Những khuyến nghị phát triển điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt ra mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi ở Việt Nam đạt 6GW vào năm 2030. Để hiện thực hoá mục tiêu này, ông Stuart Livesey - CEO CTCP Phát triển Dự án Điện gió La Gan, đồng thời là đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam cho biết, cần 2 giai đoạn quan trọng để phát triển.

Được phê duyệt vào ngày 15.5.2023, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đã đặt mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi ở Việt Nam đạt 6GW vào năm 2030. Ông đánh giá thế nào về mục tiêu này?

- Các mục tiêu năng lượng tái tạo được nêu trong Quy hoạch điện VIII thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc phát triển các nguồn năng lượng bền vững và đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Trong đó, công suất điện gió ngoài khơi sẽ tăng từ mức 0 ở hiện tại lên 6GW vào năm 2030 và tầm nhìn 70 - 91,5 GW vào năm 2050, chiếm tỉ trọng lần lượt là 4% và 14,3 - 16% trong tổng cơ cấu năng lượng. Các con số này thể hiện cách tiếp cận mạnh mẽ và tiến bộ của Việt Nam trong việc khai thác tiềm năng của năng lượng gió ngoài khơi, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt là nguồn năng lượng xanh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với quá trình khảo sát, xây dựng và lắp đặt kéo dài, có thể mất từ ​​6-8 năm để một dự án điện gió ngoài khơi được đưa vào vận hành. Do đó, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ và bắt đầu triển khai những dự án đầu tiên để có thể đạt được các mục tiêu trên đúng thời hạn.

Để hiện thực hoá mục tiêu đưa công suất điện gió ngoài khơi ở Việt Nam đạt 6GW vào năm 2030, theo ông, cần có những giải pháp về tài chính ra sao?

- Một trang trại điện gió ngoài khơi công suất 3,5GW như dự án La Gan ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Bình Thuận (do CIP đứng đầu phát triển) cần vốn đầu tư khoảng 10,5 tỉ USD; đây là một nguồn vốn khổng lồ mà chỉ một số ít nhà đầu tư mới có khả năng cung cấp.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sở hữu năng lực chuyên môn và khoa học công nghệ tiên tiến cùng với kinh nghiệm toàn cầu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia như Việt Nam, nơi ngành điện gió ngoài khơi vẫn chưa được chính thức khởi tạo và các dự án tiềm năng vẫn còn đang trong giai đoạn rất sớm của quá trình phát triển.

Ông Stuart Livesey - Giám đốc điều hành La Gan Wind, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners tại Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn
Ông Stuart Livesey - Giám đốc điều hành La Gan Wind, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners tại Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn

Những thách thức lớn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong việc phát triển điện gió ngoài khơi hiện nay là gì?

- Chúng tôi mong muốn Chính phủ đưa ra định hướng và lộ trình phát triển rõ ràng cho ngành điện gió ngoài khơi, đi kèm với khung chính sách đồng bộ và cơ chế khuyến khích phù hợp cho từng giai đoạn phát triển.

Những bước đi này sẽ tạo ra nền tảng vững chắc nhằm đảm bảo tính minh bạch và tránh những rủi ro không cần thiết cho cả Chính phủ và các nhà đầu tư trong toàn bộ quá trình. Khi Việt Nam có thể gia tăng sự chắc chắn về ngành, rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ giảm, từ đó chi phí có thể giảm theo. Nếu rủi ro cho nhà phát triển vẫn còn ở mức cao, chi phí phát triển cũng sẽ cao tương ứng, đổi lại biểu giá điện cho những dự án này cũng cần được đặt ở mức hợp lý.

Những khuyến nghị để Việt Nam đạt được mục tiêu về điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII là gì thưa ông?

- Tôi muốn đưa ra khuyến nghị về quy trình hai giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn sẽ được điều phối bởi một bộ duy nhất và cả hai bộ đều nắm rõ toàn bộ quy trình để biết được thời điểm và cách thức mà nhà phát triển dự án có thể hoàn thành cả hai giai đoạn.

Giai đoạn 1 - độc quyền khảo sát: Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép các nhà phát triển khảo sát độc quyền trong 3 năm trên khu vực biển nhất định, có khả năng gia hạn đối với các tình huống không lường trước được. Quyền lợi này cần đi kèm với các nghĩa vụ thực hiện đúng thời hạn và nhanh chóng, ví dụ như nhà đầu tư bắt tay thực hiện công việc khảo sát trong vòng 12 tháng đầu tiên (đi kèm yêu cầu gửi báo cáo tóm tắt về việc thu thập dữ liệu).

Giai đoạn 1 nên được thực hiện dựa trên năng lực của nhà đầu tư và các điều kiện sẵn sàng để triển khai dự án trên khu vực biển đó hơn là dựa trên giá điện. Khi ấn định bất kỳ chi phí liên quan nào cho việc thuê biển để khảo sát, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nên xem xét các mức độ ảnh hưởng lên các thỏa thuận mua bán điện về sau để có thể đưa ra chi phí cho thuê biển để khảo sát một cách hợp lý.

Giai đoạn 2 - lựa chọn nhà đầu tư thí điểm và trao quyền xây dựng: Giai đoạn này thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương với yêu cầu tiên quyết là nhà đầu tư phải hoàn thành thành công và kịp thời Giai đoạn 1. Quá trình lựa chọn nhà đầu tư cần tham chiếu với biểu giá điện phù hợp và mang tính chất khuyến khích ngành điện gió ngoài khơi còn non trẻ phát triển.

Cần có các tiêu chí lựa chọn nhà phát triển rõ ràng và chi tiết, tập trung vào các yếu tố như: kế hoạch phát triển dự án chi tiết, năng lực, kinh nghiệm và sự ổn định trong vận hành thương mại, kèm bằng chứng rõ ràng. Khi được trao dự án, các nhà đầu tư cần được đảm bảo về giá điện, công suất lưới điện, và ngược lại, nhà phát triển có trách nhiệm cung cấp thông tin cập nhật liên tục cho Bộ Công Thương.

Xin cảm ơn ông!

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Một tuabin điện gió ở Bình Thuận bốc cháy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Một tuabin trên trụ điện gió cao khoảng 80m bốc cháy ngùn ngụt tạo khói đen trên bầu trời. Đây là trụ điện gió thứ 2 bốc cháy tại khu vực này.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới điện quốc gia Trung Quốc từ 19.7.

Các công ty điện gió mượn đường vận chuyển, sau khi hoàn trả vẫn “nát như tương”

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đường Giồng Nhãn - Gò Cát được hai công ty điện gió mượn để vận chuyển thiết bị. Sau khi hoàn thành, các công ty điện gió đã triển khai dặm vá để hoàn trả tuyến đường. Tuy nhiên, hiện tại đường vẫn “nát như tương” khiến người dân bức xúc.

Công nhận 4 phương án kiến trúc bệnh viện công 5 sao bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh hôm nay (26.8) cho biết, đã ban hành quyết định công nhận kết quả cuộc thi tuyển phương án kiến trúc công trình Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tại khu vực Nam Cầu Trắng, TP. Hạ Long.

Lê Quốc Phương và chuyện phía sau chức vô địch cùng Thanh Hoá

MINH PHONG |

Ước mơ xuyên suốt cả sự nghiệp của Lê Quốc Phương đã thành hiện thực, anh giành thêm 1 danh hiệu cùng đội bóng quê hương Thanh Hoá ở mùa giải 2023.

Cập nhật giá vàng sáng 26.8: Giá vàng đi xuống khi đồng USD mạnh lên

Tuyết Lan |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 6h00 ngày 26.8, giá vàng trong nước niêm yết ở ngưỡng 67,2 - 68,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.909,1 USD/ounce.

16 người ở Điện Biên phải cấp cứu nghi do uống nước nhiễm thuốc diệt cỏ

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mấy ngày qua, hàng chục người dân ở Điện Biên đã phải nhập viện cấp cứu nghi do uống phải nguồn nước bị phun thuốc diệt cỏ.

Manh mối bất ngờ có thể giúp tìm kiếm máy bay MH370 mất tích

Khánh Minh |

Những con hà được tìm thấy trên một mảnh vỡ máy bay có thể là chìa khóa để giải mã bí ẩn MH370, chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích vào năm 2014.

Một tuabin điện gió ở Bình Thuận bốc cháy

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Một tuabin trên trụ điện gió cao khoảng 80m bốc cháy ngùn ngụt tạo khói đen trên bầu trời. Đây là trụ điện gió thứ 2 bốc cháy tại khu vực này.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

Thanh Hà |

Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới điện quốc gia Trung Quốc từ 19.7.

Các công ty điện gió mượn đường vận chuyển, sau khi hoàn trả vẫn “nát như tương”

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Đường Giồng Nhãn - Gò Cát được hai công ty điện gió mượn để vận chuyển thiết bị. Sau khi hoàn thành, các công ty điện gió đã triển khai dặm vá để hoàn trả tuyến đường. Tuy nhiên, hiện tại đường vẫn “nát như tương” khiến người dân bức xúc.