Thí sinh đạt điểm cao của Sơn La đi làm thuê dành tiền học đại học:

"Xin đừng quy chụp cứ điểm cao là nhờ đi... mua"

Đặng Chung - Anh Phú |

Đằng sau "cơn bão" gian lận điểm thi tại Sơn La là những số phận, câu chuyện nghị lực của những thí sinh nhà nghèo, học giỏi. Có điều, các em đang phải trải qua những ngày nặng nề, vì bị miệt thị, quy chụp với những thí sinh được điểm cao nhờ "mua", nhờ quyền lực của gia đình.

 

Phóng sự: Phía sau  "cơn bão" gian lận điểm thi tại Sơn La là những số phận, câu chuyện nghị lực của những thí sinh nhà nghèo, học giỏi.

Đi làm thuê để dành tiền nhập học

Lò Văn Mạnh bắt đầu công việc của mình từ 6h sáng, tại những công trường, cung đường đầy bụi và đất. Ở đó, những công nhân như Mạnh, tay cuốc, tay xẻng dầm mình dưới mưa nắng để thi công, hoàn thiện những con đường giúp người dân TP.Sơn La thuận tiện trong việc đi lại.

Hơn một tháng nay, kể từ ngày kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2018, Mạnh đã gắn bó với công việc này, để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Quan trọng hơn, em chắt chiu từng đồng tiền kiếm được từ mồ hơi và nước mắt, để chuẩn bị cho một hành trình mới - xuống Hà Nội nhập học vào ngôi trường mơ ước - Đại học Luật Hà Nội.

 
 Lò Văn Mạnh miệt mài đi làm thuê, mỗi ngày dành dụm được 170.000 đồng, để có thể nhập học vào Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: Văn Phú.

Với Mạnh, lựa chọn học tiếp hay dừng lại là cả một vấn đề lớn, dù kỳ thi vừa qua em đạt được điểm số khiến nhiều bạn mơ ước - 27 điểm khối C (tính cả điểm cộng ưu tiên).

Bởi với những người dân ở bản Dửn, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - nơi Mạnh sinh ra và gắn bó cả tuổi thơ - đi học đại học là một điều gì đó xa lạ. Vì kinh tế khó khăn, chạy ăn từng bữa chứ nói gì đến việc đầu tư cho con cái học hành.

Thế nên, từ ngày biết điểm thi, nếu những thí sinh khác có thể nhảy cẫng lên vì vui mừng, đi khoe khắp xóm trên làng dưới nếu đạt được 27 điểm, Mạnh lại làm một chuyện có vẻ ngược đời - giấu bố mẹ kết quả.

“Bố mẹ em đều làm nông. Thu nhập chính để có tiền mua gạo nuôi 4 miệng ăn, tiền cho em học cấp ba và em gái đang học lớp 7 đều từ việc đi làm thuê của bố.

Hằng ngày, ngoài những buổi đến trường, em đi làm thuê cùng bố, khi đi phụ hồ, lúc bốc vác, gặt thuê. Mỗi lúc ngồi nghỉ, bố lại động viên em bằng câu nói: “Dù có vay ngân hàng, bố cũng sẽ quyết tâm cho con đi học”.

Câu nói của bố là động lực để em cố gắng, đặt quyết tâm đỗ đại học” - Lò Văn Mạnh chậm rãi chia sẻ, giữa nhộn nhịp tiếng còi xe, tiếng máy móc rú rít ngoài công trường.

"Xin đừng quy chụp"

Không phụ sự tin tưởng của bố, ngoài thành tích nhiều năm là học sinh giỏi, giành các giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi kỳ thi THPT quốc gia diễn ra, Mạnh đã lên một thời gian biểu, đếm ngược thời gian đến mốc quan trọng trong cuộc đời. “Còn 4 tháng nữa - quyết tâm đỗ đại học, còn 3 tháng - phải đỗ đại học”. Những dòng chữ này được Mạnh treo trên tường facebook, thể hiện sự quyết tâm.

Không có tiền đi học thêm, Mạnh dùng tiền thưởng thi học sinh giỏi để in tài liệu trên mạng, rồi miệt mài tự học ở nhà.

 
 "Không phải thí sinh nào được điểm cao ở Sơn La cũng là nhờ mua điểm" - Mạnh chia sẻ.

Khi cơn bão gian lận điểm thi ở Hà Giang, rồi đến Sơn La xảy ra, Mạnh không bận tâm vì còn mải miết đi làm thuê để kiếm tiền trả nợ và dành tiền lo cho tương lai.

Thế nhưng, ba ngày nay, cậu nặng trĩu nỗi buồn. Khi em đăng trên một diễn đàn câu hỏi với nội dung: “Với số điểm 27, em có thể đăng ký vào được trường nào, với điều kiện ra trường sẽ dễ xin việc”. Câu trả lời em nhận lại chỉ là những lời chỉ trích, chửi bới.

“Các thí sinh khác vào trang cá nhân, thấy em đến từ Sơn La, liền quy chụp em được điểm cao là nhờ mua điểm. Em sốc và thực sự rất buồn. Vì bao nhiêu công sức, bao nhiêu nỗ lực của mình không được thừa nhận, bị đánh đồng với những bạn có điểm cao nhờ gian lận”- Mạnh buồn rầu.

Điều Mạnh và nhiều học sinh giỏi ở Sơn La mong mỏi nhất lúc này, là cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ sự việc gian lận điểm thi, trả lại điểm thật cho những người không đi lên bằng sự nỗ lực. Để những bạn "học thật thi thật" được trả lại danh dự, được ngẩng cao đầu bước vào cổng trường đại học mà mình mơ ước.

Đặng Chung - Anh Phú
TIN LIÊN QUAN

Gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La: Lộ “lỗ hổng” trong công tác thanh tra

Đặng Chung - Anh Phú |

Nhiều chuyên gia cho rằng, để vá lỗ hổng, phòng chống gian lận thi cử, trong các kỳ thi sau cần tăng cường cán bộ của các trường đại học, lực lượng thanh tra của Bộ GDĐT về giám sát tại địa phương ở tất cả các khâu.

Nhiều thí sinh ở Sơn La bị nhập nhầm điểm thi môn Ngữ văn

Đặng Chung |

Ngoài 42 trường hợp thí sinh bị giảm điểm sau khi chấm thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Sơn La cũng thông tin về danh sách những thí sinh có điểm môn Ngữ văn chênh lệch giữa điểm trên bài thi với điểm đã nhập vào máy.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên tiếng sau vụ gian lận thi cử gây chấn động ở Hà Giang, Sơn La

Đặng Chung |

Chính thức lên tiếng sau vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho xã hội là việc mà bộ phải làm. Bộ đã và sẽ làm với tinh thần quyết tâm cao nhất.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Gian lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn La: Lộ “lỗ hổng” trong công tác thanh tra

Đặng Chung - Anh Phú |

Nhiều chuyên gia cho rằng, để vá lỗ hổng, phòng chống gian lận thi cử, trong các kỳ thi sau cần tăng cường cán bộ của các trường đại học, lực lượng thanh tra của Bộ GDĐT về giám sát tại địa phương ở tất cả các khâu.

Nhiều thí sinh ở Sơn La bị nhập nhầm điểm thi môn Ngữ văn

Đặng Chung |

Ngoài 42 trường hợp thí sinh bị giảm điểm sau khi chấm thẩm định, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Sơn La cũng thông tin về danh sách những thí sinh có điểm môn Ngữ văn chênh lệch giữa điểm trên bài thi với điểm đã nhập vào máy.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên tiếng sau vụ gian lận thi cử gây chấn động ở Hà Giang, Sơn La

Đặng Chung |

Chính thức lên tiếng sau vụ gian lận thi cử ở Hà Giang và Sơn La, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, việc trả lại công bằng cho học sinh, niềm tin cho xã hội là việc mà bộ phải làm. Bộ đã và sẽ làm với tinh thần quyết tâm cao nhất.