Dùng ảnh chân dung vẫn xác thực thành công sinh trắc học, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Mai Ánh |

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xác nhận có một số thử nghiệm cho thấy, hệ thống xác thực của ngân hàng bị đánh lừa bởi ảnh tĩnh thay vì khuôn mặt thật của người dùng. Song, cũng theo NHNN, đây chỉ là do một số ngân hàng đã tạm tắt chức năng sinh trắc học để đảm bảo tính thông suốt của hệ thống trong ngày đầu tiên áp dụng quy định mới.

Dùng ảnh chân dung vẫn xác thực thành công sinh trắc học

Những ngày gần đây, khi xác thực sinh trắc học trở thành vấn đề nhận được sự quan tâm lớn của người dân, nhiều kẻ gian đã lợi dụng khi khách hàng gặp khó khăn trong thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học để chiếm đoạt tài sản, khiến người dân không khỏi lo ngại.

Bên cạnh đó, theo nhiều nguồn tin từ báo chí cho rằng, có trường hợp khách hàng đã thử nghiệm dùng ảnh tĩnh làm ảnh chân dung để thử nghiệm chuyển tiền từ một ngân hàng và phát hiện ra vẫn có thể chuyển tiền thành công.

Điều này làm dấy lên mối lo ngại về độ bảo mật thực sự của biện pháp sinh trắc học - vốn được đưa ra để bảo vệ cho an toàn tài chính của khách hàng.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngày 4.7, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo "Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng" nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay.

Tại hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng đã phản hồi, xác nhận có một số thử nghiệm cho thấy hệ thống xác thực của ngân hàng bị đánh lừa bởi ảnh tĩnh thay vì khuôn mặt thật của người dùng.

Hội thảo Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước tổ chức tại Hà Nội sáng 4.7. Ảnh: NHNN.
Hội thảo "Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng" được Ngân hàng Nhà nước tổ chức tại Hà Nội, sáng 4.7. Ảnh: NHNN

Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng cho hay, do số lượng giao dịch trong ngày đầu tiên tăng đột biến nên một số ngân hàng đã tạm tắt chức năng sinh trắc học để đảm bảo tính ổn định, thông suốt của hệ thống.

"Khi công suất tăng gấp 10-20 lần thì khó tránh khỏi việc ách tắc cục bộ. Bình quân 1 ngày trên hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng, có khoảng 2 triệu lượt giao dịch trên số tiền 10 triệu đồng trở lên" - Phó Thống đốc nói. "Có một, hai ngân hàng, do giao dịch quá lớn nên đã tắt chức năng Liveness để cho giao dịch thông suốt".

Phó Thống đốc NHNN cũng nói rõ thêm, việc quá tải ở đây là về lượng yêu cầu gửi về hệ thống ngân hàng. Khi bật chức năng này lên, lỗ hổng xác thực bằng ảnh tĩnh không còn.

Ông Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc kỹ thuật Công ty Cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS) - cho biết, các nhà cung cấp công nghệ xác thực sinh trắc học thường cung cấp tính năng “Liveness Detection”. Công nghệ này sẽ giúp phát hiện ảnh thu được từ camera là ảnh thu của vật thể sống hay là ảnh tĩnh, hoặc video clip.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, có hiệu lực từ 1.7.2024.

Theo đó, từ ngày 1.7.2024, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng một lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng một ngày sẽ phải xác thực sinh trắc học bằng vân tay hoặc khuôn mặt.

Mai Ánh
TIN LIÊN QUAN

Mẹo quét NFC để xác thực CCCD khi đăng ký sinh trắc học

Mai Ánh |

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay là yêu cầu bắt buộc khi chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng kể từ ngày 1.7.2024.

Chưa cài đặt sinh trắc học sau 1.7, khách hàng có chuyển tiền được không?

Mai Ánh |

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày 1.7.2024.

Lỗi thường gặp khi cập nhật sinh trắc học và cách khắc phục

Mai Ánh |

Từ ngày 1.7, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày. Song, trong quá trình cập nhật sinh trắc học, nhiều khách hàng thường xuyên gặp lỗi khi đọc chip trên căn cước công dân.

Điểm chuẩn học bạ của gần 90 trường đại học

Vân Trang |

Điểm chuẩn học bạ của các trường đại học năm 2024 được Lao Động cập nhật nhanh chóng, chính xác nhất.

Tuyển Hà Lan đối đầu tuyển Anh tại bán kết EURO 2024

TAM NGUYÊN |

Lội ngược dòng trước Thổ Nhĩ Kỳ vào rạng sáng 7.7, tuyển Hà Lan giành vé vào bán kết EURO 2024.

Xu hướng du lịch nước ngoài của khách Việt dịp cao điểm hè 2024

Thanh Chân |

Dịp cao điểm hè 2024, xu hướng chọn tour du lịch nước ngoài vẫn chiếm ưu thế với các điểm đến như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc.

Ôtô khách mắc kẹt trên cầu vượt Láng Hạ, Hà Nội

Tô Thế |

Ôtô khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ (Hà Nội), tuy nhiên sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao.

Người dân kêu trời vì đoàn xe tải gây bụi bẩn kinh hoàng

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thời gian qua, người dân ở xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh tỏ ra bức xúc khi phải hứng chịu bụi bẩn do đoàn xe tải chạy qua. Cực chẳng đã, người dân đã nhiều lần phải vác gỗ ra đường để ngăn đoàn xe.

Mẹo quét NFC để xác thực CCCD khi đăng ký sinh trắc học

Mai Ánh |

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay là yêu cầu bắt buộc khi chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng kể từ ngày 1.7.2024.

Chưa cài đặt sinh trắc học sau 1.7, khách hàng có chuyển tiền được không?

Mai Ánh |

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày 1.7.2024.

Lỗi thường gặp khi cập nhật sinh trắc học và cách khắc phục

Mai Ánh |

Từ ngày 1.7, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày. Song, trong quá trình cập nhật sinh trắc học, nhiều khách hàng thường xuyên gặp lỗi khi đọc chip trên căn cước công dân.