Sinh viên ngại học ngoại ngữ, trường nghề đổi mới phương pháp đào tạo

LƯƠNG HẠNH |

Việc đào tạo ngoại ngữ với các sinh viên trường nghề hiện có những khó khăn nhất định, đòi hỏi sự đổi mới trong các giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.

Sinh viên ngại học ngoại ngữ

Ông Tô Xuân Giao - Phó Trưởng Văn phòng Thường trực - Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam - đánh giá, sau cơn bão về dịch bệnh COVIVD-19, sự ảnh hưởng của tài chính, công nghệ… thị trường lao động thay đổi nhanh chóng. Một số ngành nghề biến mất, một số ngành khác lại “sống khoẻ”, thu hút lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.

Tuy nhiên, tâm lý trở thành “người Nhà nước” khiến phụ huynh định hướng học sinh sau khi tốt nghiệp THPT phải vào đại học. Song, tình trạng sinh viên gặp khó khi tìm việc làm hoặc thất nghiệp sau khi ra trường lại xảy ra. Đa số sinh viên còn thiếu thực hành nghề nghiệp tại các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau khi tuyển dụng phải đào tạo, đào tạo lại.

Trong khi đó, sinh viên đã được đào tạo nghề không rơi cảnh thất nghiệp, tỉ lệ sinh viên trường nghề có việc cao hơn sinh viên tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, sinh viên tại các trường nghề thường yếu về ngoại ngữ. Môn học này luôn là rào cản khiến sinh viên tốt nghiệp trường nghề có được công việc tốt, mức lương cao hơn.

Chất lượng ngoại ngữ đầu vào của sinh viên trường nghề còn thấp, theo đánh giá của ông Trần Thanh Hải - Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Viễn Đông (TP Hồ Chí Minh). Ông Hải cho rằng, ngoại ngữ không phải là môn học thách đố, cần sự thông minh mà đòi hỏi người học phải kiên trì, cộng với thiết bị học tốt, môi trường phù hợp.

Theo ông Hải, năm học 2022-2023, trường này đón khoảng 2.000 sinh viên nhập học; trong đó có khoảng 30 sinh viên theo dạng du học nghề. Ngoại ngữ cũng chính là một trong những vấn đề khiến sinh viên ít chọn xuất khẩu lao động hoặc du học nghề.

Đa dạng hoá các hình thức giảng dạy

Ông Trần Thanh Hải cho biết, hiện nay, trường đang áp dụng nhiều phương pháp giải dạy phù hợp nhằm cải thiện tình trạng sinh viên yếu kém ngoại ngữ. Điển hình là phương pháp sắp xếp sinh viên học theo trình độ, không theo lớp học. Tuy khối lượng công việc của cán bộ phòng đào tạo tăng lên rất cao, lịch giảng dạy của giảng viên và lịch học của sinh viên trong trường bị xáo trộn; song, giải pháp này giúp cho việc đào tạo ngoại ngữ tại trường khả quan hơn.

“Lãnh đạo nhà trường phải kiên trì, chúng tôi dạy ngoại ngữ theo trình độ, không dạy theo lớp nghề. Có thể sinh viên chọn học cơ khí, nhà hàng khách sạn, kế toán… nhưng nếu các em cùng trình độ ngoại ngữ A1 thì các em được học chung một lớp về ngoại ngữ” - ông Hải cho biết.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ ngoại ngữ trong trường cũng rất quan trọng. Thậm chí, trường đã cung cấp phí hoạt động cho giáo viên, chủ tịch câu lạc bộ trong trường, tạo các trò chơi hữu ích, tăng cường vốn từ của sinh viên. Một giải pháp khác được vị hiệu trưởng đề ra là sử dụng toàn bộ bảng tên, thông báo dành cho sinh viên trong trường hoàn toàn bằng ngoại ngữ.

Còn tại Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, ông Trần Xuân Ngọc - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, đã thành lập Trung tâm Ngôn ngữ và đào tạo quốc tế với chức năng là cầu nối đào tạo ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên học nghề. Học sinh, sinh viên học nghề ngay từ đầu đã được định hướng cơ hội việc làm trong nước hay lao động ở nước ngoài. Riêng với mô hình học tiếng Đức tập trung vào phát triển khả năng giao tiếp chủ đề, từ cơ bản đến chuyên sâu.

“Sinh viên được tiếp xúc với môi trường học tập thực hành, tạo điều kiện để tự tin sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống giao tiếp hàng ngày cũng như trong các bài thuyết trình và thảo luận chuyên môn. Đặc biệt là áp dụng mô hình Homestay trong đào tạo ngoại ngữ, sống cùng người bản địa” - ông Ngọc thông tin.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Xúc động người mẹ kiên trì dạy con bị bại não thành người thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ

DI PY |

Tại chương trình "Đời rất đẹp" 2023 với chủ đề "Những bà mẹ siêu nhân", kể về câu chuyện hành trình làm mẹ đầy gian nan của chị Nguyễn Kim Ngọc. Sau khi kết hôn và có con trai đầu lòng, hai vợ chồng chị Ngọc vô cùng đau xót khi phát hiện con trai 6 tháng tuổi của mình bị bại não.

Nghiên cứu triển khai phong trào thi đua học ngoại ngữ, bảo vệ môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các cơ quan liên quan nghiên cứu, phát động, triển khai một số phong trào thi đua về học ngoại ngữ, học tin học, bảo vệ môi trường…, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển.

Sinh viên trường nghề khá chuyên môn nhưng yếu ngoại ngữ

LƯƠNG HẠNH |

Thực trạng này được nêu ra tại Hội thảo “Di cư lao động châu Âu và Cơ hội cho lao động Việt Nam” do Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội, Công ty Cổ phần GHW Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 8.8.

Vụ "đê trăm tỉ làm khổ dân" ở Phú Thọ: Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Tô Công |

Phú Thọ - Đã 12 năm sau khi di dời để làm dự án đê trăm tỉ, người dân xã Điêu Lương vẫn chưa thể tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Bổ sung 5 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng Công an nhân dân

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất bổ sung 5 vị trí có cấp bậc hàm cao nhất là Thiếu tướng Công an nhân dân, có hiệu lực từ ngày 15.8.2023

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Những bước ngoặt trong cuộc đua vô địch giữa đội Công an Hà Nội và Hà Nội FC

MINH PHONG |

Cuộc đua vô địch V.League 2023 chỉ còn lại Công an Hà Nội và Hà Nội FC.

Xúc động người mẹ kiên trì dạy con bị bại não thành người thạo vi tính, giỏi ngoại ngữ

DI PY |

Tại chương trình "Đời rất đẹp" 2023 với chủ đề "Những bà mẹ siêu nhân", kể về câu chuyện hành trình làm mẹ đầy gian nan của chị Nguyễn Kim Ngọc. Sau khi kết hôn và có con trai đầu lòng, hai vợ chồng chị Ngọc vô cùng đau xót khi phát hiện con trai 6 tháng tuổi của mình bị bại não.

Nghiên cứu triển khai phong trào thi đua học ngoại ngữ, bảo vệ môi trường

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý các cơ quan liên quan nghiên cứu, phát động, triển khai một số phong trào thi đua về học ngoại ngữ, học tin học, bảo vệ môi trường…, đáp ứng yêu cầu, xu thế phát triển.

Sinh viên trường nghề khá chuyên môn nhưng yếu ngoại ngữ

LƯƠNG HẠNH |

Thực trạng này được nêu ra tại Hội thảo “Di cư lao động châu Âu và Cơ hội cho lao động Việt Nam” do Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Điện tử Điện lạnh Hà Nội, Công ty Cổ phần GHW Hà Nội phối hợp tổ chức sáng 8.8.