Liên hoan kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018: Xóa nghi ngờ tiêu cực và những “cơn mưa giải thưởng”

MINH THI |

Có 22 đơn vị đăng ký gần 30 tác phẩm tham gia Liên hoan Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018 và điều chờ đợi nhất là sân chơi dành cho các sân khấu, nhà hát kịch này là phải chấm dứt những nghi ngờ tiêu cực trong việc chấm giải cũng như những “cơn mưa huy chương”...

Nhiều điểm mở ở liên hoan

Theo Ban tổ chức, quy chế Liên hoan Sân khấu Kịch nói toàn quốc 2018 (diễn ra tại Nhà hát Quân đội - TP.Hồ Chí Minh từ 11.4 đến 26.4) có nhiều điểm mở như không hạn chế về đề tài với vở diễn, không hạn chế số lượng vở tham gia cho các thành phần sáng tạo như tác giả, đạo diễn… Hơn nữa, số lượng đơn vị sân khấu xã hội hóa đông vượt trội (chiếm 2/3) là một điểm đáng mừng, trong đó có những sân khấu mới.

Quy chế chấp nhận các đơn vị có thời gian hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật kịch nói từ 12 tháng trở lên nên đã có những đơn vị mới được thành lập đăng ký tham gia như Sân khấu kịch Minh Nhí, sân khấu Buffalo, sân khấu Trịnh Kim Chi, Công ty TNHH Sân khấu Điện ảnh Gia đình… Tuy nhiên, vì chưa đủ thâm niên thành lập nên sân khấu kịch Quốc Thảo không được tham gia, cho dù theo đạo diễn đúng ra được tách từ sân khấu Minh Nhí đã đủ thời gian để dự thi.

Một số đoàn được tham gia hai vở như: Nhà hát Kịch Việt Nam với “Kiều”, “Bão tố Trường Sơn”; Nhà hát Tuổi Trẻ với “Nhà Ô sin”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”; Nhà hát Kịch Hà Nội với “Vùng lạnh”, “Mảnh đất lắm người nhiều ma”.

Trong danh sách của BTC, có thể thấy những tên tuổi luôn gắn với các liên hoan và “mát tay” dàn dựng hoặc viết kịch bản cho các đoàn như đạo diễn, NSND Lê Hùng (5 vở), NSƯT Trần Minh Ngọc (4 vở), tác giả Chu Thơm (3 vở), tác giả Nguyễn Đăng Chương (2 vở)… Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều tác giả, đạo diễn trẻ và mới, phần nhiều ở các sân khấu mới được thành lập ở phía Nam.

Cần chấm dứt tình trạng “mưa giải thưởng và huy chương”

Theo NSƯT Hồng Vân, sân khấu Kịch Phú Nhuận tham gia hai vở là “Châu về hợp phố” và “Đàn bà dễ có mấy tay”. Trong đó, “Châu về hợp phố” là tác phẩm được Liên hiệp các Hội Văn hóa - Nghệ thuật TPHCM đầu tư, hưởng ứng cuộc vận động sáng tác các tác phẩm VHNT kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Dù là đề tài cách mạng song “Châu về hợp phố” vẫn ăn khách và có doanh thu cao.

Nhà hát kịch TPHCM có vở “Hẻm nhỏ Sài Gòn” (Vương Huyền Cơ - Trần Ngọc Giàu) dự thi. Nhà hát kịch sân khấu nhỏ góp mặt với “Gương mặt kẻ khác” còn sân khấu Thế giới trẻ dựng vở mới đề tài về ngư dân, lòng dũng cảm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Vì 3 năm mới có một liên hoan nên sân khấu này muốn chứng tỏ vị thế, tiếng nói riêng của mình chứ không đưa vở cũ có doanh thu tốt đi dự liên hoan.

Riêng hai sân khấu gạo cội là Idecaf và kịch Hoàng Thế Thanh năm nay không tham gia liên hoan, dù là hai đơn vị có những vở diễn chất lượng và có khả năng đoạt giải cao. Lý do mà ông Huỳnh Anh Tuấn - Giám đốc Cty Thái Dương, sân khấu Idecaf - đưa ra là bên cạnh quy định ở liên hoan giới hạn từ 90-120 phút trong khi các tác phẩm ở sân khấu Hoàng Thái Thanh thường kéo dài 150 phút, vấn đề nằm ở sự thiếu tôn trọng và cả tính chất sân chơi này. Ông Tuấn cho rằng Bộ VHTTDL hoặc Cục Nghệ thuật biểu diễn nên có những buổi hội thảo, gặp gỡ và trao đổi để nhìn nhận thẳng thắn về những nghi ngờ về sự thiếu công bằng ở các cuộc liên hoan. Quan trọng nhất là làm sao để chấm dứt tình trạng “mưa giải thưởng”, “mưa huy chương”, đặc biệt giải tỏa những hoài nghi về tiêu cực trong cách chấm giải.

Hơn thế nữa, một số đề tài được khuyến khích và ưu tiên tại liên hoan hơi bị nặng về tuyên truyền nên không phải sân khấu nào cũng hào hứng nhập cuộc. Vậy nên cần có những tọa đàm, hội thảo đánh giá đúng các vở diễn dưới góc nhìn nghệ thuật hơn là minh họa những quan điểm, thông điệp BTC truyền đi. Và quan trọng là các giải thưởng cũng nên chắt lọc và công bằng, còn nếu không liên hoan năm nào cũng “đến hẹn lại lên” thì mất đi tính chất, ý nghĩa cùng giá trị ban đầu…

MINH THI
TIN LIÊN QUAN

Phim, kịch tết chỉ đủ sức cầm chân khán giả

M.T |

Dịp tết năm nay, các rạp đều ưu ái phim Việt, khi các phim ngoại không có gì nổi bật.

Mùa kịch tết lượng ít, chất nhiều

MINH THI |

Hơn 15 vở kịch mới trong dịp Tết Nguyên đán cũng đã là nỗ lực của các sân khấu TPHCM, vì trong thời buổi khó khăn, kéo được khán giả đến rạp đã là “mừng rớt nước mắt”.

Xúc động với thông điệp về gia đình trong phim “Ở đây có nắng”

M.T |

“Ở đây có nắng” là phim của đạo diễn trẻ Đỗ Nam, biên kịch Việt Linh. Phim khép lại nhiều, khán giả đã rơi nước mắt vì xúc động trước câu chuyện về tình cha con và sự nối kết tình thân dưới môt góc nhìn khác.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Phim, kịch tết chỉ đủ sức cầm chân khán giả

M.T |

Dịp tết năm nay, các rạp đều ưu ái phim Việt, khi các phim ngoại không có gì nổi bật.

Mùa kịch tết lượng ít, chất nhiều

MINH THI |

Hơn 15 vở kịch mới trong dịp Tết Nguyên đán cũng đã là nỗ lực của các sân khấu TPHCM, vì trong thời buổi khó khăn, kéo được khán giả đến rạp đã là “mừng rớt nước mắt”.

Xúc động với thông điệp về gia đình trong phim “Ở đây có nắng”

M.T |

“Ở đây có nắng” là phim của đạo diễn trẻ Đỗ Nam, biên kịch Việt Linh. Phim khép lại nhiều, khán giả đã rơi nước mắt vì xúc động trước câu chuyện về tình cha con và sự nối kết tình thân dưới môt góc nhìn khác.