TPHCM đánh thức tiềm năng giao thông thủy

H.Trân - M.Quân |

TPHCM có tiềm năng rất lớn về hệ thống giao thông đường thủy, với tổng chiều dài sông, rạch có thể khai thác vận tải lên đến khoảng 1.000km, song lợi thế này dường như bị lãng quên trong suốt một thời gian khá dài. Trước sự quá tải ngày càng trầm trọng của hệ thống giao thông đường bộ, TPHCM đang bắt đầu đánh thức tiềm năng giao thông thủy, mà trước mắt sẽ đầu tư mở 4 tuyến buýt đường sông kết nối các khu vực trên địa bàn thành phố.

Tiềm năng lớn chưa được khai thác

TPHCM với hệ thống sông, rạch phong phú, có sẵn nhiều luồng tuyến kết nối rộng khắp đến với các quận – huyện trên địa bàn thành phố, cũng như kết nối TPHCM với các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ. Lâu nay, việc vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường thủy cũng được thành phố khai thác, song nói như chuyên gia giao thông Phạm Sanh thì thành phố vẫn chưa đầu tư, khai thác tương xứng với tiềm năng giao thông thủy hiện có. “Hiện nay, ai cũng thấy trong vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông, nhất là các hướng từ TPHCM đi Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Trong khi đó, hệ thống giao thông thủy với lợi thế của các tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai và những sông, rạch lớn khác kết nối TPHCM với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai có tiềm năng lớn nhưng chỉ mới khai thác được một phần” – chuyên gia Phạm Sanh nói.

Không chỉ vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trong nội đô thành phố bằng đường thủy lâu nay cũng chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng hạn như, thành phố có tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, sau khi cải tạo, nạo vét thì luồng tuyến thật sự đã thông thoáng, kết nối thuận lợi khu vực trung tâm với một số quận – huyện vùng ven. Tuy nhiên nhiều năm nay, việc khai thác vận chuyển hành khách công cộng trên những tuyến giao thông thủy này gần như khá yên ắng, trong khi đó trên đường bộ thì quá tải kinh khủng, thường xuyên xảy ra nạn kẹt xe, gây bức xúc cho người dân. Tương tự, hướng tuyến giao thông thủy khác như: kênh Đôi – Kênh Tẻ, sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, kênh Thanh Đa…luồng tuyến thông thoáng, kết nối với các địa phương có nhu cầu đi lại cao cũng bị lãng quên suốt nhiều năm qua. “Với lợi thế giao thông thủy hiện nay, các cơ quan quản lý chỉ cần khảo sát, kêu gọi đầu tư các cảng, bến lên xuống hàng hóa, hành khách thuận tiện thì tôi tin rằng, thành phố sẽ sớm hình thành được nhiều tuyến vận tải hàng hóa, hành khách, góp phần giải tỏa áp lực giao thông đường bộ đang quá tải hiện nay” – giám đốc một Cty tư vấn xây dựng giao thông cho biết.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ phải sang) cùng Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa (ngoài cùng bên phải) trao đổi với nhà đầu tư khai thác tuyến xe buýt sông Ảnh: MINH QUÂN

 

Sắp có tuyến buýt đường sông đầu tiên

Sau nhiều năm nâng lên đặt xuống, mới đây UBND TPHCM đã chấp thuận đầu tư mở 4 tuyến buýt đường sông, trong đó tuyến đầu tiên sẽ đưa vào khai thác từ giữa năm 2017. Theo Sở GTVT TPHCM, các đơn vị chức năng cũng đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng, hoàn thiện bến bãi. Cụ thể, tuyến số 1 đi từ bến Bạch Đằng (Q.1) đến Linh Đông (Q. Thủ Đức) dài khoảng 10,8 km với 7 trạm dừng sẽ được khai thác từ 6.2017. Trong 2 năm đầu, giá vé 15.000
đồng/người/lượt và sau đó điều chỉnh dựa vào tình hình thị trường. Ông Nguyễn Kim Toản - GĐ Công ty TNHH Thường Nhật (chủ đầu tư dự án) cho biết, trước mắt sẽ có hai tàu loại 80 chỗ đưa vào khai thác ở tuyến số 1. “Thời gian di chuyển từ đầu đến cuối tuyến khoảng 30 phút. Tuyến buýt sông sẽ kết nối với đường bộ để góp phần giảm tải cho đường bộ, do đó trên tuyến sẽ có các bến lên xuống khách, bãi giữ xe đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hiện công ty đang triển khai các hạng mục của dự án và sẽ khai thác đúng kế hoạch” - ông Nguyễn Kim Toản nói.

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đánh giá việc đưa các tuyến buýt sông đi vào hoạt động sẽ góp phần kéo giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn. “Các đơn vị liên quan rà soát lại những tiêu chí, điều kiện để đảm bảo đưa vào khai thác đúng kế hoạch. Vấn đề an toàn cho hành khách là tiêu chí số một” - ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

 

Giảm áp lực cho đường bộ và kết hợp phát triển du lịch

Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, việc mở các tuyến buýt đường sông là cần thiết để đa dạng hóa loại hình đi lại. Đặc biệt, với việc có nhiều sông, kênh, rạch về lâu dài thành phố cần tận dụng lợi thế tự nhiên này để phát triển buýt đường sông. Loại hình này thực hiện ít tốn kém, thời gian thực hiện nhanh, giảm ô nhiễm môi trường… “Thành phố cần đưa ra mục tiêu chính cho buýt đường sông là giảm ùn tắc cho đường bộ, đồng thời kết hợp phục vụ phát triển du lịch. Thành phố cũng cần mở thêm nhiều tuyến cự ly xa hơn từ trung tâm đi Củ Chi, Cần Giờ….” – một chuyên gia đề xuất.

Theo Sở GTVT TPHCM, việc đầu tư các tuyến buýt đường sông được xác định ngoài việc sẽ góp phần giảm tải giao thông đường bộ, còn tăng khả năng phát triển du lịch đường sông. Bởi các tuyến buýt đường sông đã được khảo sát về nhu cầu đi lại, do vậy hy vọng khi đưa vào hoạt động sẽ thu hút đông người dân, học sinh, sinh viên từ các khu vực dân cư dọc các tuyến kênh, rạch mà tàu buýt đi qua. Mặt khác, các tuyến này cũng kỳ vọng sẽ thu hút lượng lớn khách du lịch quốc tế muốn khám phá thành phố trên phương tiện tàu thủy. Đại diện một công ty du lịch tại TPHCM đánh giá: “Hiện nay, TPHCM đã xây dựng các công trình đô thị nằm ven bờ sông Sài Gòn đẹp và hiện đại không thua gì các nước trong khu vực, nhất là về đêm. Hiện tại, thành phố mới chỉ có tuyến du thuyền cho hạng “thương gia” và chỉ chạy một đoạn ngắn trên sông Sài Gòn cho nên chưa khám phá hết nét đẹp của thành phố. Sắp tới có thêm nhiều tuyến buýt sông đưa vào khai thác, chúng tôi sẽ kết hợp đưa du khách đi những tuyến này để khám phá thành phố”.

Theo ông Bùi Xuân Cường – GĐ Sở GTVT TPHCM - mục tiêu quan trọng mà TP đang hướng tới là tập trung phát triển hệ thống giao thông thủy. Ngoài các tuyến buýt đường sông, Sở GTVT TP cũng đang tập trung các dự án nạo vét, khai thông các luồng đường thủy, đặc biệt là tại đoạn qua quận 9 để gắn kết sông Sài Gòn với sông Đồng Nai. 

H.Trân - M.Quân
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Hơn 75% vụ tai nạn giao thông ở là do xe xe gắn máy gây ra

MINH QUÂN |

Theo thống kê của Ban ATGT TPHCM, 75,5% số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm là do người điều khiển môtô, xe máy gây ra.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

TPHCM: Hơn 75% vụ tai nạn giao thông ở là do xe xe gắn máy gây ra

MINH QUÂN |

Theo thống kê của Ban ATGT TPHCM, 75,5% số vụ tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm là do người điều khiển môtô, xe máy gây ra.