Nhiều khuyến nghị pháp lý để tháo gỡ “thẻ vàng” cho nghề cá Việt Nam

Nam Dương |

TPHCM  - Trên cơ sở kết quả hội thảo khoa học quốc tế “Khung pháp lý quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững và có trách nhiệm”, Ban tổ chức sẽ tập hợp và kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan chức năng một số biện pháp hiệu quả nhằm góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành thuỷ sản Việt.

Hội thảo khoa học quốc tế “Khung pháp lý quốc tế và Việt Nam về khai thác thủy sản bền vững và có trách nhiệm” do Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) phối hợp với Phái đoàn Wallonie – Bruxelles tại Việt Nam, Trường Đại học Liège Vương quốc Bỉ, Trường Đại học College Cork- Ireland tổ chức ngày 15.7.

Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển. Ảnh: LDO
Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển. Ảnh: LDO

IUU gây thiệt cho Việt Nam 1,6 tỉ USD/năm

PGS.TS Lê Vũ Nam - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Luật - cho biết đến nay, EU đã cảnh báo “thẻ vàng” và phạt “thẻ đỏ” đối với 26 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam do liên quan đến đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (Illegal Unreported and Unregulated fishing -IUU).

Theo PGS.TS Nguyễn Bá Diến – Đại học Quốc gia Hà Nội – hiện có hai vấn đề lớn liên quan đến pháp luật quốc tế về khai thác thủy sản trên biển, đó là vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế về khai thác thủy sản và vấn đề ngăn chặn sự suy giảm nguồn tài nguyên thủy sản, đặc biệt là tài nguyên nghề cá.

Để giải quyết các yêu cầu nêu trên, PGS.TS Nguyễn Bá Diến cho rằng cộng đồng quốc tế cần áp dụng tổng hòa nhiều biện pháp khác nhau trong đó biện pháp pháp lý cần ưu tiên hàng đầu, mang tính trọng tâm, trọng điểm.

Đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam (trái) trao đổi với các đại biểu quốc tế tham gia hội thảo. Ảnh: Nam Dương
Đại diện Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam (trái) trao đổi với các đại biểu quốc tế tham gia hội thảo. Ảnh: Nam Dương

Theo PGS.TS Ngô Hữu Phước, ước tính mỗi năm IUU gây thiệt hại từ 9 – 24 tỉ USD, trong đó Việt Nam tổn thất khoảng 1,6 tỉ USD. Tuy nhiên, những thống kê về thiệt hại mà IUU gây ra chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Đồng thời có 4 nguyên nhân cơ bản là kinh tế, pháp luật, tâm lý xã hội và nhận thức của các chủ thể phi quốc gia về IUU và hợp tác quốc tế dẫn đến phòng, chống IUU chưa hiệu quả.

“Mặt khác ngư dân tham gia đánh bắt IUU phần lớn là công dân của các quốc gia có nền kinh tế kém và đang phát triển, điều kiện sống khó khăn ở châu Á, Mỹ Latin và châu Phi. Do vậy, khi được hứa hẹn được cung cấp công việc đánh bắt IUU có thu nhập cao ngay tại nơi họ cư trú thì họ rất dễ bị lợi dụng để tham gia IUU. Sự hạn chế về trình độ, kiến thức về đánh bắt thủy sản, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học do không được đào tạo cơ bản, chủ yếu hành nghề theo kiểu “cha truyền con nối”, chứ ít ai dạy cách bảo vệ nguồn hải sản. Họ không nhận thức được hậu quả của hoạt động IUU”, PGS.TS Ngô Hữu Phước nhấn mạnh.

PGS.TS Ngô Hữu Phước cho rằng có nhiều nguyên nhân về kinh tế, pháp lý, hợp tác quốc tế dẫn đến phòng chống IUU chưa hiệu quả. Ảnh: Nam Dương
PGS.TS Ngô Hữu Phước cho rằng có nhiều nguyên nhân về kinh tế, pháp lý, hợp tác quốc tế dẫn đến phòng chống IUU chưa hiệu quả. Ảnh: Nam Dương

TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ - cũng cho rằng, Biển Đông còn tồn tại nhiều khu vực chồng lấn và chưa được phân định rõ ràng. Do đó, nhiều ngư dân chưa biết rõ được ranh giới biên giới trên biển để biết phạm vi được đánh bắt cá hợp pháp, không vi phạm quy định.

Nhiều khuyến nghị pháp lý 

PGS.TS Ngô Hữu Phước cũng cho rằng, chế tài với hành vi IUU còn chưa đủ mạnh, để răn đe nghiêm khắc nhằm ngăn chặn IUU. Ví dụ ở Việt Nam, biện pháp phạt tiền cao nhất đối với hành vi IUU chỉ là 1 tỉ đồng (khoảng 0,045 triệu USD), trong khi ở Thái Lan là gần 6,4 triệu USD, Indonesia khoảng 1,5 triệu USD, Philippines khoảng 1 triệu USD… Bên cạnh đó, việc hợp tác quốc tế giữa các nước, nhất là các quốc gia tham gia đánh bắt hải sản và tiêu thụ hải sản chưa hiệu quả.

TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nam Dương
TS Trần Công Trục - nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ - phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nam Dương

Từ đó, PGS.TS Ngô Hữu Phước khuyến nghị nhiều giải pháp pháp lý như Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng Luật khai thác thủy sản trên biển hoặc Luật về nghề cá; nhanh chóng đàm phán, ký kết Hiệp định nghề cá mới trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc thay cho hiệp định cũ đã hết hiệu lực từ tháng 6.2020. Đối với các quốc gia trong khu vực, cần tích cực đàm phán để phân định các vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn; ASEAN và Trung Quốc cần thỏa thuận thành lập Tổ chức quản lý nghề cá khu vực Biển Đông…

Từ kinh nghiệm của Thái Lan, quốc gia đã từng bị “thẻ vàng” năm 2015 và lấy lại được “thẻ xanh” năm 2019, PGS.TS Dương Anh Sơn, khuyến nghị Việt Nam cần nghiên cứu nâng cao chế tài đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm IUU, hoàn thiện quy định về truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thủy sản và bắt buộc ghi nhật ký khai thác thủy sản; đẩy nhanh tiến độ lắp đặt hệ thống giám sát hành trình và tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát tàu cá và tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống khai thác IUU.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Thủy sản Khánh Hòa gặp khó khăn để gỡ thẻ vàng EC

Hữu Long |

Khánh Hòa - Ngành thủy sản đưa ra nhiều vướng mắc, khó khăn cần Chính phủ, bộ, ngành tháo gỡ để gỡ "thẻ vàng" của EC.

Phú Yên nỗ lực chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ bỏ “thẻ vàng”

Hoài Luân |

Chiều 15.6, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị đối thoại với ngư dân, thương lái, doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và ngư dân.

EU ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU

Song Minh |

Đại diện cấp cao EU ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam và thúc đẩy các nước thành viên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Kiên Giang nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng”

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quý 4.2021, tỉnh Kiên Giang không có tàu cá vi phạm IUU.

Đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng, hỗ trợ tăng cường quản lý nghề cá

T.Dũng |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đồng thời hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nghề cá, hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các giải pháp chống khai thác trái phép IUU, góp phần bảo đảm sinh kế cho ngư dân cũng như nguồn cung ứng thủy sản cho thị trường EU.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Thủy sản Khánh Hòa gặp khó khăn để gỡ thẻ vàng EC

Hữu Long |

Khánh Hòa - Ngành thủy sản đưa ra nhiều vướng mắc, khó khăn cần Chính phủ, bộ, ngành tháo gỡ để gỡ "thẻ vàng" của EC.

Phú Yên nỗ lực chống khai thác IUU, quyết tâm gỡ bỏ “thẻ vàng”

Hoài Luân |

Chiều 15.6, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị đối thoại với ngư dân, thương lái, doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp và ngư dân.

EU ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU

Song Minh |

Đại diện cấp cao EU ghi nhận đề nghị của Việt Nam về việc sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với thủy sản Việt Nam và thúc đẩy các nước thành viên phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Kiên Giang nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng”

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quý 4.2021, tỉnh Kiên Giang không có tàu cá vi phạm IUU.

Đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng, hỗ trợ tăng cường quản lý nghề cá

T.Dũng |

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị EU sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đồng thời hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực quản lý nghề cá, hỗ trợ kỹ thuật, thực hiện các giải pháp chống khai thác trái phép IUU, góp phần bảo đảm sinh kế cho ngư dân cũng như nguồn cung ứng thủy sản cho thị trường EU.