Thương lái thu mua lúa sớm, nông dân miền Tây đắn đo chuyện nhận cọc

MỸ LY |

Sau kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5, các thương lái đã bắt đầu thu mua lúa trở lại. Tuy nhiên, dù được đặt cọc sớm với giá tốt nhưng nhiều nông dân chưa đồng ý vì lo bị hớ, giảm lợi nhuận.

Thương lái hỏi mua lúa sớm

Theo chia sẻ của nông dân tại các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, từ trước kỳ nghỉ lễ 30.4 – 1.5 đến nay, giá lúa không biến động nhiều, các thương lái cũng đang tìm mua và đặt cọc sớm dù cách ngày thu hoạch còn xa.

Vụ hè thu năm nay, nông dân Nguyễn Thị Trinh (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đã gieo sạ giống lúa Đài Thơm 8 trên 12 công ruộng (1 công = 1.000 m2) của gia đình. Dù chỉ mới xuống giống hơn 1 tháng, ruộng lúa của bà Trinh đã có thương lái đến hỏi mua.

“Không chỉ sau kỳ nghỉ lễ 30. 4 - 1.5 mà trước đó ruộng nhà tôi cũng có thương lái đến hỏi mua sớm. So với thời điểm trước lễ, giá lúa không biến động nhiều. Tôi được thương lái ngỏ ý đặt cọc với giá 8.200 đồng/kg. Giá này so với mọi năm có thể coi như khá tốt cho nông dân chúng tôi”, bà Trinh nói.

Dù dự kiến còn hơn 40 ngày nữa mới thu hoạch nhưng ruộng lúa OM18 của nông dân Lê Chí Tâm (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã có khá nhiều thương lái đến hỏi mua.

“Vụ hè thu mấy năm trước, nhà tôi trồng OM 5451, tỉ lệ chết cây nhiều, năng suất chỉ khoảng 500 – 600 kg/công. Rút kinh nghiệm, vụ này tôi gieo sạ giống lúa OM18. Dù cách ngày thu hoạch khá xa nhưng không ít thương lái quen đã đến ruộng nhà tôi ngã giá cao để đặt cọc. Giá lúa dao động từ 7.900 – 8.300 đồng/kg. Mức giá này tương đối ổn định cho bà con nông dân”, ông Tâm cho biết.

Chưa vội nhận cọc

Dù được thương lái ra giá tốt nhưng bà Trinh vẫn chưa dám nhận cọc vội. Nguyên nhân là do so với vụ đông xuân, chi phí sản xuất vụ hè thu có phần cao hơn nên bà Trinh e ngại nếu nhận sớm sẽ bị hớ, giảm lợi nhuận.

“Không ít bà con nông dân xung quanh thấy giá ổn đã nhận cọc trước để yên tâm. Còn tôi thì muốn đợi đến cận ngày thu hoạch mới chốt giá. Phần vì ruộng nhà tôi lúa chỉ mới hơn 1 tháng tuổi, giá lúa sẽ còn biến động, phần vì chi phí vật tư nông nghiệp để sản xuất vụ này cao hơn vụ đông xuân. Nếu tăng thêm được chút ít, chúng tôi cũng lãi khá hơn”, bà Trinh nói.

Hiện tại, bà Trinh tích cực chăm sóc lúa, theo dõi các khuyến cáo của địa phương để tránh thiệt hại do thời tiết gây ra: “Thời tiết vụ này tuy không thuận lợi như vụ đông xuân nhưng nhờ cân nhắc lựa chọn giống lúa phù hợp và gieo sạ theo lịch của địa phương khuyến cáo nên cơ bản cây lúa vẫn phát triển ổn định”.

Theo các nông dân chia sẻ, chi phí vật tư nông nghiệp để sản xuất vụ lúa hè thu cao hơn vụ đông xuân. Ảnh: Mỹ Ly
Theo những người trồng lúa, chi phí vật tư nông nghiệp để sản xuất vụ lúa hè thu cao hơn vụ đông xuân. Ảnh: Mỹ Ly

Tương tự, ông Tâm cũng từ chối lời đề nghị nhận cọc sớm từ thương lái. Nông dân này chia sẻ: “Không phải giá thương lái đưa ra không ổn, thật sự thấy bà con xung quanh lần lượt nhận cọc, tôi cũng sốt ruột lắm, nhưng vẫn cố nán lại. Bởi còn hơn 40 ngày nữa mới đến lúc thu hoạch, tôi sợ nếu vội vàng nhận cọc, đến khi đó giá lúa tăng thì lại tiếc, nhất là khi chi phí sản xuất của vụ này khá cao. Cho nên, đắn đo suy nghĩ, tôi quyết định chờ đến cận ngày thu hoạch mới bán luôn”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá lúa OM 18 hiện dao động quanh mức 8.000 - 8.200 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định quanh mốc 7.400 - 7.600 đồng/kg; lúa OM 380 có giá từ 7.500 - 7.600 đồng/kg; giá lúa Đài Thơm 8 ở mức 8.000 - 8.200 đồng/kg; Nàng Hoa 9 ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg...

MỸ LY
TIN LIÊN QUAN

Giữa làn sóng thương lái bỏ cọc, nhiều nông dân bình thản vì được bao tiêu

VÂN HI |

Trên những cánh đồng lúa chín vàng tại các tỉnh, thành ĐBSCL hiện đang vắng bóng thương lái vì giá lúa biến động khiến thương lái bỏ cọc. Tuy nhiên, vẫn có một số nông dân không quá lo lắng vì đã liên kết sản xuất được công ty bao tiêu sản phẩm, giữ giá bán ổn định so với thị trường.

Thương lái thu mua lúa trở lại, nông dân bán được giá ổn định nhưng vẫn kém vui

MỸ LY |

Giá lúa ổn định, một số thương lái cũng bắt đầu thu mua trở lại khiến bà con nông dân phấn khởi nhưng vẫn kém vui do chi phí vật tư nông nghiệp, nhân công… đều leo thang.

Để giữ chân thương lái, nông dân chấp nhận hạ giá lúa

MỸ LY |

Những ngày gần đây, giá lúa liên tục giảm khiến một số thương lái bỏ cọc. Do đó, một số bà con nông dân sẵn sàng hạ giá lúa so với giá đã nhận cọc ban đầu để tránh rủi ro thời tiết, thất thoát cũng như giữ mối quan hệ với các thương lái.

Nguyên nhân khiến người đàn ông đâm trọng thương Phó Chánh án trong phòng làm việc

HƯNG THƠ |

Đối tượng vào trụ sở Tòa án Nhân dân huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) đâm Phó Chánh án bị thương là bị cáo trong vụ "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" bị tuyên phạt 3 năm tù.

Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt

Minh Chuyên |

Tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành luân chuyển, điều động, bổ nhiệm nhiều vị trí cán bộ chủ chốt.

Khắc phục hệ thống tủ điện xuống cấp sau phản ánh của Báo Lao Động

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Sau khi nhận được phản ánh của Báo Lao Động, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã tiến hành khắc phục hiện trạng nguy hiểm tại các tủ điện công cộng.

Len lỏi giữa phố cổ Hà Nội tìm quán cà phê có lối vào lắt léo như mê cung

Phương Chi |

Phố cổ Hà Nội đem đến nhiều trải nghiệm bất ngờ cho khách du lịch, với những quán cà phê được mệnh danh là “hòn ngọc ẩn” trong ngõ, hẻm, khu tập thể cũ...

Trộm cắp ở nhà trọ công nhân ở Đà Nẵng giảm dần nhờ tổ công nhân tự quản

NGUYỄN LINH - TRẦN THI |

Theo phản ánh của người dân tại các Khu công nghiệp tại Đà Nẵng, thời gian qua, các đối tượng xấu đã lợi dụng việc tìm người quen, tìm trọ để đột nhập vào trộm cắp tài sản của công nhân. Thế nhưng, nhờ có sự hỗ trợ của tổ công nhân tự quản, tình trạng này cũng giảm dần.

Giữa làn sóng thương lái bỏ cọc, nhiều nông dân bình thản vì được bao tiêu

VÂN HI |

Trên những cánh đồng lúa chín vàng tại các tỉnh, thành ĐBSCL hiện đang vắng bóng thương lái vì giá lúa biến động khiến thương lái bỏ cọc. Tuy nhiên, vẫn có một số nông dân không quá lo lắng vì đã liên kết sản xuất được công ty bao tiêu sản phẩm, giữ giá bán ổn định so với thị trường.

Thương lái thu mua lúa trở lại, nông dân bán được giá ổn định nhưng vẫn kém vui

MỸ LY |

Giá lúa ổn định, một số thương lái cũng bắt đầu thu mua trở lại khiến bà con nông dân phấn khởi nhưng vẫn kém vui do chi phí vật tư nông nghiệp, nhân công… đều leo thang.

Để giữ chân thương lái, nông dân chấp nhận hạ giá lúa

MỸ LY |

Những ngày gần đây, giá lúa liên tục giảm khiến một số thương lái bỏ cọc. Do đó, một số bà con nông dân sẵn sàng hạ giá lúa so với giá đã nhận cọc ban đầu để tránh rủi ro thời tiết, thất thoát cũng như giữ mối quan hệ với các thương lái.