Giảm phát thải để ngành chăn nuôi phát triển bền vững

Thạch Lam |

Sáng 13.9.2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".

Chuyển đổi xanh trong lĩnh vực chăn nuôi

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Hàng năm, lĩnh vực chăn nuôi đóng góp 25 - 26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất, kể cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Bên cạnh những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ngành chăn nuôi cũng đặt ra nhiều thách thức cho vấn đề bảo vệ môi trường và phát thải khí nhà kính. Ước tính mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m³ nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính.

Chuyển đổi xanh hiện nay đang là xu hướng không thể đảo ngược. Ngành chăn nuôi là một trong các nguồn phát thải khí nhà kính như khí CH4, CO… có tiềm năng gây nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc giảm phát thải trong chăn nuôi là điều vô cùng quan trọng và cấp thiết.

 Bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nhà báo Khánh Toàn –Tổng biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống điều phối chương trình thảo luận của Diễn đàn.
Bà Phạm Thị Xuân, Phó Chủ tịch Phụ trách Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Nhà báo Khánh Toàn –Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống điều phối chương trình thảo luận của Diễn đàn.

Giải pháp giảm phát thải trong chăn nuôi

TS. Nguyễn Thế Hinh - Phó ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Kết quả kiểm kê khí nhà kính cho thấy, ngành chăn nuôi hàng năm thải ra khoảng 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19% lượng phát thải trong nông nghiệp. Có 2 loại khí nhà kính (KNK) chủ yếu được phát thải từ chăn nuôi là khí mê tan (CH4) và khí Ôxít Nitơ (N2O).

"Chính phủ cần đầu tư hỗ trợ các nghiên cứu và cung cấp các chế phẩm vừa giúp làm giảm phát sinh khí CH4 từ dạ cỏ trâu bò đồng thời cải thiện dinh dưỡng cho trâu bò. Ngoài ra, cho phép phát điện biogas để nối mạng điện lưới nhằm khuyến khích các chủ trang trại đầu tư máy phát điện biogas giảm thiểu tình trạng xả khí CH4 trực tiếp ra môi trường.

Bộ NNPTNT cần sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các công nghệ thu gom, vận chuyển chất thải chăn nuôi. Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và nông hộ thu gom chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ để bán và tự sử dụng".

TS. Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đưa ra 4 đề xuất bao gồm: Thứ nhất, xử lý chất thải và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi là vấn đề cần phải được danh nghiệp, người chăn nuôi tự giác và chủ động thực hiện.

Thứ hai, đây là vấn đề đòi hỏi công nghệ phù hợp và chi phí lớn, rất cần Nhà nước có chính sách hỗ trợ.

Thứ ba, vì đây là vấn đề mới và lĩnh vực chăn nuôi trong nước đang còn gặp khó khăn, kiến nghị Nhà nước chưa nên đưa lĩnh vực chăn nuôi vào diện phải kiểm kê khí nhà kính, mà trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2026, chỉ nên áp dụng hình thức khuyến khích các cơ sở chăn nuôi thực hiện việc kiểm kê và kiểm soát khí phát thải trong chăn nuôi.

Cuối cùng, trong thời gian này, Nhà nước cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo cán bộ kỹ thuật chuyên môn, hoàn thiện các công nghệ, chính sách để nâng cao năng lực quản lý và ứng dụng các công nghệ trong xử lý chất thải, kiểm kê và kiểm soát khí nhà kính trong chăn nuôi.

Thạch Lam
TIN LIÊN QUAN

Hậu bão số 2, hộ chăn nuôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Hồng Diệp - Cao Thơm |

Tại nhiều xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cơn bão số 2 đi qua đã nhấn chìm hàng chục trang trại chăn nuôi gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Gia Lai xử phạt hàng loạt cơ sở chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Thanh Tuấn |

Các cấp, ngành chức năng tại tỉnh Gia Lai đã và đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Nhiều dự án chăn nuôi ở Gia Lai gây ô nhiễm môi trường

THANH TUẤN |

Gia Lai là tỉnh có tiềm năng về đất đai, nguồn lực để phát triển các trang trại, dự án chăn nuôi quy mô lớn. Thế nhưng, mặt trái là việc tồn tại nhiều chủ đầu tư gây ô nhiễm môi trường.

Bản tin công đoàn: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn ngày 15.9: Hệ lụy từ việc "phông bạt" tiền từ thiện; Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà vùng lũ lụt...

Bão số 3 Yagi vừa đi, Trung Quốc hứng tiếp bão mạnh đêm nay

Song Minh |

Ngay sau bão số 3 Yagi, Trung Quốc đang cấp tập ứng phó bão mạnh Bebinca dự kiến đổ bộ các tỉnh đông nam tối nay.

Thời tiết hôm nay 15.9: Nam Bộ có nơi mưa rất to

NHÓM PV |

Thời tiết hôm nay 15.9, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to.

Tàn dư bão Yagi hồi sinh, đang hướng thẳng tới Ấn Độ

Thanh Hà |

Bão Yagi, cơn bão số 3 ở Biển Đông gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam, dự báo mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở Ấn Độ trong tuần tới.

Cập nhật giá vàng sáng 15.9: Vàng nhẫn neo cao chót vót

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 15.9: Kim loại quý neo cao ở cả thị trường trong nước và thế giới. Vàng nhẫn tròn trơn trụ vững trên ngưỡng 79,1 triệu đồng/lượng.

Hậu bão số 2, hộ chăn nuôi thiệt hại hàng trăm triệu đồng

Hồng Diệp - Cao Thơm |

Tại nhiều xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội, cơn bão số 2 đi qua đã nhấn chìm hàng chục trang trại chăn nuôi gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Gia Lai xử phạt hàng loạt cơ sở chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Thanh Tuấn |

Các cấp, ngành chức năng tại tỉnh Gia Lai đã và đang tiếp tục kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Nhiều dự án chăn nuôi ở Gia Lai gây ô nhiễm môi trường

THANH TUẤN |

Gia Lai là tỉnh có tiềm năng về đất đai, nguồn lực để phát triển các trang trại, dự án chăn nuôi quy mô lớn. Thế nhưng, mặt trái là việc tồn tại nhiều chủ đầu tư gây ô nhiễm môi trường.