Doanh thu từ phát hành báo in giảm sâu

Lam Duy |

Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 2016 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) soạn thảo gây nhiều chú ý với các nội dung về quản lý nguồn thu, liên kết sản xuất và thị trường chuyển nhượng nội dung số trong bối cảnh nguồn thu từ phát hành báo in giảm sâu.

Tạo điều kiện mở rộng sản xuất nội dung số

Trong dự thảo, Bộ TTTT đề xuất việc yêu cầu điều kiện, năng lực của đối tác liên kết và bổ sung thủ tục hành chính mới khi liên kết hoạt động báo chí. Việc có hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho hoạt động liên kết của cơ quan báo chí là nhằm tạo điều kiện cho báo chí phát triển nhưng cũng quy trách nhiệm rõ ràng trong hoạt động liên kết, tránh “tư nhân hóa” báo chí.

Góp ý với đề xuất này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc liên kết trong hoạt động báo chí, đặc biệt là liên kết sản xuất nội dung số để phát thanh, phát sóng trên truyền hình, Internet hiện nay đang phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức tham gia.

“Việc đặt thêm các quy định về điều kiện, năng lực cũng như thủ tục hành chính khi liên kết trong hoạt động báo chí, đặc biệt là sản xuất nội dung chương trình truyền hình, có thể gây tác động cản trở sự phát triển của công nghiệp nội dung số của Việt Nam” - VCCI đưa ý kiến.

VCCI do đó đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại về sự cần thiết và phạm vi của đề xuất. Trong trường hợp cần thiết, có thể cân nhắc phương án tập trung quy định về trách nhiệm và quy trình chặt chẽ hơn của các cơ quan báo chí khi biên tập các nội dung liên kết hoặc khi mua lại để phát sóng các nội dung mà không do nhân sự của cơ quan báo chí sản xuất.

“Ví dụ, có quy trình thẩm định nội dung chặt chẽ hơn như từ hai người hoặc hội đồng thẩm định độc lập trở lên trước khi phát sóng” - VCCI đề xuất.

Kinh tế báo chí hiện đang là vấn đề đau đầu

Trong khi đó với hoạt động báo chí hiện nay thường có hai nguồn thu chủ yếu là (1) thu từ người đọc, nghe, xem và (2) thu từ quảng cáo. Luật Báo chí hiện nay lại không nhất quán trong việc phân loại các loại hình báo chí theo nguồn thu.

Trên thực tế, tiến bộ của khoa học công nghệ đã cho phép đa dạng hóa, thậm chí trộn lẫn giữa các hình thức thu tiền khác nhau. Ví dụ, một số tờ báo điện tử đã có sự kết hợp giữa miễn phí và trả tiền, người đọc miễn phí được xem một số bài còn người đọc trả tiền được xem nhiều bài báo chất lượng hơn.

“Do đó, việc phân loại dịch vụ dựa vào nguồn thu không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề nguồn thu của cơ quan báo chí nên được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về dân sự và sở hữu trí tuệ, thay vì các quy định hành chính như tại Điều 33, Điều 50, Điều 51 của Luật Báo chí như hiện nay. Đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi các quy định trên theo hướng quản lý chung, không phân biệt loại nguồn thu của bên cung cấp dịch vụ” - VCCI đưa ý kiến.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh báo chí, tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vào tháng 3.2024, đại diện Báo Nhân dân cho rằng, nên quy định theo hướng mở rộng hoạt động kinh doanh của cơ quan báo chí chứ không chỉ hạn chế các lĩnh vực như Luật Báo chí hiện hành để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí có nguồn thu phát triển hoạt động báo chí, cũng phù hợp việc xác định cơ quan báo chí là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện.

Theo đó có thể thí điểm các mô hình liên kết giữa cơ quan báo chí tự chủ tài chính với doanh nghiệp công nghệ số để tăng cường nguồn lực cho các cơ quan báo chí đáp ứng yêu cầu về tốc độ và tính linh hoạt của chuyển đổi số.

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh cho rằng, kinh tế báo chí đang là vấn đề đau đầu của báo chí Việt Nam nói chung. Doanh thu từ phát hành báo in giảm khủng khiếp, doanh thu từ quảng cáo cũng vậy. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí chính trị chủ lực, vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa phải thực hiện nhiệm vụ báo chí, vừa phải chăm lo đời sống cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên.

Vì thế, ông Lê Quốc Minh đề xuất cần đầu tư có trọng điểm, lựa chọn các cơ quan báo chí để đầu tư xứng đáng; nghiên cứu luật hóa quy định về cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực để có cơ sở hỗ trợ, đặt hàng, giúp các cơ quan này thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Quy định rõ việc mua bán bản quyền tác phẩm báo chí

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới Nguyễn Minh Đức cho rằng, dự thảo Luật cần làm rõ một số nội dung liên quan đến mô hình tập đoàn báo chí; báo điện tử và báo chí trên nền tảng số; quy định rõ về các hoạt động kinh tế báo chí và liên kết tại các cơ quan báo chí; việc mua bán bản quyền tác phẩm báo chí trong và ngoài nước; quyền tự chủ của các cơ quan báo chí.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

U23 Việt Nam bị loại, báo Indonesia nói đội nhà mạnh nhất Đông Nam Á

Thanh Vũ |

Sau khi U23 Việt Nam dừng bước ở tứ kết U23 châu Á 2024, truyền thông Indonesia cho rằng, các học trò của huấn luyện viên Shin Tae-yong là đội bóng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Báo Lao Động trao đổi kinh nghiệm phát triển báo chí đa phương tiện với Hội Nhà báo Indonesia

Nhóm PV |

Sáng 23.4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta, Indonesia làm trưởng đoàn.

Báo Indonesia đánh giá tuyển Việt Nam ngày càng tệ

Thanh Vũ |

Truyền thông Indonesia cho rằng đội tuyển Việt Nam vẫn chưa thể vượt qua khủng hoảng khi tiếp tục thất bại ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.

Báo Indonesia đánh giá cao 4 cầu thủ của tuyển Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo tờ Bola (Indonesia), tuyển Việt Nam sở hữu những cầu thủ chất lượng như Đình Bắc, Việt Anh, Quang Hải, Văn Toàn, sẵn sàng gieo sầu cho tuyển Indonesia ở trận đấu diễn ra tối 21.3 tới.

Báo Indonesia chỉ ra 3 điểm yếu của tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Báo chí Indonesia muốn đội tuyển quốc gia nước này khai tác tốt điểm yếu của tuyển Việt Nam, hướng đến mục tiêu chiến thắng trong 2 trận đấu tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026.

Bệnh viện tư nhân lớn nhất Trà Vinh bị tố nợ lương kéo dài

AN NHIÊN |

Bị nợ lương với số tiền khoảng 1,6 tỉ đồng, nhiều người lao động từng làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Thiên Ân (tỉnh Trà Vinh) bức xúc đăng thông tin lên mạng xã hội.

Công an xác minh sự việc bé gái 8 tuổi bị nữ giáo viên đánh đập dã man

Minh Chuyên |

Sơn La - Ngày 11.5, mạng xã hội lan truyền thông tin và clip ghi lại cảnh một bé gái 8 tuổi bị nữ giáo viên sống gần nhà hành hung, đánh đập dã man, gây bức xúc cho dư luận.

Lặng ngắm một Hà Nội đẹp như mơ mùa hoa bằng lăng tím

Lê Tuyến |

Tháng 5 về, các góc phố, con đường ở Thủ đô lại rực rỡ màu tím mộng mơ của hoa bằng lăng đang độ khoe sắc.

U23 Việt Nam bị loại, báo Indonesia nói đội nhà mạnh nhất Đông Nam Á

Thanh Vũ |

Sau khi U23 Việt Nam dừng bước ở tứ kết U23 châu Á 2024, truyền thông Indonesia cho rằng, các học trò của huấn luyện viên Shin Tae-yong là đội bóng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.

Báo Lao Động trao đổi kinh nghiệm phát triển báo chí đa phương tiện với Hội Nhà báo Indonesia

Nhóm PV |

Sáng 23.4 tại Hà Nội, Báo Lao Động đã có buổi tiếp đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia gồm 5 thành viên do ông Sihono – Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta, Indonesia làm trưởng đoàn.

Báo Indonesia đánh giá tuyển Việt Nam ngày càng tệ

Thanh Vũ |

Truyền thông Indonesia cho rằng đội tuyển Việt Nam vẫn chưa thể vượt qua khủng hoảng khi tiếp tục thất bại ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.

Báo Indonesia đánh giá cao 4 cầu thủ của tuyển Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo tờ Bola (Indonesia), tuyển Việt Nam sở hữu những cầu thủ chất lượng như Đình Bắc, Việt Anh, Quang Hải, Văn Toàn, sẵn sàng gieo sầu cho tuyển Indonesia ở trận đấu diễn ra tối 21.3 tới.

Báo Indonesia chỉ ra 3 điểm yếu của tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Báo chí Indonesia muốn đội tuyển quốc gia nước này khai tác tốt điểm yếu của tuyển Việt Nam, hướng đến mục tiêu chiến thắng trong 2 trận đấu tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026.