Đi làm 9 năm, giáo viên lương 6 triệu/tháng hồi hộp chờ cải cách tiền lương

Anh Đức |

Ra trường và đi làm hơn 9 năm, mức lương của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hạnh (30 tuổi, Đắk Lắk) - giáo viên tiểu học tại tỉnh, vẫn là 6 triệu đồng/tháng. Với cô Hạnh, mức lương này chưa đủ để cô vun vén gia đình nhỏ.

Vì lương không đủ sống, nên cô giáo Hạnh tìm thêm nghề phụ tay trái, hàng ngày ngoài dồn hết tâm huyết trên bục giảng, cô Hạnh tranh thủ bán hàng online.

"Làm thêm công việc bán hàng online, mỗi tháng tôi kiếm thêm được khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, vừa phải đi dạy, vừa đi làm thêm, nên tôi không có nhiều thời gian cho gia đình. Ngày nào cũng sức cùng lực kiệt" - cô Hạnh chia sẻ.

Vì lẽ đó nên khi nghe chính sách cải cách tiền lương từ 1.7.2024 chính thức được thông qua, cô Hạnh không giấu nổi niềm vui mà chia sẻ: "Tăng lương là mong muốn bấy lâu nay của tôi và các đồng nghiệp. Tôi hy vọng, qua đợt cải cách tiền lương này, chúng tôi có thể yên tâm công tác, sống được bằng lương."

Được biết, trong đợt cải cách tiền lương từ 1.7.2024, phụ cấp thâm niên của nhà giáo sẽ được bãi bỏ, nên khoảng cách về tiền lương giữa các giáo viên trẻ và giáo viên “già” có sự thay đổi. Lương của đội ngũ nhà giáo trẻ sẽ tăng lên đáng kể.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề bỏ phụ cấp thâm niên, cô Hạnh cho biết: “Tôi thấy rằng, việc bỏ phụ cấp thâm niên là sự thay đổi tích cực. Bởi lẽ, những giáo viên trẻ như tôi và các giáo viên công tác lâu năm đều có cùng một khối lượng công việc, chịu áp lực như nhau. Việc giáo viên làm lâu năm được hưởng thâm niên và có lương cao hơn chúng tôi như trước đây là không phù hợp”.

Trái lại với những mong ngóng của cô Thu Hạnh, khi nghe đến thông tin bỏ phụ cấp thâm niên, nhiều thầy cô công tác lâu năm trong ngành giáo dục lại băn khoăn.

Cô Trần Thị Hiệp (giáo viên THPT tại TP Buôn Ma Thuột) đã gắn bó với nghề giáo 16 năm chia sẻ: “Chúng tôi, những người đã cống hiến cho ngành giáo dục hàng chục năm, phải chịu những tổn hại về sức khỏe rất lớn. Tôi thường mắc phải các bệnh về phổi, bị giãn thanh quản, giọng nói bị ảnh hưởng".

Chia sẻ với phóng viên, cô Hiệp cũng thẳng thắn cho biết: "Công bằng chỉ có khi mọi người thực sự bỏ công sức và hiệu quả công việc như nhau, nhưng thật khó để đánh giá chính xác điều này".

Cùng chung quan điểm với cô Hiệp, cô Từ Thị Hồng Hạnh (giáo viên trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, tỉnh Đăk Lăk), đã công tác được 21 năm trong ngành giáo dục cho biết, phụ cấp thâm niên là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự cống hiến của cá nhân các giáo viên đối với ngành giáo dục.

Cô Từ Thị Hồng Hạnh - giáo viên giáo viên trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: NVCC.
Cô Từ Thị Hồng Hạnh - giáo viên giáo viên trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng tỉnh Đăk Lăk. Ảnh: NVCC.

Cô Hồng Hạnh cũng chia sẻ những khó khăn của các thầy cô giáo công tác tại hệ thống các trường Dân tộc nội trú. Bên cạnh những thiếu thốn về cơ sở vật chất, các thầy cô còn phải “vừa dạy vừa nuôi học sinh”. Các thầy cô, ngoài việc giảng dạy trên lớp, vẫn luôn tận tình quan tâm, lo cho các em từng bữa ăn giấc ngủ.

Với những khó khăn như thế, cô Hạnh bày tỏ việc có thêm phụ cấp thâm niên giúp cho đội ngũ nhà giáo tại các trường Dân tộc nội trú trên cả nước yên tâm công tác.

Anh Đức
TIN LIÊN QUAN

Tăng lương, tăng phụ cấp để giữ chân giáo viên ở lại với nghề

Trà My |

Lương giáo viên không đủ sống, không ít giáo viên phải làm thêm nghề tay trái, hay thậm chí có những giáo viên phải rời ngành chuyển nghề. Vì vậy, nhiều giáo viên mong muốn tiền lương được cải thiện hơn.

Đau buồn vì suy nghĩ "20.11 là ngày bội thu của giáo viên"

Cô Vũ Thùy Liên - giáo viên môn Toán, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn) |

Nhắc tới giáo viên chúng ta luôn nghe những điều vô cùng ấm áp và cao cả. Thế nhưng, chỉ những người lái đò mới hiểu cái giá chúng tôi đang trả và được trả cho nghề của mình.

Cái tát và ánh mắt sợ sệt của học trò khiến thầy giáo ân hận suốt 29 năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Tôi đã từng tát vào đầu học sinh. Ánh mắt sợ sệt của học sinh năm đó luôn đeo bám, nhắc nhở tôi, cần giáo dục học sinh bằng cả trái tim.

Thanh tra đột xuất Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Quảng Nam

Hoàng Bin |

Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) tỉnh.

Tìm thấy người phụ nữ đi lạc, phải ngủ trên cây trong rừng suốt 4 ngày ở Kon Tum

THANH TUẤN |

Lực lượng chức năng cùng người dân đã khoanh vùng tìm kiếm người phụ nữ mất tích. Do địa bàn có mưa lớn khiến nhiều nơi bị chia cắt nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Hiện trạng phố đi bộ Trịnh Công Sơn trước khi chuyển thành không gian văn hóa

Ngọc Thùy |

Giữa năm 2018, phố đi bộ Trịnh Công Sơn (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được khai trương. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, quận Tây Hồ đã đề xuất chuyển đổi thành không gian văn hóa sáng tạo, biến khu vực này trở thành nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

Bị cáo Hiệp "khùng" trong vụ cháy nhà trọ gần Viện Nhi được giảm án

Việt Dũng |

Hà Nội - Bị cáo Nguyễn Thế Hiệp (thường gọi Hiệp "Khùng") kêu oan trong vụ cháy dãy nhà trọ gần Viện Nhi Trung ương đã được cấp phúc thẩm giảm án.

Quân "idol" bị khởi tố thêm 4 tội danh, trong đó có liên quan đến ma túy

MAI DUNG |

Quá trình điều tra, mở rộng vụ án, Công an tỉnh Quảng Trị khởi tố thêm các tội danh đối với Nguyễn Quốc Quân (biệt danh Quân "Idol"), trong đó có liên quan đến ma túy.

Tăng lương, tăng phụ cấp để giữ chân giáo viên ở lại với nghề

Trà My |

Lương giáo viên không đủ sống, không ít giáo viên phải làm thêm nghề tay trái, hay thậm chí có những giáo viên phải rời ngành chuyển nghề. Vì vậy, nhiều giáo viên mong muốn tiền lương được cải thiện hơn.

Đau buồn vì suy nghĩ "20.11 là ngày bội thu của giáo viên"

Cô Vũ Thùy Liên - giáo viên môn Toán, Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn) |

Nhắc tới giáo viên chúng ta luôn nghe những điều vô cùng ấm áp và cao cả. Thế nhưng, chỉ những người lái đò mới hiểu cái giá chúng tôi đang trả và được trả cho nghề của mình.

Cái tát và ánh mắt sợ sệt của học trò khiến thầy giáo ân hận suốt 29 năm

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà |

Tôi đã từng tát vào đầu học sinh. Ánh mắt sợ sệt của học sinh năm đó luôn đeo bám, nhắc nhở tôi, cần giáo dục học sinh bằng cả trái tim.