Tháng chạp - Về quê

Nguyễn Đông Nhật |

Về quê vào dịp cuối năm? Là, lặp lại điều mà người đi trước đã làm, từ lâu lắm. Để nhớ.
Núi Thiêng

Trở lại Tà Cú, ngọn núi thiêng ở huyện Hàm Thuận Nam, được xếp hạng tài sản thiên nhiên quý hiếm. Lượng du khách đến đây nhiều hơn từ mươi năm nay, vì lên núi chỉ mất khỏang hơn 10 phút, nhờ đường cáp dài 1600m lên đến độ cao 500m.

Có lẽ không nên lặp lại dài dòng về bức tượng Phật nhập Niết bàn dài 49m, cao 12m, xây dựng từ những năm 60 và những câu chuyện về ngọn núi thiêng. Nhìn số đông du khách lặng lẽ, trong số họ, có người có niềm tin tôn giáo, có người không, nhưng tâm trạng chung vẫn là lòng kính ngưỡng trước sự vĩ đại của một con người đã tìm thấy được con đường đưa đến hạnh phúc cho nhân lọai. Con đường ấy là sự vượt thắng những tăm tối của chính bản thân, là sự khảo sát tuyệt đối nhất và triệt để nhất những trạng thái vi tế của tâm thức.

Gần chân tượng đấng Thế Tôn, là hang tổ. Tổ thuộc dòng Lâm Tế. Năm 1880, Hoàng Thái hậu Từ Dũ lâm trọng bệnh. Tổ Hữu Đức được chiếu vua vời nhập cung nhưng do đã phát nguyện không rời khỏi núi, Tổ cho thảo dược và các mật chú. Vậy mà Hoàng Thái hậu hồi phục. Vua Tự Đức kính ngưỡng và sắc phong 4 chữ "Linh Sơn Trường Thọ", còn đến ngày nay.

Vào hang Tổ, mới sinh lòng e sợ trước nỗ lực tu tìm của người xưa. Miệng hang hẹp, chỉ một người chui lọt. Lòng hang vài mét vuông, phần bằng phẳng vừa đủ cho một người nằm... Lòng từ của Tổ thu phục được cả chúa sơm lâm. Khi người viên tịch, Bạch Hổ về chầu rồi cũng hóa theo.

Đêm Tà Cú lơ mơ không có thực, với những bóng vô hình bay lướt trong bóng tối. Và trong cơn mơ, tôi thì thầm gửi lại lời chào: Cám ơn Tà Cú, nơi thanh sạch ít oi còn lại giữa những ngày này.

Đôi nét phế hưng

"Vì mảnh đất thiêng mà tả cảnh / Đài kia muôn thuở thấy uy nghi". Cụ Phó bảng Nguyễn Đình Hiến, một trong Tứ hổ của Quảng Nam, hơn một thế kỷ trước đã viết như thế về Ninh Thuận. Theo Đại Việt sử ký tòan thư, năm Nhâm Thân (1693), sau khi dẹp được nữ vương cuối cùng của Chiêm Thành là Bà Tranh (Po - Thơt), Hiển tông Hiếu Minh hòang đế Nguyễn Phúc Chu mở rộng bờ cõi về nam, đổi tên "Nước Chiêm Thành ra Trấn Thuận Thành": Ninh Thuận ngày nay.

Hoàng hôn biển
Hoàng hôn biển
Người Chăm ở Ninh Thuận có nghề dệt thổ cẩm độc đáo. Thổ cẩm Mỹ Nghiệp được dệt trên hai loại khung: khung dệt Indonesia (Danưng akhan aban) và khung dệt bản địa Jihdalah. Hoa văn được cách điệu, mô tả những động thực vật trong đời sống xã hội và đời sống tinh thần của người Chăm gồm những đường nét hình học. Là mặt hàng độc đáo trong nhiều "mốt" thời trang, nhưng thu nhập của người làm ra thổ cẩm vẫn còn rất thấp.

Đến Ninh Thuận, hầu như ai cũng viếng tháp Chăm. Cách Phan Rang khỏang 6km về phía tây là cụm ba ngọn tháp nằm trên Đồi Trầu, xây dựng từ thế kỷ thứ XIII. Tháp chính thờ vua Pô Klông Gỉrai cao 20,5m. Bên trên cửa ra vào tháp ở hướng đông, có khắc chữ Chăm cổ và phù điêu thần Siva 6 tay đang múa. Bên trong, là một Yoni dài khỏang 1,5m, nằm dưới một Linga tròn có chạm chân dung nhà vua.

Vua Pô Klông Girai có công canh tân xứ sở: xây dựng hệ thống dẫn nước vào đất đồng khô hạn ở Phan Rang. Đập nước Nha Trinh trên sông Cái ngày nay chính là sự kế thừa của công trình ngày trước. Ngày 1.7 theo lịch Chăm (tháng 10 dương lịch) là ngày lễ hội lớn nhất của người Chăm: lễ hội Kate' với hàng ngàn người tham dự. Nhưng khi tôi đứng dưới chân tháp, chỉ có ngọn gió se sắt từ biển thổi vào. Để nghe thấm tận nỗi phế hưng của lịch sử...

Nhớ thương về gần!

Cách Qui Nhơn 40km là Bảo tàng Quang Trung. Nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - được xây dựng trên ngôi từ đường thờ thân sinh của ba vị là ông bà Hồ Phi Phúc - Nguyễn Thị Đồng.

Cái giếng nước đá ong có từ thuở sinh thời của ba vị vẫn ngọt lành. Tôi rửa mặt, bằng chiếc gáo dừa đã mất tăm giữa đời sống thị thành. Và chợt hiểu, vì sao những người nông dân đã đổ máu để giữ gìn vị nước ngọt xanh của sự sống. Và, để biết, Thời Gian không hề mất trong tiếng trống trận giòn giã của môn nhạc-võ Tây Sơn.

Tất cả vẫn được đất và người nơi đây gìn giữ. Tất cả những điều nhìn thấy và không nhìn thấy được bằng đôi mắt bình thường của con người, đã hóa thành ánh sáng của màu cờ đào trên sắc áo vải thô, như ánh lửa vô hình tiếp truyền qua bao thế hệ...

Làm sao trái tim không thắt lại, khi vượt qua Dốc Sỏi, vào địa phận Quảng Nam. Quê hương ư? Lẽ nào lại có thể nói về nơi đã sinh ra mình chỉ trong một bài viết ngắn? Thì thôi, xin mượn câu thơ của P.Neruda để bày tỏ rằng: Có thể nói về quê hương không có tôi trong đó, nhưng không thể nói về mình mà thiếu Quảng Nam... Một làng quê Việt, với tiếng thông reo gió, những chiếc thuyền dập dềnh trên sóng, cánh cò chao nghiêng điểm trắng nền lúa xanh... Làng quê ấy đang đợi chờ một sự lưu - giữ - mà - không - đói - nghèo.

Một thành phố biển hiện đại mà không phá vỡ thiên nhiên? Lưu giữ thế nào để những câu - hỏi - sẽ - được - trả - lời. Phải làm gì trước việc thanh niên đang quên dần những nét đẹp xưa? Và biết bao điều khác nữa...

Dừng chân giữa con đường xuyên Việt. Để nghe câu hát : "Bớ anh đi đường cái quan...". Bên kia Hải Vân sơn là một thời kỳ khác của lịch sử. Từ mảnh - đất - rộng của tiền nhân mở về phương nam mà năm 1471 đã mang tên Quảng Nam, tưởng nghe vọng lại tiếng gươm khua một thời đi mở cõi. Máu và mồ hôi. Những đớn đau - những rực rỡ. . .

Dừng lại. Để sẽ còn đi tiếp. Đi, không phải như một "phong trần khách" để về cõi quê cuối cùng. Mà, đi với bước chân của những ai muốn Làm Người, trong nhịp buồn - vui chung. Như bao người khác.

Nguyễn Đông Nhật
TIN LIÊN QUAN

Sắc hoa đang tràn ngập phố phường

Văn Định |

Những ngày giáp Tết tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), dòng người đổ đến chợ hoa Xuân để chọn mua những chậu hoa đẹp nhất trang trí trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.

Đà Nẵng bắt đầu ngập tràn sắc xuân

N. TRÂM – N. KƯƠNG |

Hoa tết, cây cảnh khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đang đổ về Đà Nẵng. Dọc tuyến đường 2/9, CMT8, Nguyễn Hữu Thọ… quất, mai, cúc, đào lại nhộn nhịp, thu hút người đến ngắm và mua.

Mê mẩn "vườn hoa Tết Đà Lạt" giữa thành phố Tuy Hòa

Văn Định |

Được mệnh danh là "xứ sở ngàn hoa Đà Lạt" giữa lòng thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), vườn hoa của ông 5 Đồng (khu phố Phước Hậu 3, phường 9) đang thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chụp ảnh nhân dịp Tết đến xuân về.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Sắc hoa đang tràn ngập phố phường

Văn Định |

Những ngày giáp Tết tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), dòng người đổ đến chợ hoa Xuân để chọn mua những chậu hoa đẹp nhất trang trí trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.

Đà Nẵng bắt đầu ngập tràn sắc xuân

N. TRÂM – N. KƯƠNG |

Hoa tết, cây cảnh khắp ba miền Bắc, Trung, Nam đang đổ về Đà Nẵng. Dọc tuyến đường 2/9, CMT8, Nguyễn Hữu Thọ… quất, mai, cúc, đào lại nhộn nhịp, thu hút người đến ngắm và mua.

Mê mẩn "vườn hoa Tết Đà Lạt" giữa thành phố Tuy Hòa

Văn Định |

Được mệnh danh là "xứ sở ngàn hoa Đà Lạt" giữa lòng thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), vườn hoa của ông 5 Đồng (khu phố Phước Hậu 3, phường 9) đang thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chụp ảnh nhân dịp Tết đến xuân về.