Hạ lãi suất, tiền rẻ nhưng doanh nghiệp vẫn “ế” đơn hàng

Lan Hương (Thực hiện) |

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm thêm một loạt mức lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25.5. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước có tới 3 đợt giảm lãi suất điều hành. Đây được coi là một động thái quyết liệt trong nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì sao ngân hàng hạ lãi suất nhưng doanh nghiệp vẫn kêu khó vay, “chỉ vay được trên tivi”? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc phỏng vấn với TS Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế về vấn đề này.

Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm nay. Ông đánh giá ra sao về động thái này?

- Cái khó hiện nay của doanh nghiệp không phải ở vấn đề lãi suất mà khó ở dòng tiền bán hàng.

Lãi suất điều hành giảm khiến lãi suất huy động bắt đầu giảm. Điều đó chứng tỏ cho biết hệ thống ngân hàng không chịu áp lực tăng từ việc huy động vốn. Vấn đề lạm phát và cân đối đều được giải toả.

Tuy nhiên, ở tầm vi mô, doanh nghiệp xuất khẩu khó ở việc đơn hàng xuất khẩu nên họ không có dòng tiền kinh doanh. Doanh nghiệp trong nước khó ở tiêu dùng nội địa.

Các ngân hàng luôn đặt mục tiêu quản trị rủi ro. Khi nền kinh tế tốt, ngân hàng mời doanh nghiệp cho vay. Nhưng khi các doanh nghiệp gặp khó thì ngân hàng lại né.

Nhiều ngân hàng vẫn còn vốn và dư nợ tín dụng nhưng cho vay khó bởi các ngân hàng này chỉ cho vay các doanh nghiệp an toàn. Các doanh nghiệp khó khăn, doanh thu sụt giảm, kinh doanh không có lãi, cần vốn thực sự thì khó vay.

Đó là lý do vì sao vĩ mô tốt dần lên nhưng trong vi mô, một số doanh nghiệp vẫn thấy chưa vay được, mà dường như “chỉ lên tivi mới vay được”.

Ngân hàng Nhà nước cùng một lúc mong muốn đạt nhiều mục tiêu như kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng vẫn hạ lãi suất. Trong khi, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ dồn vào chính sách tiền tệ mà cần kết hợp với chính sách tài khoá. Ông nghĩ sao về việc này?

- Việt Nam chưa có hệ thống ngân hàng phát triển như một ngân hàng đại chúng thật sự.

Từ năm 2007 đến nay, sau gần 20 năm nhưng hệ thống ngân hàng chỉ chuyển từ đại gia này sang tay các đại gia khác. Thời trước, các đại gia đứng sau ngân hàng có thể kể các tên như bà Hứa Thị Phấn, ông Phạm Công Danh, ông Trầm Bê… Một số ngân hàng chưa thực sự theo mô hình đại chúng để điều hành ngân hàng theo hướng quản trị rủi ro từ xa. Năm 2023, nếu ngân hàng phát triển như một ngân hàng đại chúng thật sự thì đã không lâm vào tình cảnh khó khăn trong điều hoà vốn, không dồn hết vốn vào lĩnh vực bất động sản, dòng vốn đã không khó như thế này. Dòng vốn bị kẹt là do hệ thống ngân hàng chưa phát triển tương xứng với tính thị trường kinh doanh vốn.

Vậy giải pháp là gì? Nếu trước đây, vào thời điểm 1997 - 1998 xảy ra cơn bão tài chính châu Á hệ thống ngân hàng đa số thuộc sự quản lí của Nhà nước nên xử lí rất dễ. Nay, Việt Nam hội nhập lớn, độ mở kinh tế lớn, xuất khẩu mạnh, hệ thống ngân hàng có nhiều ngân hàng lớn ngoài ngân hàng Big4. Các giải pháp nhà nước chỉ mang tính tương đối chứ không thể áp dụng như trước.

Vấn đề đặt ra là nếu hiện nay, Chính phủ cung tiền ra nền kinh tế thì các doanh nghiệp có hấp thụ được không? Doanh nghiệp xuất khẩu nhận nhiều tiền lúc này cũng không hấp thụ được do đơn hàng không có. Doanh nghiệp nội địa cung tiền ồ ạt cũng không tiêu hoá được vì thiếu thị trường tiêu thụ.

Việc Chính phủ cần làm lúc này là ổn định hệ thống tiền tệ, hỗ trợ hạ tầng trọng điểm. Bản thân doanh nghiệp cần tiết giảm chi tiêu để xoay sở vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xin cảm ơn ông!

Lan Hương (Thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Sếp Vietcombank tiết lộ chi tiết đợt giảm lãi suất cho vay

Lan Hương |

"Anh cả làng bank" Vietcombank cho biết sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế.

Tổng giám đốc TPBank: Lãi suất và chi phí vốn chắc chắn hạ thời gian tới

Lan Hương |

"Chắc chắn trong thời gian tới lãi suất sẽ hạ xuống và chi phí vốn cũng hạ. Các ngân hàng thương mại đã cố gắng tiết kiệm vốn và chi phí tối đa để có cơ hội giảm lãi suất nhưng cái lớn nhất trong cấu phần lãi suất cho vay là chi phí vốn", Tổng giám đốc TPBank cho biết.

Tổng giám đốc MB: "Hiện là thời điểm thích hợp giảm lãi suất"

Lan Hương |

Ông Phạm Như Ánh- Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội cho biết: "Thị trường hiện đang hấp thu vốn rất yếu và kinh tế rất khó khăn, việc giảm lãi suất điều hành sẽ giúp giảm được rất nhiều khó khăn cho khách hàng và các ngân hàng trong thời gian tới".

Cựu tuyển thủ Minh Nguyệt: Tuyển nữ Việt Nam phải tự tin ở World Cup 2023

Chi Trần |

Trao đổi với Lao Động, cựu tuyển thủ Minh Nguyệt cho rằng, các cầu thủ đội tuyển nữ Việt Nam phải tự tin khi thi đấu tại World Cup 2023. Dù hình thể nhỏ bé, phải so kè với các cầu thủ châu Âu là khó khăn, nhưng mong rằng các cầu thủ sẽ không e ngại.

Vụ thu quỹ lớp tiền triệu có lỗi một phần do giáo viên

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Chiều 26.5, Ban Giám hiệu Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã có cuộc đối thoại với phụ huynh về các khoản thu quỹ lớp bị thâm hụt trong năm học vừa qua.

Hà Nội đón 1,2 triệu lượt khách quốc tế 5 tháng đầu năm

Khánh An |

Trong các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội, đứng đầu là khách Hàn Quốc đạt 178.500 lượt, khách Mỹ đạt 98.000 lượt, khách Trung Quốc là 90.600 lượt.

Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải việc lấy điểm chuẩn vượt quy định của Bộ GDĐT

Bích Hà |

Trường Đại học Luật Hà Nội lấy điểm chuẩn xét tuyển học bạ lên đến 30,30 điểm là vượt mốc điểm xét tuyển theo các quy định về cộng điểm ưu tiên mà Bộ GDĐT ban hành.

Tin 20h: Nguyên nhân EVN tiếp tục kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 26.5: EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023; Bắt giam quản lý cơ sở nuôi dưỡng chửi bới, đánh đập cụ bà 85 tuổi; Hải Phòng giảm hàng nghìn lao động tại các khu công nghiệp; Giáo viên chia sẻ bí quyết làm bài môn Văn thi vào lớp 10...

Sếp Vietcombank tiết lộ chi tiết đợt giảm lãi suất cho vay

Lan Hương |

"Anh cả làng bank" Vietcombank cho biết sẽ khẩn trương triển khai đợt giảm lãi suất để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của nền kinh tế.

Tổng giám đốc TPBank: Lãi suất và chi phí vốn chắc chắn hạ thời gian tới

Lan Hương |

"Chắc chắn trong thời gian tới lãi suất sẽ hạ xuống và chi phí vốn cũng hạ. Các ngân hàng thương mại đã cố gắng tiết kiệm vốn và chi phí tối đa để có cơ hội giảm lãi suất nhưng cái lớn nhất trong cấu phần lãi suất cho vay là chi phí vốn", Tổng giám đốc TPBank cho biết.

Tổng giám đốc MB: "Hiện là thời điểm thích hợp giảm lãi suất"

Lan Hương |

Ông Phạm Như Ánh- Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội cho biết: "Thị trường hiện đang hấp thu vốn rất yếu và kinh tế rất khó khăn, việc giảm lãi suất điều hành sẽ giúp giảm được rất nhiều khó khăn cho khách hàng và các ngân hàng trong thời gian tới".