loại xanh, ưu đãi xanh, gói đầu tư xanh… Xây dựng hệ sinh thái xanh, tạo điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho dự án xanh. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng với công nghệ xanh, chuyển giao tri thức xanh. Xây dựng cụm ngành xanh trong khu vực như hydrogen xanh, sản xuất chế tạo linh kiện xanh để tận dụng lợi thế sẵn có".

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Đón gần 4,29 tỉ USD vốn FDI

Anh Kiệt |

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20.2.2024 đạt gần 4,29 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là một trong những điểm sáng của bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024.

Vốn FDI đạt gần 2,3 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm, Hà Nội dẫn đầu danh sách

Anh Kiệt |

Tổng vốn FDI đăng ký 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy dòng vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh…

Vốn FDI vào Trung du và miền núi phía Bắc, nơi hấp dẫn chỗ vẫn ngóng trông

Tân Văn |

Với khoảng 10/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, khả năng thu hút dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rất ảm đạm.

Phim gia đình lại tràn ngập giờ vàng

Huyền Chi |

Chủ đề gia đình, hôn nhân lên ngôi ở màn ảnh Việt nhiều năm qua. Cũng vì thế, phim truyền hình đi vào lối mòn, thiếu bứt phá và khiến khán giả “quá tải” với những cảnh đánh ghen, ngoại tình.

FDI vào Việt Nam năm 2024 sẵn sàng bùng nổ

Ngọc Vân |

Báo chí thế giới đánh giá dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm nay sẵn sàng cho sự bùng nổ mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghệ, năng lượng tái tạo, y tế, ngân hàng và bất động sản.

Lương thấp, không được nhận phụ cấp, nhân viên thiết bị trường học mong được quan tâm

TRÀ MY |

Ngoài nỗi lo về tiền lương, nhân viên thiết bị trong trường học cho biết, rất băn khoăn khi không được nhận bất kì khoản phụ cấp nào.

Tỏi Lý Sơn Quảng Ngãi được ví như "vàng trắng" nhưng giá cả bấp bênh

HỮU DANH - VIÊN NGUYỄN |

Tỏi Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - được ví như "vàng trắng", tuy nhiên sản lượng và giá cả không ổn định, khiến việc sản xuất tỏi gặp nhiều khó khăn.

Tuyển U23 Việt Nam thắng trận giao hữu đầu tiên trước U23 Tajikistan

HOÀNG HUÊ |

Tuyển U23 Việt Nam giành chiến thắng 1-0 trước U23 Tajikistan ở trận giao hữu đầu tiên trước thềm vòng chung kết U23 châu Á 2024.

Đón gần 4,29 tỉ USD vốn FDI

Anh Kiệt |

Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20.2.2024 đạt gần 4,29 tỉ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây tiếp tục là một trong những điểm sáng của bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024.

Vốn FDI đạt gần 2,3 tỉ USD trong 2 tháng đầu năm, Hà Nội dẫn đầu danh sách

Anh Kiệt |

Tổng vốn FDI đăng ký 2 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy dòng vốn đầu tư tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút FDI như Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh…

Vốn FDI vào Trung du và miền núi phía Bắc, nơi hấp dẫn chỗ vẫn ngóng trông

Tân Văn |

Với khoảng 10/14 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, khả năng thu hút dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn rất ảm đạm.