Đưa cây dược liệu từ rừng xuống phố

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi được Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đánh giá là nơi có nguồn tài nguyên cây dược liệu phong phú, đa dạng, thu hút nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, liên kết với người dân địa phương trong trồng trọt, chế biến, phát triển sản phẩm từ cây dược liệu.

Nhiều dược liệu quý

Nổi bật là quế Trà Bồng, mỗi năm người dân thu hoạch từ 1.600 - 2.000 tấn vỏ quế. Đây là 1 trong 4 vùng trọng điểm quế của cả nước. Thời gian qua, Viện Dược liệu được Bộ Y tế giao khảo sát, hỗ trợ 22 huyện trong cả nước xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý, trong đó có huyện Trà Bồng.

Quế Trà Bồng có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao nên được thị trường nội địa và nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc... Ảnh: Ngọc Viên
Quế Trà Bồng có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao nên được thị trường nội địa và nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như: Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc... Ảnh: Trang Thúy

Viện đang phối hợp cùng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, UBND huyện Trà Bồng lựa chọn địa điểm xây dựng vùng trồng, xây dựng danh mục cây dược liệu phù hợp phát triển tại vùng trồng và xây dựng khu sơ chế dược liệu. Hiện tại, Viện đã xác định và đưa 6 xã của huyện Trà Bồng vào quy hoạch vùng trồng cây dược liệu với tổng diện tích hơn 2.315ha. Ngoài cây quế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn có một số cây dược liệu quý, mang tính đặc thù khác như sâm bảy lá một hoa, thiên niên kiện, gừng gió, lan kim tuyến, đương quy... tập trung nhiều ở các huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Ba Tơ...

Gừng gió, dược liệu quý ở huyện Trà Bồng. Ảnh: Ngọc Viên
Gừng gió, dược liệu quý ở huyện Trà Bồng. Ảnh: Ngọc Viên

Ông Hoàng Anh Ngọc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, mục đích của việc bảo tồn và phát triển cây dược liệu thành hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn. Huyện Trà Bồng sẽ tập trung chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường; chú trọng phát triển cây dược liệu gắn với bảo vệ, bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm. Do đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện ưu tiên phát triển các loại dược liệu sẵn có tại địa phương mà dễ trồng, dễ tiêu thụ và có lợi thế cạnh tranh như cây quế, đinh lăng, sả, gừng gió, nghệ...

Mở rộng thị trường tiêu thụ

Ông Hoàng Anh Ngọc cũng cho biết, mục tiêu đến năm 2025, huyện Trà Bồng trồng mới và ổn định 5.400ha quế, 20ha gừng sẻ và 3ha các loại cây dược liệu khác như đẳng sâm, sa nhân, đương quy; hình thành 2- 3 cơ sở chế biến để 100% sản lượng cây dược liệu tươi được sơ chế, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt, đảm bảo 100% sản phẩm dược liệu được sản xuất theo quy trình khép kín trên nguyên tắc, tiêu chuẩn mà Bộ Y tế ban hành.

“Việc Công ty Hoàng Linh Biotech TP.Hồ Chí Minh hỗ trợ hơn 7 tỉ đồng để trồng 8ha gừng gió ở huyện Trà Bồng và 2ha ở huyện Sơn Tây, với cam kết cung ứng giống, vật tư, kỹ thuật trồng, thu hoạch, chế biến và thu mua sản phẩm cho người dân đã mở ra hướng phát triển mới cho cây gừng gió của huyện Trà Bồng”, ông Hoàng Anh Ngọc chia sẻ.

Sản phẩm dược liệu gồm sâm cau, chuối rừng... được các hợp tác xã ở huyện Sơn Tây đăng ký nhãn hiệu và chính thức có mặt trên thị trường. Ảnh: Ngọc Viên
Sản phẩm dược liệu gồm sâm cau, chuối rừng... được các hợp tác xã ở huyện Sơn Tây đăng ký nhãn hiệu và chính thức có mặt trên thị trường. Ảnh: Ngọc Viên

Không chỉ sở hữu nhiều loại cây dược liệu quý, sẵn có trong tự nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn có nhiều lợi thế về diện tích đất (chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên của tỉnh), điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng... để phát triển vùng chuyên canh cây dược liệu. Do đó, nơi đây đang trở thành vùng đất thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực dược liệu trong và ngoài tỉnh.

Ông Trần Quý - Chủ tịch UBND xã Sơn Tinh, huyện Sơn Tây cho biết, hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều hộ trồng cây dược liệu rất hiệu quả. Cùng một diện tích đất, nhưng việc trồng cây dược liệu cho thu nhập cao hơn nhiều so với nhiều cây trồng khác. Vì vậy, việc phát triển mô hình trồng cây dược liệu, về lâu dài sẽ giúp người dân nơi đây có được thu nhập ổn định, phát triển kinh tế.

Tháng 4.2023, xã Sơn Tinh đã ra mắt Hợp tác xã sinh thái dược liệu Khe Xai Sơn Tinh, tại thôn Xà Ruông, với vốn điều lệ 5 tỉ đồng, do 43 thành viên tham gia góp vốn, trong đó phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn. Hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh tập trung vào các ngành nghề liên quan đến cây dược liệu, hương liệu…

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bản người Dao vượt khó cùng nhau trồng dược liệu

Việt Bắc |

Hà Giang - Cây dược liệu đã thay thế cây ngô, sắn giúp đồng bào người Dao ở xã Nặm Đăm (Quản Bạ) có cuộc sống tốt hơn và cũng từ đây, những bài thuốc quý được gìn giữ, phát triển thành sản phẩm hàng hoá.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Trồng cây dược liệu giúp nông dân có thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Từ diện tích đất bạc màu, nhiều hộ nông dân xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên) chuyển sang trồng cây dược liệu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024 sẽ là "cú hích" cho Điện Biên

Tuấn Anh |

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ủng hộ và sẽ báo cáo Chính phủ đề xuất chọn Điện Biên đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2024.

Mất 2-3 giây để lên máy bay bằng thiết bị mới của Bộ Công an qua VNeID

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an nghiên cứu, phát triển, đưa vào sử dụng thiết bị xác thực thông tin trong VNeID và hành khách làm thủ tục đi máy bay tại các cảng hàng không chỉ mất khoảng 2-3 giây.

Nguy cơ mất trắng tiền tỉ khi mua đất không sổ đỏ ở Sóc Sơn

Thu Giang |

Bỏ tiền tỉ mua mảnh đất rộng hàng nghìn m2 tại huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội), nhiều người dân đang lo lắng khi giao dịch mua bán đất đai tại đây chủ yếu là giấy tờ viết tay, không sổ đỏ.

Bộ Giao thông Vận tải làm rõ về khó khăn xử phạt đường bộ

Quý An |

Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre về khó khăn trong xác định hành vi, đối tượng vi phạm giao thông đường bộ.

Bản người Dao vượt khó cùng nhau trồng dược liệu

Việt Bắc |

Hà Giang - Cây dược liệu đã thay thế cây ngô, sắn giúp đồng bào người Dao ở xã Nặm Đăm (Quản Bạ) có cuộc sống tốt hơn và cũng từ đây, những bài thuốc quý được gìn giữ, phát triển thành sản phẩm hàng hoá.

Kho báu dược liệu khổng lồ ở Đắk Nông chưa được khai thác

Phan Tuấn |

Đắk Nông đang sở hữu những kho báu rất lớn về cây dược liệu ở dưới tán rừng tự nhiên.Thế nhưng, hiện nay, hầu hết các kho báu dược liệu quý giá chưa được chủ rừng khai thác, phát huy giá trị hiệu quả.

Trồng cây dược liệu giúp nông dân có thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Từ diện tích đất bạc màu, nhiều hộ nông dân xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên) chuyển sang trồng cây dược liệu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.