Ngư dân Indonesia dùng trí tuệ nhân tạo để tìm nơi đánh cá

Anh Vũ |

Ngư dân Indonesia đang tận dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để cải thiện sản lượng đánh bắt của mình.

Từ xa xưa, ngư dân Indonesia đã phải dựa vào kinh nghiệm và trực giác của mình để tìm nơi có nhiều cá. Tuy nhiên, họ không bao giờ có thể đoán chắc được sản lượng đánh bắt mỗi ngày.

Tất cả đã thay đổi hai năm trước khi các quan chức từ Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia (BRIN) giới thiệu một ứng dụng di động dựa trên AI, được thiết kế để giúp loại bỏ tính không chắc chắn trong việc đánh bắt cá.

Ứng dụng này, có tên là NN Marlin, sử dụng công nghệ học máy để xử lý dữ liệu vệ tinh và cảm biến từ xa, từ đó xác định được các ngư trường có trữ lượng cá lớn dựa trên nhiệt độ bề mặt biển và mức độ diệp lục.

Trong khi các quốc gia giàu có khác dựa vào các công ty khởi nghiệp và công ty công nghệ lớn để dẫn dắt sự phát triển AI, BRIN đã hợp tác với các tổ chức công nghệ và nghiên cứu trong và ngoài nước để phát triển các ứng dụng AI phù hợp với nhu cầu cụ thể của Indonesia.

Đến nay, BRIN đã phát triển các ứng dụng AI để nghiên cứu biến đổi khí hậu, dự đoán cháy rừng, giám sát nạn phá rừng ngập mặn và cải thiện công tác quản lý thiên tai. Mặc dù mức đầu tư và việc áp dụng AI ở Indonesia vẫn chậm hơn so với các nước láng giềng như Malaysia và Singapore, BRIN đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách này.

Ngoài ra, BRIN còn giúp tăng cường năng lực nghiên cứu và đổi mới quốc gia bằng cách đảm bảo rằng sự phát triển AI có sự tham gia của các nhà khoa học và nhà nghiên cứu địa phương, từ đó duy trì lợi ích quốc gia.

Theo một nghiên cứu của công ty tư vấn Kearney, AI có thể đóng góp gần 1 nghìn tỉ đô la vào GDP của Đông Nam Á vào năm 2030 và thúc đẩy GDP của Indonesia tăng khoảng 12%.

AI được xem là chìa khóa để Indonesia đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 và đạt được “tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững hơn”, Teguh Prayogo - một nhà nghiên cứu tại BRIN - chia sẻ.

Ngoài việc hỗ trợ ngư dân, NN Marlin còn được sử dụng để phát hiện hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp và theo dõi các tàu cá nước ngoài.

Indonesia, quốc gia có quần đảo lớn nhất thế giới, mất ít nhất 3 tỉ đô la mỗi năm do các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, theo ước tính của các cơ quan chức năng. Teguh cho biết, BRIN đang tìm ra cách sử dụng AI để phát hiện các hoạt động bất hợp pháp và đáng ngờ một cách hiệu quả hơn.

BRIN cũng ứng dụng máy học để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật. Gần đây, cảnh sát Bắc Sumatra đã sử dụng công nghệ cảm biến từ xa trong một ứng dụng do BRIN phát triển để xác định vị trí các cánh đồng cần sa bất hợp pháp. Công nghệ này có thể phân biệt cây cần sa ngay cả khi nó ở giữa rừng thông qua chất lượng ánh sáng phản chiếu từ lá cây.

Anh Vũ
TIN LIÊN QUAN

OpenAI phát triển công cụ phát hiện nội dung làm bởi ChatGPT

THU UYÊN (Theo android authority) |

OpenAI đã phát triển công cụ phát hiện nội dung viết bởi ChatGPT, độ hiệu quả được cho lên tới 99,9%. Dù vậy, công cụ này hiện đang vấp phải nhiều tranh cãi.

Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI sẽ được tổ chức tại Việt Nam

Anh Vũ |

Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Tạo Sinh 2024 (GenAI Summit 2024) với chủ đề "Chân Trời Mới" diễn ra vào ngày 18.8.2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Giả mạo công cụ chỉnh sửa ảnh AI để lừa đảo

THU UYÊN (Theo mashable) |

Các công cụ chỉnh sửa ảnh bằng AI đang rất thịnh hành hiện nay. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng cho các hacker và kẻ lừa đảo.

“Cải cách đột phá” của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng

KHÁNH AN |

Đề cập đến nguồn thu báo chí cũng như tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí trước các nền tảng xuyên biên giới, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến yêu cầu cần có cải cách đột phá về cơ chế cho báo chí, mà theo đó có thể chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa như đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chờ thêm "bệ phóng" cho chuyển đổi xanh

Hải Danh |

Dù được Chính phủ quan tâm nhưng các doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường và các chính sách để phát triển chuyển đổi xanh.

Nửa tháng sau mưa lớn, gần 40 hộ dân vẫn ngập tận nóc nhà

Khánh Linh - Hoàng Anh |

Đã nửa tháng qua đi sau trận lũ lịch sử, 40 hộ dân tại bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, TP Sơn La vẫn chìm trong biển nước, ngập cao đến tận nóc nhà.

Dỡ vòng xoay xảy ra lật xe và 2 vòng xoay khác ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Trước nhiều vụ lật xe chở hàng khi qua vòng xoay, Bình Dương lên phương án thay thế vòng xoay bằng đèn tín hiệu.

Loạt dự án điện mặt trời Trung Nam lọt tầm ngắm Bộ Công an

Cường Ngô |

32 dự án nhà máy điện gió, điện mặt trời bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu cung cấp tài liệu, trong đó có các dự án của Trung Nam.

OpenAI phát triển công cụ phát hiện nội dung làm bởi ChatGPT

THU UYÊN (Theo android authority) |

OpenAI đã phát triển công cụ phát hiện nội dung viết bởi ChatGPT, độ hiệu quả được cho lên tới 99,9%. Dù vậy, công cụ này hiện đang vấp phải nhiều tranh cãi.

Hội nghị trí tuệ nhân tạo GenAI sẽ được tổ chức tại Việt Nam

Anh Vũ |

Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo Tạo Sinh 2024 (GenAI Summit 2024) với chủ đề "Chân Trời Mới" diễn ra vào ngày 18.8.2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Giả mạo công cụ chỉnh sửa ảnh AI để lừa đảo

THU UYÊN (Theo mashable) |

Các công cụ chỉnh sửa ảnh bằng AI đang rất thịnh hành hiện nay. Điều này khiến chúng trở thành mục tiêu lý tưởng cho các hacker và kẻ lừa đảo.