Làm gì để hiện thực hóa mục tiêu 6.000MW điện gió ngoài khơi?

Cường Ngô (ghi) |

Trong cuộc phỏng vấn với Báo Lao Động sau sự kiện Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, ngày 17.4, ông Mark Hutchinson - Chủ tịch Nhóm công tác Đông Nam Á của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết, vẫn cần có các hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ chi tiết hơn để Việt Nam có thể khai thác tối đa tiềm năng điện gió ngoài khơi.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vừa được Chính phủ phê duyệt, ban hành có những điểm gì đáng chú ý, thưa ông?

- Điểm đáng chú ý trong kế hoạch thực hiện này là phân bổ công suất nguồn điện gió ngoài khơi theo vùng, thông tin quan trọng để quy hoạch và phát triển dự án một cách hiệu quả.

Với phân bổ 2.500MW cho khu vực Bắc Bộ, 500MW cho khu vực Trung Trung Bộ, 2.000MW cho Nam Trung Bộ và 1.000MW cho Nam Bộ, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cung cấp một lộ trình tương đối rõ ràng cho phát triển điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.

Hơn nữa, việc thành lập hai trung tâm công nghiệp và dịch vụ năng lượng tái tạo, tập trung hỗ trợ ngành điện gió ngoài khơi là một cách tiếp cận chủ động để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi.

Những trung tâm này có thể trở thành trung tâm nghiên cứu, đổi mới và hợp tác, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cao khả năng của chuỗi cung ứng nội địa trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Dù vậy, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vẫn cần có các hướng dẫn và cơ chế hỗ trợ chi tiết hơn để có thể khai thác tối đa tiềm năng của nguồn năng lượng tái tạo này tại Việt Nam.

Ông Mark Hutchinson, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC)
Ông Mark Hutchinson - Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu. Ảnh: GWEC

Theo ông, rào cản lớn nhất hiện nay đối với sự phát triển điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là gì?

Thứ nhất, Quy hoạch không gian biển và Nghị định số 11 liên quan đến giao khu vực biển là tài liệu quan trọng trong việc phân bổ khu vực phù hợp để phát triển dự án điện gió ngoài khơi.

Nếu không có hướng dẫn rõ ràng từ quy hoạch không gian biển, các đơn vị phát triển dự án không thể xác định rõ vị trí xây dựng dự án. Do đó, không thể tiến hành khảo sát về điều kiện gió, môi trường và các khảo sát cần thiết khác (thường kéo dài 2 năm), từ đó gây trở ngại cho tiến triển của các dự án điện gió ngoài khơi.

Thứ hai, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành là yếu tố vô cùng quan trọng, đảm bảo sự nhất quán giữa các bộ, ngành khác nhau liên quan đến quá trình phát triển điện gió ngoài khơi.

Thứ ba, cần triển khai các dự án thí điểm để chứng minh tính khả thi và hiệu quả của nguồn năng lượng tái tạo này trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Thứ tư, việc xây dựng Hợp đồng Mua bán điện (PPA) phù hợp là cần thiết nhằm đảm bảo sự minh bạch và chắc chắn cho cả nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Một hợp đồng mua bán điện rõ ràng sẽ đảm bảo nguồn thu dài hạn cho dự án và giảm thiểu rủi ro đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Cuối cùng, cần thiết kế cơ chế đấu giá hiệu quả nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành điện gió ngoài khơi. Một cơ chế đấu giá hiệu quả sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tham gia và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện gió ngoài khơi.

Trong số những rào cản nêu trên, Quy hoạch không gian biển là vấn đề đặc biệt cấp bách trong năm 2024.

Từ khi ban hành Quy hoạch điện VIII cho đến nay, các chính sách cụ thể cho ngành điện gió ngoài khơi vẫn tiếp tục cần được bổ sung và hoàn thiện, xin ông cho biết kinh nghiệm quốc tế trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho điện gió ngoài khơi, thưa ông?

Thực tiễn triển khai, chúng tôi thấy rằng, mỗi quốc gia sẽ có khung pháp lý khác nhau trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi, không quốc gia nào giống quốc gia nào.

Những nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi rất cần một khung pháp lý hiệu quả trong đó phân bổ rủi ro một cách hợp lý, các hợp đồng mua bán điện cần được thiết kế phù hợp để dự án có thể tiếp cận nguồn tín dụng quốc tế, và cần có những cơ chế rõ ràng hơn về việc khu vực biển nào được phân bổ cho nhà phát triển nào.

Tôi lấy ví dụ, ở Philipines, một "hợp đồng dịch vụ" cho một khu vực biển nhất định sẽ được trao cho một nhà phát triển dự án, cho phép nhà phát triển sử dụng độc quyền khu vực biển đó trong một khoảng thời gian nhất định để phát triển dự án điện gió ngoài khơi. Nếu đơn vị đó không phát triển dự án và thực hiện các hoạt động như đã đề xuất, họ bắt buộc phải trả lại vùng biển đó cho Chính phủ.

Hàn Quốc cũng có một quy trình tương tự, "giấy phép kinh doanh điện" được trao độc quyền cho các nhà phát triển. Tương tự, các nhà phát triển có một khoảng thời gian cụ thể để phát triển dự án, và sẽ phải trả lại cho Chính phủ nếu dự án không đạt được tiến độ như đã cam kết.

Xin cảm ơn ông!

Cường Ngô (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Công ty dầu khí Nga muốn mở rộng hợp tác điện gió ngoài khơi Việt Nam

Thanh Hà |

Công ty Zarubezhneft của Nga mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam sang các lĩnh vực khác, trong đó có phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam.

Vụ đòi bồi thường 167 tỉ đồng do sự cố điện gió ở Bạc Liêu vẫn chưa ngã ngũ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tại buổi UBND tỉnh Bạc Liêu cung cấp thông tin báo chí quý 1 được tổ chức chiều ngày 3.4, ông Mã Thanh Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoà Bình - cho biết, vẫn chưa có phương án giải quyết vụ khiếu nại đòi bồi thường trên 167 tỉ đồng do cá nuôi bị chết được cho là ảnh hưởng sự cố điện gió.

Nhà đầu tư điện gió ở Quảng Trị gặp khó vì giá đền bù bị đẩy cao

HƯNG THƠ |

Trong 10 dự án điện gió đang triển khai tại tỉnh Quảng Trị, phần lớn đều gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, vì người dân trong vùng dự án đề nghị giá đền bù cao.

Nhiều sai phạm tại dự án hai bên bờ sông Đơ ở thành phố Sầm Sơn

Xuân Hùng |

Kết luận của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa nêu rõ nhiều sai phạm tại dự án Khu đô thị sinh thái dọc hai bờ sông Đơ (TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Theo đó, cần thiết phải truy thu gần 100 tỉ đồng và xem xét trách nhiệm nguyên Giám đốc Sở Tai nguyên và Môi trường (TNMT) và nhiều cán bộ liên quan.

Cần Thơ sẽ sửa quy chế “gửi câu hỏi trước 3 ngày họp báo”

PHONG LINH |

Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) TP Cần Thơ cho biết, sẽ tham mưu UBND thành phố ban hành lại Quy chế tổ chức họp báo, trong đó sẽ sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp.

Giá vàng hôm nay 19.4: Đột ngột tăng sốc, vàng nhẫn tăng tới 800.000 đồng

KHƯƠNG DUY |

Giá vàng hôm nay 19.4: Tính đến 9h giá vàng tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới. Trong khi giá vàng miếng SJC biến động khá ít, thì vàng nhẫn tròn trơn đang được nhiều đơn vị kinh doanh điều chỉnh tăng mạnh, quanh ngưỡng 700.000-800.000 đồng/lượng.

Iran thông tin về các cơ sở hạt nhân sau cuộc tấn công của Israel

Ngọc Vân |

Phòng không Iran được kích hoạt, không có mối đe dọa nào được báo cáo trên toàn quốc sau các cuộc tấn công ngày 19.4 của Israel, kể cả các cơ sở hạt nhân.

Thu hồi, xử lý lại 474 sổ đỏ của dự án Tập đoàn FLC tại Kon Tum

THANH TUẤN |

Kon Tum - Khu đất của Tập đoàn FLC rộng hàng nghìn m2 nằm ở vị trí quan trọng, đắc địa của thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum hiện bỏ hoang, cỏ dại um tùm. Những căn nhà biệt thự, thương mại từng được quảng cáo rầm rộ để hấp dẫn nhà đầu tư thì nay hư hỏng, xuống cấp …

Công ty dầu khí Nga muốn mở rộng hợp tác điện gió ngoài khơi Việt Nam

Thanh Hà |

Công ty Zarubezhneft của Nga mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam sang các lĩnh vực khác, trong đó có phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam.

Vụ đòi bồi thường 167 tỉ đồng do sự cố điện gió ở Bạc Liêu vẫn chưa ngã ngũ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tại buổi UBND tỉnh Bạc Liêu cung cấp thông tin báo chí quý 1 được tổ chức chiều ngày 3.4, ông Mã Thanh Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoà Bình - cho biết, vẫn chưa có phương án giải quyết vụ khiếu nại đòi bồi thường trên 167 tỉ đồng do cá nuôi bị chết được cho là ảnh hưởng sự cố điện gió.

Nhà đầu tư điện gió ở Quảng Trị gặp khó vì giá đền bù bị đẩy cao

HƯNG THƠ |

Trong 10 dự án điện gió đang triển khai tại tỉnh Quảng Trị, phần lớn đều gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, vì người dân trong vùng dự án đề nghị giá đền bù cao.