Tranh cãi về bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Hàng loạt trường hot nhưng có thứ hạng thấp

Đặng Chung |

Những ngày qua một số tổ chức trên thế giới đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học. Trong đó bảng xếp hạng của tổ chức UniRank gây nhiều tranh cãi, khi không ít trường được đánh giá cao ở trong nước nhưng lại có thứ hạng thấp và ngược lại.

Nhiều nghịch lý!

Tuần qua, hệ thống xếp hạng giáo dục đại học (ĐH) quốc tế UniRank đã công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tại Việt Nam năm 2018.

Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí đầu tiên, kế đến là các trường: ĐH Đà Nẵng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH FPT, ĐH Cần Thơ, ĐH Kinh tế TPHCM…

Ngay sau khi công bố, trên nhiều diễn đàn về giáo dục, sinh viên đã có ý kiến trái chiều về kết quả của bảng xếp hạng này. Thậm chí là tranh cãi gay gắt, vì hàng loạt trường được sinh viên đánh giá là có chất lượng tốt, uy tín ở trong nước, nhưng lại có thứ hạng thấp hơn nhiều trường ít tên tuổi khác.

 
 Bảng xếp hạng 67 trường đại học ở Việt Nam của UniRank gây nhiều tranh cãi.

“Theo bảng xếp hạng UniRank, Trường ĐH Y Dược TPHCM xếp hạng thứ 45, sau nhiều trường đại học tư thục như Lạc Hồng, Văn Lang, Hồng Bàng.

Hay Trường Đại học Dược Hà Nội xếp thứ 59, sau hàng loạt trường như Đại học Quy Nhơn, Đại học Tây Bắc...

Rồi Trường Đại học Bách Khoa TPHCM xếp hạng sau Trường Đại học Hutech. Thật không thể tin nổi, nếu không muốn nói là phi lý”- Quang Thắng (sinh viên Đại học Ngoại thương) chia sẻ.

Một giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng cũng chung bức xúc: “Trong khối giáo dục đại học chúng tôi, tôi cũng như nhiều giảng viên phản ứng rất nhiều khi đọc được bảng xếp hạng của UniRank, rất bất hợp lý. Các trường đại học nổi tiếng bao thời nay như ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Bách Khoa mà lại xếp hạng sau nhiều trường tư thục. Tôi hồ nghi về kết quả xếp hạng này”.

Chỉ dựa vào website, có tin cậy được không?

Về bảng xếp hạng của UniRank đang gây xôn xao dư luận, theo một số chuyên gia, việc tổ chức này thực hiện xếp hạng bằng cách tự thu thập số liệu từ Website của trường hoặc trên môi trường mạng cũng có giá trị nhất định. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin một chiều, khó thể hiện được chất lượng thật của các trường đại học.

Điều này khiến không ít người đặt câu hỏi bảng xếp hạng này có thực sự tin cậy?

Ngoài ra, trên website của Tổ chức UniRank cũng ghi rõ việc xếp hạng của họ không có tính học thuật, mà chỉ để xem độ nổi tiếng của web trường trên Internet, nên càng không thể khẳng định trường được tổ chức này xếp hạng cao là có chất lượng giáo dục tốt.

 
 Thời gian qua, nhiều tổ chức khác nhau đã công bố các bảng xếp hạng đại học. 

Theo PGS -TS Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam), trên thế giới có hàng loạt bảng xếp hạng khác nhau và không phải bảng xếp hạng nào cũng là tốt.

Hiện có 3 bảng xếp hạng được đánh giá là phổ biến và có uy tín là Time's Higher Education (TIME), Academic Ranking of World Universities (ĐH Giao thông Thượng Hải) và Quacquarelli Symonds (QS - Anh).

Về UniRank, PGS Nguyễn Phương Nga cho rằng bảng xếp hạng này khá mới, ít phổ biến hơn hoặc ít uy tín hơn nên không được nhiều người chú ý.

Vì hiện có hàng loạt bảng xếp hạng khác nhau và không phải bảng xếp hạng nào cũng là tốt, nên PGS Nga cho rằng kết quả xếp hạng chỉ là một kênh để tham khảo. Các trường không nên quá kỳ vọng vào nó mà bỏ quên việc đầu tư để nâng cao chất lượng.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

7 trường đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu Châu Á

Đặng Chung |

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu Châu Á. Theo đó, Việt Nam có 7 trường đại học “lọt” vào bảng xếp hạng này.

Công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam

Nguyễn Hà |

Hệ thống xếp hạng giáo dục đại học quốc tế UniRank vừa công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2018. 

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

7 trường đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu Châu Á

Đặng Chung |

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu Châu Á. Theo đó, Việt Nam có 7 trường đại học “lọt” vào bảng xếp hạng này.

Công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam

Nguyễn Hà |

Hệ thống xếp hạng giáo dục đại học quốc tế UniRank vừa công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2018.