Nhiều sinh viên có xu hướng lựa chọn học đại học ở địa phương

TRÀ MY |

Sinh viên cho rằng học đại học tại địa phương sẽ giúp tiết kiệm chi phí học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Hài lòng với sự lựa chọn của mình

Là học sinh lớp 12, thay vì đổ xô lên các thành phố lớn, tham gia ứng tuyển vào các trường nổi tiếng, em Ngô Ánh Nguyệt - hiện là sinh viên năm hai, Trường Đại học Hải Phòng lại lựa chọn một ngôi trường tại địa phương để theo học.

Ánh Nguyệt cho biết thêm, ban đầu, em cảm thấy khá ngại ngùng khi không chọn học xa nhà như các bạn nhưng thời gian đã thay đổi suy nghĩ này.

"Em cảm thấy chạnh lòng khi mọi người thường cho rằng học trường địa phương sẽ không có tương lai. Nhưng khi trực tiếp học và trải nghiệm môi trường giáo dục tại trường, em vui với lựa chọn của chính mình. Ngành học của em có chất lượng đào tạo rất tốt, đội ngũ giảng viên nhà trường có chuyên môn rất cao. Hơn hết, vừa đi học lại vẫn được ăn cơm mẹ nấu mỗi ngày là điều hạnh phúc nhất với em" - Nguyệt bày tỏ.

Tương tự như Ánh Nguyệt, em Trần Thu Hiền - sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, Trường Đại học Hạ Long (Quảng Ninh) - cho biết, bản thân chưa từng hối hận khi lựa chọn học đại học tại đại phương.

"Em đã từng là sinh viên học một năm tại Hà Nội nhưng sau đó, em quyết định trở về quê học ngành mình yêu thích. Năm nay là sinh viên năm cuối của trường, em nhận thấy, học trường địa phương sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền học phí, đồng thời, ngôi trường trong tỉnh gần nhà đã tạo thuận tiện cho em trong việc đi lại" - Thu Hiền kể lại.

Cần phát huy hơn nữa thế mạnh các trường địa phương

Đánh giá về vai trò của các trường học địa phương hiện nay, TS Đặng Văn Định - Trưởng ban Nghiên cứu và Phân tích chính sách - Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, vai trò của các trường đại học địa phương vô cùng quan trọng, phản ánh đúng chủ trương phân tầng giáo dục đại học Việt Nam.

Tuy nhiên, theo TS Đặng Văn Định, một số trường thiếu sự quan tâm và chưa được đầu tư tương xứng. Do đó, cần có sự đặc biệt quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo sư phạm của các trường đại học địa phương.

Đồng tình với góc nhìn của TS Đặng Văn Định, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - cho rằng, trường đại học địa phương đã và đang tạo nhiều cơ hội cho các thí sinh được tiếp cận với giáo dục đại học. Song, cần tăng cường nguồn lực để phát huy các thế mạnh của mô hình đào tạo trường đại học địa phương.

"Thay vì học tại các thành phố lớn, một số học sinh có xu hướng lựa chọn học tại các trường địa phương vì giúp các em giảm bớt chi phí học tập, tiết kiệm tối đa các khoản phí sinh hoạt, đi lại... Các trường học địa phương hoạt động theo phương thức đào tạo gắn liền với nhu cầu học tập đa dạng của cộng đồng.

Thấu hiểu vai trò quan trọng của trường học địa phương, tôi cho rằng các địa phương cần chú trọng đầu tư, tăng cường nguồn lực, tạo ra những chính sách hấp dẫn nhằm thu hút sinh viên, đồng thời quan tâm tới vai trò của đội ngũ giảng viên" - TS Lê Viết Khuyến bày tỏ.

TRÀ MY
TIN LIÊN QUAN

1,4 tỉ đồng ủng hộ Quỹ đồng hành cùng học sinh, sinh viên vùng khó

Vân Hà |

Tối 12.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Quỹ đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó khăn.

Cơ hội việc làm rộng mở của sinh viên ngành dệt may, da giày

Vân Trang |

Theo các chuyên gia tuyển dụng, cơ hội việc làm ngành dệt may, da giày hiện nay rất lớn.

Sở hữu 2 văn bằng đại học có tăng thêm cơ hội việc làm cho sinh viên?

TRÀ MY |

Sinh viên lựa chọn học 2 bằng đại học cùng lúc với mong muốn có cơ hội việc làm tốt hơn sau khi ra trường.

Biển số ngũ quý 4 siêu khủng sẽ có trong phiên đấu giá biển số ngày 15.1

Hải Danh |

Đấu giá biển số: Trong ngày 15.1, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 7.000 biển số trong 10 khung giờ. Trong phiên đấu giá lần này, xuất hiện hàng loạt biển số siêu khủng như: 14A-861.88; 30L-111.19; 38A-598.88; 60K-444.44;...

Hiện trường vụ cháy khiến 4 người thiệt mạng ở phố cổ Hà Nội

Tô Thế |

Vụ cháy sáng nay (15.1) trên phố Hàng Lược (Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến 4 nạn nhân tử vong. Hiện trường vụ hỏa hoan đã được phong tỏa phục vụ công tác điều tra.

Truy tố người mẫu Ngọc Trinh tội Gây rối trật tự công cộng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 15.11, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng, truy tố Trần Thị Ngọc Trinh (35 tuổi, người mẫu, diễn viên, quê Trà Vinh) và Trần Xuân Đông (37 tuổi, ngụ Quận 7, TPHCM) về tội "Gây rối trật tự công cộng". Riêng bị can Trần Xuân Đông bị truy tố thêm tội 'Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức'.

Con đường tử thần ở Hà Nội sắp được chi gần 3.400 tỉ đồng mở rộng

HỮU CHÁNH |

Đường 70 đoạn qua quận Nam Từ Liêm thường xuyên ùn tắc, tai nạn giao thông sẽ được Hà Nội chi gần 3.400 tỉ đồng mở rộng trong giai đoạn 2022 - 2027.

Áp dụng cách tiêu tiền không hoang phí của các tỉ phú trong thời buổi suy thoái kinh tế

Anh Trang |

Trong thời buổi suy thoái kinh tế hay gần hơn là dịp giáp Tết, việc sử dụng tài chính không hoang phí luôn được cân nhắc. Và thói quen tiêu dùng của các tỉ phú là bài học được nhiều người lĩnh ngộ.

1,4 tỉ đồng ủng hộ Quỹ đồng hành cùng học sinh, sinh viên vùng khó

Vân Hà |

Tối 12.1, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ ra mắt Quỹ đồng hành học sinh, sinh viên vùng khó khăn.

Cơ hội việc làm rộng mở của sinh viên ngành dệt may, da giày

Vân Trang |

Theo các chuyên gia tuyển dụng, cơ hội việc làm ngành dệt may, da giày hiện nay rất lớn.

Sở hữu 2 văn bằng đại học có tăng thêm cơ hội việc làm cho sinh viên?

TRÀ MY |

Sinh viên lựa chọn học 2 bằng đại học cùng lúc với mong muốn có cơ hội việc làm tốt hơn sau khi ra trường.