Học sinh xuất sắc “nhất loạt” dồn về ngành Y: Lo nhiều hơn vui

QUANG ĐẠI |

Vài năm trở lại đây, hầu hết các học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y – Dược, đẩy điểm chuẩn ngành này lên cao đến mức “chót vót”. Vậy, thực chất của xu hướng này là gì, hệ quả của nó ra sao?

 

Sau mỗi kỳ tuyển sinh, báo chí đưa tin đậm nét về các thủ khoa, các học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia, những tấm gương vượt khó học giỏi. Theo dõi mảng này, chúng tôi nhận thấy có một xu hướng, “trào lưu” chung, đó là hầu hết các em học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y- Dược.

Vì vậy, điểm chuẩn của ngành Y, ĐH Y Hà Nội, bị đẩy cao đến mức “không tưởng”. 3 năm gần đây, điểm chuẩn ngành Bác sỹ Đa khoa của trường này đều từ 27 điểm trở lên.

Các em cho biết lý do chọn là đam mê, truyền thống gia đình, khát vọng trở thành bác sỹ cứu người…Những điều đó đúng và rất tốt. Ngành Y, bao giờ cũng cần những học sinh xuất sắc, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù.

Tuy nhiên, nếu như hầu hết các học sinh xuất sắc đều lựa chọn ngành Y, thì không phải là điều bình thường và gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Số lượng học sinh xuất sắc bao giờ cũng hữu hạn. Nếu tất cả đổ dồn về ngành Y, thì các ngành khác sẽ ra sao.

Bên cạnh nhiệm vụ chữa bệnh cứu người, xã hội muốn phát triển cần có khoa học công nghệ, các phát minh, sáng chế mới, các cải tiến kỹ thuật. Đây là lĩnh vực mà chúng ta đang rất yếu.

Nông nghiệp, cần những nghiên cứu khoa học để lai tạo giống, chế tạo phân bón, thuốc trừ sâu, nâng cao chất lượng, sản lượng.

Ngành giáo dục, rất cần những giáo viên xuất sắc, để đào tạo thế hệ tương lai. Mấy năm gần đây, điều đáng buồn là đầu vào ngành sư phạm càng giảm sút, nhiều trường điểm tuyển sinh chỉ xấp xỉ điểm sàn. Số lượng thí sinh đăng ký cũng ngày càng giảm, nhiều khoa, ngành tuyển không đủ chỉ tiêu.

Các ngành khoa học xã hội, nhân văn… cũng rất cần những chuyên gia giỏi.

Đất nước muốn giàu mạnh thì phải có nền sản xuất phát triển, trên nền tảng khoa học công nghệ phát triển.

Nhân lực ngành Y, cũng không phải nhu cầu vô tận, mà đến lúc sẽ bảo hòa. Trước đây ngành sư phạm đào tạo ồ ạt không có kế hoạch, quy hoạch, đến nay có hàng vạn cử nhân, thạc sỹ ngành này thất nghiệp. Đã đến lúc ngành Y tế cần có quy hoạch, kế hoạch về nhu cầu nhân lực để điều chỉnh kế hoạch đào tạo, đừng để “nước đến chân mới nhảy”.

Nếu xu hướng “đam mê” ngành Y – Dược không thay đổi, thì sẽ đưa lại rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Nguyên nhân của xu hướng trên, không khó để giải thích, là do hiện tượng đào tạo không phù hợp với nhu cầu xã hội. Các trường ĐH mở ra quá nhiều, đua nhau tuyển sinh, cấp bằng rồi đẩy ra xã hội, phó mặc cho các sinh viên tự kiếm việc làm.

Dẫn đến tình trạng hàng vạn thạc sỹ, cử nhân thất nghiệp. Đến mức, vừa qua có ý kiến nhà nước chi hàng nghìn tỷ đồng để xuất khẩu lao động lực lượng này.

Bên cạnh khối quân đội, công an, ngành Y (bậc Đại học) hiện nay cơ bản không lo khâu việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong đó, các chuyên ngành như Bác sỹ đa khoa, Răng Hàm Mặt… có công việc, thu nhập tốt, luôn là lựa chọn hàng đầu của học sinh.

Cũng là Y, nhưng các khoa liên quan đến lây nhiễm, y học cổ truyền, pháp y… thì lại bị lạnh nhạt.

Trong khi đó, học sư phạm, kế toán, các ngành khoa học xã hội… thì hầu hết rơi vào con đường thất nghiệp.

Xu hướng lựa chọn ngành nghề theo tiêu chí bảo đảm việc làm, thu nhập sau khi ra trường là tất yếu. Vì vậy, cần có quy hoạch tổng thể, các chương trình, đề án để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo đại học, gắn đào tạo với sử dụng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

 

QUANG ĐẠI
TIN LIÊN QUAN

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Công việc thời vụ kiếm tiền triệu/ngày cận Tết

ANH THƯ |

Cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng lên. Kéo theo đó, nhiều công việc thời vụ nở rộ, người lao động có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.