Thêm tượng Bà Chúa Xứ sẽ mài mòn tín ngưỡng dân gian

Thế Lâm |

Tín ngưỡng tâm linh trong dân gian thường gắn với một sự tích, truyền thuyết hay câu chuyện… Tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam cũng gắn với một truyền thuyết. Và câu chuyện ấy, có một không hai.

Vậy tại sao lại phải có đến hai tượng Bà Chúa Xứ, hay nói cách khác là vì sao lại phải xây tượng Bà Chúa Xứ thứ hai?

Tín ngưỡng tâm linh của dân gian thường đã đặt ở một nơi nào đó, thì chỉ nơi đó, cho dù ngày thường hay ngày lễ, tháng đầu năm hay tháng tết, người dân cũng chỉ hành hương về địa chỉ đó. Bởi đó không chỉ có bức tượng, mà còn gắn với một địa điểm, từ xa xưa người dân tự phát dựng nên chính từ tín ngưỡng tâm linh trong lòng mình.

Điều đó hoàn toàn khác với việc dựng tượng Bà Chúa Xứ thứ hai trong khuôn khổ một dự án xây dựng cáp treo có kế hoạch, tính toán trên cơ sở kinh doanh chứ không xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của đa số người dân.

Bởi ngay về thủ tục lấy ý kiến người dân cũng đã bị bỏ qua. Qui hoạch chi tiết 1/500 dự án khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ núi Sam đã không có hạng mục xây dựng tượng Bà thứ hai trên núi Sam. Theo chính quyền địa phương, chủ đầu tư đã tự tiện làm việc này. Thế nhưng cũng lại chính cơ quan quản lí văn hóa, du lịch tại địa phương đã đề nghị Bộ VH-TT&DL chấp thuận cho xây dựng.

Dân gian có cách nói đại ý rằng “quá nhiều thần thì bớt thiêng”. Việc xây dựng tượng Bà Chúa Xứ thứ hai, rồi biết đâu thêm tượng thứ ba, thứ tư… trong tương lai, sẽ mài mòn tín ngưỡng tâm linh trong dân gian trong khi đó thực sự là một loại niềm tin trong trẻo, hướng thiện; một nét văn hóa rất riêng của vùng núi Sam mà không lẫn với những khu vực khác và lễ hội khác.

Tượng Bà Chúa Xứ thứ hai đang dang dở vì bị tạm đình chỉ xây dựng chính là sự báo động về tình trạng kinh doanh trên tín ngưỡng tâm linh của người dân. Tình trạng này đang có xu hướng lạm phát, bị “nhân bản” ở nhiều nơi bất chấp nguyên bản, nguồn gốc của sự tích hay truyền thuyết thường phải gắn với các yếu tố địa, linh, nhân, kiệt.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Từ tháp Chăm đến chùa làng

Nguyễn Hữu Thông & Nhóm nghiên cứu trẻ |

Chùa làng là một dấu ấn lớn trong văn hóa dân tộc Việt, là nét đẹp của sự gắn kết Phật giáo và dân tộc, biểu hiện sự hòa quyện giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Đặc điểm độc đáo hơn, chùa làng ở miền Trung có mối liên hệ thú vị với những đền tháp Chăm qua việc tiếp nhận và chuyển hóa những tượng thần Hindu giáo hay đức tín Quan Thế Âm...

Ai cứu ngôi đình cổ nhất Nam Bộ đang xuống cấp nghiêm trọng?

Trường Sơn |

Có tuổi đời 319 năm, đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1698 để thờ 2 vị Thần là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương – là hai vị Hoàng tử - con vua Lý Thái Tổ (thế kỷ XI) và các vị Thần khác theo tín ngưỡng dân gian. Trải qua bao bể dâu thăng trầm thời cuộc, ngôi đình được nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1998 khi đình được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự thay đổi thất thường của khí hậu và sự bào mòn của thời gian, hiện nay nhiều công trình trong đình đang xuống cấp nghiêm trọng.

“Chặn” biến tướng hầu đồng

MAI CHÂU - BÍCH HÀ |

Ngày 2.4, Việt Nam chính thức đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào khi một tín ngưỡng dân gian của người Việt trở thành di sản thế giới. Nhưng hiếm có di sản nào, sau khi được công nhận lại khiến các nhà nghiên cứu và quản lý đau đầu, vì nỗi lo di sản bị biến tướng, thương mại hóa như “Tín ngưỡng thờ Mẫu”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Từ tháp Chăm đến chùa làng

Nguyễn Hữu Thông & Nhóm nghiên cứu trẻ |

Chùa làng là một dấu ấn lớn trong văn hóa dân tộc Việt, là nét đẹp của sự gắn kết Phật giáo và dân tộc, biểu hiện sự hòa quyện giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Đặc điểm độc đáo hơn, chùa làng ở miền Trung có mối liên hệ thú vị với những đền tháp Chăm qua việc tiếp nhận và chuyển hóa những tượng thần Hindu giáo hay đức tín Quan Thế Âm...

Ai cứu ngôi đình cổ nhất Nam Bộ đang xuống cấp nghiêm trọng?

Trường Sơn |

Có tuổi đời 319 năm, đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1698 để thờ 2 vị Thần là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương – là hai vị Hoàng tử - con vua Lý Thái Tổ (thế kỷ XI) và các vị Thần khác theo tín ngưỡng dân gian. Trải qua bao bể dâu thăng trầm thời cuộc, ngôi đình được nhiều lần trùng tu. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1998 khi đình được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa nhanh, sự thay đổi thất thường của khí hậu và sự bào mòn của thời gian, hiện nay nhiều công trình trong đình đang xuống cấp nghiêm trọng.

“Chặn” biến tướng hầu đồng

MAI CHÂU - BÍCH HÀ |

Ngày 2.4, Việt Nam chính thức đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm tự hào khi một tín ngưỡng dân gian của người Việt trở thành di sản thế giới. Nhưng hiếm có di sản nào, sau khi được công nhận lại khiến các nhà nghiên cứu và quản lý đau đầu, vì nỗi lo di sản bị biến tướng, thương mại hóa như “Tín ngưỡng thờ Mẫu”.