Gừng Kỳ Sơn chờ “giải cứu”

CHÂU PHÚ |

Từ cuối năm 2021 đến nay, ở huyện miền núi rẻo cao Kỳ Sơn - Nghệ An, trong khi thời tiết chủ yếu rét đậm, rét hại thì rất nhiều bà con các dân tộc nơi đây đang phải chịu tình cảnh “nóng” lên từng ngày vì nỗi lo được mùa, mất giá gừng. Được biết, đầu mùa thu hoạch gừng, giá bán 20.000đ/kg nhưng đến nay giảm thê thảm xuống còn 5.000-6.000đ/kg, khiến cho cả tỉnh cùng huyện phải vào cuộc để “giải cứu”.

Gừng được tiêu thụ quá ít

Theo số liệu của UBND huyện Kỳ Sơn, năm 2021 trên địa bàn trồng 800 ha gừng, chủ yếu ở các xã có truyền thống và kinh nghiệm lâu nay như Na Ngoi, Tây Sơn, Đọoc Mạy, Nậm Cắn, Huồi Tụ, Keng Đu và Phà Đánh.

Đây là địa bàn chủ yếu thời tiết mát mẻ, mây mù bao phủ, gừng được trồng ở lưng chừng núi nên phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển, cho năng suất khá cao: Gừng sừng trâu đạt bình quân 28 tấn/ha, gừng dé 16-18 tấn/ha.

Tính ra, vụ gừng 2021-2022, kết thúc vào tháng 4 sẽ thu hoạch khoảng hơn 5.400 tấn. Đến thời điểm cuối tháng 3 này, sau quá trình vận động hỗ trợ, giải cứu gừng của Sở Công Thương, UBMTTQ tỉnh, của Hội Nông dân huyện, số gừng được tiêu thụ chỉ đạt khoảng 32-35 tấn, một con số quá nhỏ so với sản lượng gừng hiện có ở Kỳ Sơn.

Chuyện giải cứu nông sản ở nước ta không mới và ở Nghệ An cũng như huyện nghèo Kỳ Sơn, tiếc thay lại là chuyện thường ngày, mùa vụ nào cũng gặp phải.

Nhiều người từng chứng kiến chuyện giải cứu mận tam hoa Mường Lống lặp đi lặp lại từ nhiều năm nay và ngay ở vụ thu hoạch mận năm trước chỉ với khoảng 50 tấn quả (tháng 5.2021), bà con ở đây cũng phải phát đi tín hiệu “giải cứu”. Rồi chuyện giải cứu bí xanh, bí đỏ ở Tương Dương, hành tăm ở Nghi Lộc, bắp cải ở Diễn Châu, quýt ở Nghĩa Đàn…Dù các cấp, các ngành, nhất là lực lượng thanh niên đã tích cực vào cuộc, nhưng nhìn chung chỉ giúp bà con gỡ gạc được chút ít tiền vốn và lao động bỏ ra mà thôi.

Với hơn 5400 tấn gừng Kỳ Sơn như hiện nay, trong bối cảnh giá xăng tăng, dịch chưa vãn, sản phẩm lại thua sút chất lượng so với địa phương khác… thì việc hỗ trợ tiêu thụ, giải cứu diễn ra chậm chạp như vừa nói ở trên là một thực tế phũ phàng, dù không muốn vẫn cứ xảy ra.

Nhưng hơn lúc nào hết, chính lúc này đòi hỏi sự nghiêm túc nhìn nhận mọi vấn đề về sản xuất và đời sống của bà con nông dân, nhất là bà con các dân tộc không chỉ ở vùng miền núi rẻo cao Kỳ Sơn hay của tỉnh Nghệ An, bắt đầu từ chuyện trồng và tiêu thụ sản phẩm gừng.

Cung vượt cầu và câu chuyện giải cứu

Anh Phan Văn Mạnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn cho biết: Sản phẩm gừng là đặc sản huyện miền núi Kỳ Sơn. Gừng Kỳ Sơn có chất lượng sản phẩm đặc trưng, hàm lượng tinh dầu rất cao. Thời điểm này đang là mùa thu hoạch chính vụ gừng Kỳ Sơn. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID -19 đã làm gián đoạn chuỗi tiêu thụ gừng Kỳ Sơn. Năm nay, giá gừng giảm sâu, từ 20.000 đồng/kg giá gừng đầu vụ nay chỉ còn 6.000 đồng/kg, song vẫn rất khó tiêu thụ.

Sản phẩm gừng Kỳ Sơn nói trên, mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019 nhưng do bối cảnh dịch giã nên các đơn vị thu mua không mặn mà, chủ yếu tiêu thụ nhỏ lẻ tới các hộ gia đình nên ế ẩm, rớt giá thảm hại, theo cách đánh giá, nhìn nhận của địa phương.

Hiện Kỳ Sơn chưa có cơ sở thu mua, chế biến tinh dầu xuất khẩu như cách làm của một số địa phương phía bắc Cao Bằng, Lào Cai. Giống gừng trồng ở đây là giống địa phương, diện tích trồng lại mở rộng quá lớn, quá đại trà (800 ha) nên rõ ràng việc định hướng chỉ đạo tổ chức sản xuất gừng phải chăng là nóng vội, không theo quy luật cung cầu của thị trường?

Chuyện giải cứu gừng ở Kỳ Sơn, một trong 4 huyện nghèo nhất Nghệ An, 1 trong số 74 huyện nghèo nhất nước được công bố mới đây, có ý kiến cho rằng: Gừng vốn cay xưa nay, nhưng gừng Kỳ Sơn hiện “cay” hơn cả, “nóng” hơn cả, vì trồng càng nhiều càng lỗ, càng “giải cứu” càng nóng ruột, nóng gan....

Theo ông Nguyễn Văn Luân - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn - đơn vị thu mua tiêu thụ gừng chính trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, nguyên nhân giá gừng năm nay rớt giá sâu do năm nay giá xăng tăng, giá cước vận tải tăng cao nên doanh nghiệp không mặn mà xuất khẩu. Trong khi đó, gừng Kỳ Sơn khó tiêu thụ nội địa vì mẫu mã không đẹp bằng sản phẩm gừng ở các địa phương khác, dù chất lượng tốt hơn.

Bên cạnh đó, năm nay, diện tích gừng của Kỳ Sơn nhiều hơn các năm và xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu.

Sở Công Thương Nghệ An ra văn bản kêu gọi các địa phương, doanh nghiệp cả nước hỗ trợ, kết nối tiêu thụ trên 5.000 tấn gừng tươi trên địa bàn huyện Kỳ Sơn bắt đầu vào vụ thu hoạch nhưng có nguy cơ gặp khó khăn. Trong văn bản, Sở Công Thương đề nghị Uỷ ban MTTQ tỉnh Nghệ An, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, kết nối, tiêu thụ sản phẩm gừng Kỳ Sơn. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân có hành động thiết thực tham gia kết nối, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm. Phối hợp chặt chẽ các hệ thống phân phối... nhằm tháo gỡ, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm gừng Kỳ Sơn.

Diện tích quy hoạch gừng của huyện Kỳ Sơn là 450ha, nhưng đến nay đã lên tới 850ha. Cung vượt cầu cùng nhiều yếu tố khác đã dẫn tình trạng tiêu thụ gừng gặp khó khăn.

CHÂU PHÚ
TIN LIÊN QUAN

Khai trừ Đảng đối với nguyên Kế toán trưởng CDC Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định khai trừ Đảng đối với bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An - vì liên quan tiêu cực vụ kit test của Công ty Việt Á.

Nghệ An - Hà Tĩnh là tỉnh nghèo lại mua nhiều ôtô

QUANG ĐẠI |

Mặc dù vẫn còn nhiều hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người chưa cao, Nghệ An - Hà Tĩnh là những địa phương có số lượng ôtô mua mới nhiều nhất cả nước.

Toàn bộ học sinh Nghệ An sẽ trở lại trường từ ngày 4.4

Tường Vân |

Từ ngày 4.4, học sinh các cấp học trên toàn tỉnh Nghệ An sẽ trở lại trường học trực tiếp.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Khai trừ Đảng đối với nguyên Kế toán trưởng CDC Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy quyết định khai trừ Đảng đối với bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An - vì liên quan tiêu cực vụ kit test của Công ty Việt Á.

Nghệ An - Hà Tĩnh là tỉnh nghèo lại mua nhiều ôtô

QUANG ĐẠI |

Mặc dù vẫn còn nhiều hộ nghèo và thu nhập bình quân đầu người chưa cao, Nghệ An - Hà Tĩnh là những địa phương có số lượng ôtô mua mới nhiều nhất cả nước.

Toàn bộ học sinh Nghệ An sẽ trở lại trường từ ngày 4.4

Tường Vân |

Từ ngày 4.4, học sinh các cấp học trên toàn tỉnh Nghệ An sẽ trở lại trường học trực tiếp.