Cổ đông thoái vốn, Sông Đà 1.01 sắp “đổi chủ”?

Quang Dân |

Động thái thoái vốn đồng loạt của các cổ đông lớn dấy lên nghi vấn về khả năng Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 sắp đổi chủ sau nhiều năm chìm trong nợ nần.
Mã cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 tăng nhiều phiên liên tiếp. Ảnh: Chụp màn hình
Mã cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 tăng nhiều phiên liên tiếp. Ảnh: Chụp màn hình
Chỉ trong khoảng 2 tháng trở lại đây, hàng loạt cổ đông lớn Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 (mã: SJC) đã gây bất ngờ khi liên tiếp bán ra cổ phiếu SJC, cùng lúc nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp này cũng nộp đơn từ nhiệm.

Cụ thể, chỉ trong ngày 28.10, Sông Đà 1.01 đã đồng loạt “chia tay” 5 cổ đông lớn bao gồm bà Thái Thị Thu Nga - em dâu ông Tạ Văn Trung - Ủy viên Hội đồng Quản trị (HĐQT), Giám đốc Sông Đà 1.01; ông Tạ Trung Hậu - con trai ông Tạ Văn Trung; các cá nhân Phạm Hồng Nhung, Phạm Thu Huyền.

Tất cả những cổ đông này đều đưa tỉ lệ sở hữu về 0%. Gần đây nhất ông Tạ Văn Bốn - em ruột ông Trung cũng đăng ký bán ra toàn bộ 108.229 cổ phiếu SJC (tỉ lệ 1,56%).

Thời gian vừa qua, HĐQT Sông Đà 1.01 cũng đã nhận được đơn từ nhiệm của ông Phạm Thanh Phong - Chủ tịch, thành viên HĐQT và ông Lê Trung Hiếu - Trưởng ban Kiểm soát, ông Trần Thọ Phong - Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Chi nhánh 5 với lý do sức khỏe và hoàn cảnh cá nhân không phù hợp với công việc.

Động thái thoái vốn hoàn toàn của những cổ đông cũ, cũng như dàn lãnh đạo dần dần từ nhiệm đồng nghĩa với việc Sông Đà 1.01 đang trong quá trình “thay máu” cả về sở hữu lẫn quản trị doanh nghiệp.

Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở khi ngày 30.11 vừa qua, Sông Đà 1.01 đã có thông báo về việc triệu tập Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) bất thường vào ngày 31.12. Với nội dung thông qua việc thay đổi điều lệ, miễn nhiệm và bầu thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông dự họp là 6.12.

Với việc gần như tất cả cổ đông lớn của công ty đã đưa tỉ lệ sở hữu của mình về 0%, việc ai sẽ là người tham dự cuộc họp quan trọng này đang là vấn đề được quan tâm. Nhìn vào lịch sử giao dịch của cổ phiếu SJC cho thấy, hiện có 2 cá nhân đang nắm giữ đến 48% cổ phần của Sông Đà 1.01 là ông Phạm Khánh Phương với 24,26% và bà Vũ Thị Thúy - vợ của ông Phương nắm 23,53%. Trước khi trở thành cổ đông lớn, 2 cá nhân này không sở hữu bất kỳ cổ phiếu SJC nào.

Tạm tính theo mức giá thị trường của cổ phiếu SJC, bà Thúy và ông Phương phải chi ra khoảng gần 53 tỉ đồng cho 48% vốn của Sông Đà 1.01.

Hiện, Sông Đà 1.01 vẫn chưa công bố danh sách ứng cử viên của HĐQT, Ban Kiểm soát mới. Tuy nhiên, theo quy định, cổ đông, hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỉ lệ khác theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử ứng viên vào HĐQT, Ban Kiểm soát.

Như vậy, với lượng cổ phần nắm giữ lên tới gần 1 nửa vốn của Sông Đà 1.01, ông Phương và bà Thúy hoàn toàn có thể nắm giữ những vị trí quan trọng tại công ty này.

Ngay trong bối cảnh có nhiều biến động về cơ cấu sở hữu, cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 cũng có nhiều thay đổi với nhiều phiên tăng trần liên tiếp. Tính đến ngày 22.12, cổ phiếu SJC đang giao dịch tại mức giá 15.600 đồng/CP, tương đương mức tăng hơn 11 lần so với hồi đầu tháng 7 (1.400 đồng/cp). Thanh khoản trung bình đạt hơn 120.000 đơn vị/phiên, trong khi trước đó chỉ dao động trong khoảng dưới 50.000 đơn vị mỗi phiên.

Quang Dân
TIN LIÊN QUAN

Các doanh nghiệp nước sắp thoái vốn ở Sơn La hoạt động thế nào?

Khánh Linh |

Theo quyết định 1479 của Thủ tướng Chính phủ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025, ở tỉnh miền núi Sơn La có 3 đơn vị được thoái vốn.

Tăng tốc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ thực tế kết quả cổ phần hóa và thoái vốn giai đoạn 2016-2020 quá thấp, hiện có nhiều đề xuất về giải pháp để đẩy mạnh quá trình thoái vốn giai đoạn 2022-2025. Trong đó, vai trò của người đứng đầu các đơn vị được coi là yếu tố then chốt.

Trao quyền chủ động để tăng hiệu quả thoái vốn

Lam Duy |

Với Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 vừa được Chính phủ phê duyệt, sẽ duy trì 195 công ty TNHH một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025).

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Các doanh nghiệp nước sắp thoái vốn ở Sơn La hoạt động thế nào?

Khánh Linh |

Theo quyết định 1479 của Thủ tướng Chính phủ sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025, ở tỉnh miền núi Sơn La có 3 đơn vị được thoái vốn.

Tăng tốc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Từ thực tế kết quả cổ phần hóa và thoái vốn giai đoạn 2016-2020 quá thấp, hiện có nhiều đề xuất về giải pháp để đẩy mạnh quá trình thoái vốn giai đoạn 2022-2025. Trong đó, vai trò của người đứng đầu các đơn vị được coi là yếu tố then chốt.

Trao quyền chủ động để tăng hiệu quả thoái vốn

Lam Duy |

Với Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 vừa được Chính phủ phê duyệt, sẽ duy trì 195 công ty TNHH một thành viên giai đoạn 2022 - 2025 (danh mục doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giai đoạn 2022 - 2025).